Về hoàn thiện chứng từ

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – KIM BÀI (Trang 102)

- Việc luân chuyển chứng từ và cung cấp các thông tin về hàng hóa, chi phí từ kho lên phòng kế toán còn chậm làm cho việc phản ánh các thông tin kế toán đôi khi chưa được kịp thời. Để khắc phục tình trạng này, công ty có thể đưa ra một số giải pháp nhất định để đảm bảo việc luân chuyển chứng từ được nhanh chóng hơn: yêu cầu các cán bộ quản lý cần thường xuyên chú ý đôn đốc việc luân chuyển chứng từ để đảm bảo kịp thời phản ánh các số liệu kế toán, cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị và các đối tượng cần thông tin khác, tăng tần suất luân chuyển chứng từ từ các kho lên phòng kế toán 3 lần một tuần…để số liệu kế toán được cập nhật kịp thời và thường xuyên.

- Việc luân chuyển chứng từ một cách thường xuyên như trên sẽ giúp cho công tác hạch toán kế toán được thực hiện chính xác, kịp thời hơn, các số liệu kế toán kết quả kinh doanh cũng được phản ánh chính xác hơn, đáng tin cậy hơn.

3.2.2. Hoàn thiện việc tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Bia Hà Nội- Kim Bài

- Để có thể hoàn thiện bộ máy kế toán hoàn thiện hơn nữa cho nên công ty cần phải cải thiện bộ máy kế toán. Để bộ máy kế toán của công ty hoạt động ngày càng hiệu quả, công ty cần chú trọng hơn nữa đến việc đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên vì nhân tố quyết định nhất trong mọi hoạt động vẫn là con người.

Ta thấy thực tế nhân sự phòng kế toán còn ít, chính vì vậy công ty cần xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với cơ cấu quản lý công ty, xác định số lượng nhân viên kế toán dựa trên khối lượng công việc kế toán của công ty, các yêu cầu về trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán phù hợp với từng phân hành cụ thể để công tác hạch toán kế toán của công ty nhanh chóng, chính xác kịp thời và đầy đủ.

Trên cơ khối lượng tính chất nghiệp vụ cụ thể mà bố trí các nhân viên kế toán phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tránh để tình trạng kiêm nhiệm không đảm bảo nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau.

Công ty nên có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên trong toàn công ty, bồi dưỡng và bố trí nguồn nhân lực hợp lý, khoa học. Có phương thức quản lý hoạt động kinh doanh một cách khoa học, tạo mọi điều kiện cho bộ máy kế toán hoàn thành công việc.

Tham gia các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, thường xuyên trao dồi kinh nghiệm nhằm hạn chế những sai sót nếu có trong quá trình tổ chức công tác hạch toán. Để từ đó nâng cao trình độ nhân viên, giúp nhân viên hiểu rõ hơn về công ty, về các chính sách kế toán mới, góp phần vận dụng phù hợp các chính sách của Nhà nước vào công tác kế toán của công ty, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế.

Công ty không ngừng tăng cường những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với những nhân viên có thành tích trong công việc phát huy khả năng của họ với công ty.

3.2.3. Về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng phải xác định cho mình để mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Cho nên, công ty nên quảng bá thương hiệu về sản phẩm của mình để thu hút sự chú ý của các khách hàng đang có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mà công ty kinh doanh.

Công ty nên sử dụng các khoản giảm trừ doanh thu như tài khoản 521 để phản ánh những khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại để tiêu thụ hiệu quả hơn.

Khi áp dụng phương pháp này kế toán mở TK 5211: Chiết khấu thương mại, TK 5213: Giảm giá hàng bán để theo dõi.

- Phương pháp kế toán TK 5211 như sau:

Khi phản ánh số tiền chiết khấu thương mại cho khách hàng kế toán ghi nhận: Nợ TK 5211- Chiết khấu thương mại

Có TK 1111,1121,131-Số tiền trả lại

Công ty áp dụng hình thức chiết khấu thương mại đối với khách hàng mua với số lượng lớn.

+ Công ty có thể giảm giá theo tỉ lệ % nào đó nếu khách hàng thân quên mua với số lượng nhiều vào cuối tháng hoặc cuối quý để có ưu đãi phù hợp.

+ Công ty có thể đưa ra đưa ra một mức chiết khấu theo tỉ lệ % nào đó khi mà khách hàng nào mua với một mức sản lượng cụ thể lớn hơn hoặc đã được quy định trong một thời gian nhất định.

- Phương pháp kế toán TK 5213 như sau:

Theo hợp đồng mua bán và hóa đơn GTGT, kế toán ghi nhận doanh thu Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331- Thuế GTGT đầu ra

Đồng thời, kế toán ghi nhận khoản giảm hàng bán căn cứ vào biên bản xác nhận chất lượng hàng hóa

Nợ TK 5213- Doanh thu bán hàng Nợ TK 3331- Thuế GTGT đầu ra

Có TK 131, 1111,1121…

Công ty áp dụng hình thức giảm giá hàng bán khi các sản phẩm bán ra có một số sản phẩm bị lỗi không giống như mẫu mã mà khách hàng muốn trả lại thì công ty nên giảm giá cho khách hàng đó.

Cuối kỳ, kế toán kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu vào TK 511: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng

Có T5211- Chiết khấu thương mại Có TK 5213- Giảm giá hàng bán

Để có thể giữ chân khách hàng thân thiết và khuyến khích họ mua hàng với số lượng lớn công ty nên đưa ra chính sách bán chịu cho sách hàng đó. Để có thể thu hồi công nợ nhanh mà không bị chiếm dụng vốn thì công ty nên đưa ra các chính

sách chiết khâu thanh toán cho khách hàng. Khi có chính sách chiết khấu thanh toán sớm cho khách hàng, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 1111( 1121)-Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng) Nợ TK 635- Chi phí tài chính

Có TK 131- Phải thu của khách hàng

Công ty cần có quy định cụ thể trong việc thanh toán như áp dụng chặt chẽ thanh toán được quy định cụ thể trong hợp đồng, từ mềm mỏng tới cứng rắn để thu hồi công nợ. Các biện pháp phải đảm bảo hai nguyên tắc: lợi ích của của công ty không bị xâm phạm, đồng thời không bị mất khách hàng.

Công ty nên áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng thường xuyên có uy tín, thanh toán luôn đúng và trước hạn. Để giúp cho công ty thu hồi các khoản phải thu nhanh chóng, công ty cần coi trọng biện pháp sau đây:

- Phải mở các sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu khách hàng và thường xuyên đôn đốc để để thu hồi đúng hạn.

- Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng. Khi thực hiện chính sách bán chịu cho khách phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký hết.

- Có sự rằng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời gian thanh toán theo hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất tương ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng.

3.2.4. Hoàn thiện kế toán trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn diễn ra trong mối quan hệ phổ biến với hoạt động của các doanh nghiệp khác với các tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý Nhà nước. Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng phát sinh chủ yếu trong quá trình bán hàng hóa. Công ty thực hiện nhiều phương thức thanh toán khác nhau: thanh toán ngay bằng tiền mặt, thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng và thanh toán trả chậm nên dễ xảy ra tính trạng không thu được nợ do người mua không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn trong năm kế hoạch. Quán triệt nguyên tắc thận trọng đòi hỏi Tổng công ty phải lập dự phòng khi có

những bằng chứng tin cậy về các khoản phải thu khó đòi: mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, thiên tai…

Việc công ty không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi sẽ khiến khi tổn thất thực sự xảy ra, chi phí sẽ biến động mạnh, hơn nữa, công tác kế toán quản trị cũng rất khó khăn trong điều kiện không tính trước các rủi ro.

Việc lập dự phòng phải thu khó đòi là việc doanh nghiệp tính trước vào chi phí quản lý doanh nghiệp để khi có các khoản nợ khó đòi, không đòi được thì tình hình tài chính của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.

- Đối tượng và điệu kiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi:

+ Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ (các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu phải xử lý -như một khoản tổn thất).

+ Có đủ căn cứ xác định là nợ phải thu khó đòi:

I. Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

II. Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

Những khoản nợ quá hạn từ ba năm trở lên coi như nợ không có khả năng thu hồi.

- Phương pháp trích lập dự phòng:

+ Với các khoản nợ (I), mức trích lập dự phòng như sau:

o 30% giá trị đối với các khoản nợ quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. o 50% giá trị đối với các khoản nợ quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. o 70% giá trị đối với các khoản nợ quá hạn từ 1 năm đến dưới 3 năm.

Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập các báo cáo tài chính. Mức lập dự phòng đối với nợ khó đòi và việc xử lý xóa nợ khó đòi phải tuân thủ TK 229 – Dự phòng phải thu khó đòi

TK 229 - Hoàn nhập dự phòng vào cuối niên độ kế toán - Các khoản phải thu khó đòi đã xử lý.

- Trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào chi phí - Số dự phòng phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ.

- Cuối kỳ kế toán năm, căn cứ vào các khoản nợ phải thu xác định là không chắc chắn thì được, kế toán tính toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập

+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch dự phòng cần phải trích lập thêm:

Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 229 : Dự phòng phải thu khó đòi

+ Nếu dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì chênh lệch được hoàn nhập vào thu nhập khác:

Nợ TK 229 : Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được, được phép xóa nợ. Căn cứ vào quyết định xóa nợ phải thu khó đòi ghi:

Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa trích lập dự phòng) Có TK 131, 138

- Đối với các khoản thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó thu hồi được, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 Có TK 711

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ những vấn đề lý luận cơ bản và tình hình tổ chức công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Kim Bài. Cho nên, tổ chức kế toán kết quả kinh doanh chính xác, hợp lý, tập hợp đầy đủ doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định đúng lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp nói chung và từng bộ phận trong doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên dưới sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, nhưng công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Kim Bài đã đạt được những thành công ngày một doanh thu đi lên mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, có vốn đầu tư nhiều để có cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh ngày một đi lên.

Công tác kế toán đã góp phần đáng kể cho thành công đó. Đặc biết là kế toán kết quả kinh doanh, nó có vai trò quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Nếu hạch toán kết quả kinh doanh đúng đắn, chính xác là một trong những biện pháp tích cực và hiệu quả giúp cho các nhà quản lý đưa ra phương án kinh doanh trong tương một các hiệu quả hơn nữa.

Qua quá trình thực tập và làm khóa luận em đã tìm hiểu những lý luận cơ bản và thực tế tại Công ty từ đó em có đưa ra một số ý kiến. Nhưng do nhận thức và thời gian có hạn nên còn những thiếu sót. Em mong nhận được những đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú trong phòng kế toán của công ty để bài khóa luận của em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám đốc, cán bộ nhân viên trong công ty đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng kế toán cùng với sự tận tình giúp đỡ và chỉ bảo của thầy giáo TS. Nguyễn Thị Ngọc Thạch đã giúp đỡ em rất nhiều trong đợt thực tập để em hoàn thành bài khóa luận này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục các sách tham khảo

1. Giáo trình kế toán tài chính. Chủbiên GS.TS. Ngô Thế Chi, TS. TrươngThịThủy. Nhà xuất bản tài chính.

2. Giáo trình Nguyên lý kế toán Nhà xuất bản Tài chính, Học viện Tài chính.,

3. Giáo trình Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tàichính, Học viện Tài chính.

4. 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính, NXB Lao Động, 2011. 5. Chế độ kế toán doanh nghiệp, thông tư 200/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014.

6. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài Chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC

7. Luận văn thực tập các khóa trước.

Danh mục tài liệu công ty cung cấp

1. Các sổ kế toán, chứng từ liên quan. 2. Báo cáo tài chính năm 2019

Danh mục các tài liệu trên internet.

1. Website: http:// www.hvtc.edu.vn 2. Website: http:// www.Webketoan.com 3. Website: http:// www.ketoanthienung.vn

Họ và tên người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ngọc Thạch Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên Trần Thủy Ngân Khóa: 54 Lớp: CQ54/21.19

Đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài”

Nội dung nhận xét:

1.Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên

………

………

2.Về chất lượng và nội dung của luận văn tốt nghiệp ……… ……… ……… ……… ……… ……… Hà Nội, ngày…..tháng….năm 2020 Điểm: -Bằng số: Người nhận xét -Bằng chữ:

Họ và tên người phản biện:………..

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên Trần Thủy Ngân Khóa: 54 Lớp: CQ54/21.19 Đề tài: “ Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài ” Nội dung nhận xét: 1.Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên ………

………

2.Về chất lượng và nội dung của luận văn tốt nghiệp ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Hà Nội, ngày…..tháng….năm 2020 Điểm: -Bằng số: Người nhận xét -Bằng chữ:

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – KIM BÀI (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)