Hoàn thiện kếtoán trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – KIM BÀI (Trang 105 - 112)

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn diễn ra trong mối quan hệ phổ biến với hoạt động của các doanh nghiệp khác với các tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý Nhà nước. Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng phát sinh chủ yếu trong quá trình bán hàng hóa. Công ty thực hiện nhiều phương thức thanh toán khác nhau: thanh toán ngay bằng tiền mặt, thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng và thanh toán trả chậm nên dễ xảy ra tính trạng không thu được nợ do người mua không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn trong năm kế hoạch. Quán triệt nguyên tắc thận trọng đòi hỏi Tổng công ty phải lập dự phòng khi có

những bằng chứng tin cậy về các khoản phải thu khó đòi: mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, thiên tai…

Việc công ty không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi sẽ khiến khi tổn thất thực sự xảy ra, chi phí sẽ biến động mạnh, hơn nữa, công tác kế toán quản trị cũng rất khó khăn trong điều kiện không tính trước các rủi ro.

Việc lập dự phòng phải thu khó đòi là việc doanh nghiệp tính trước vào chi phí quản lý doanh nghiệp để khi có các khoản nợ khó đòi, không đòi được thì tình hình tài chính của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.

- Đối tượng và điệu kiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi:

+ Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ (các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu phải xử lý -như một khoản tổn thất).

+ Có đủ căn cứ xác định là nợ phải thu khó đòi:

I. Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

II. Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

Những khoản nợ quá hạn từ ba năm trở lên coi như nợ không có khả năng thu hồi.

- Phương pháp trích lập dự phòng:

+ Với các khoản nợ (I), mức trích lập dự phòng như sau:

o 30% giá trị đối với các khoản nợ quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. o 50% giá trị đối với các khoản nợ quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. o 70% giá trị đối với các khoản nợ quá hạn từ 1 năm đến dưới 3 năm.

Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập các báo cáo tài chính. Mức lập dự phòng đối với nợ khó đòi và việc xử lý xóa nợ khó đòi phải tuân thủ TK 229 – Dự phòng phải thu khó đòi

TK 229 - Hoàn nhập dự phòng vào cuối niên độ kế toán - Các khoản phải thu khó đòi đã xử lý.

- Trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào chi phí - Số dự phòng phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ.

- Cuối kỳ kế toán năm, căn cứ vào các khoản nợ phải thu xác định là không chắc chắn thì được, kế toán tính toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập

+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch dự phòng cần phải trích lập thêm:

Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 229 : Dự phòng phải thu khó đòi

+ Nếu dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì chênh lệch được hoàn nhập vào thu nhập khác:

Nợ TK 229 : Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được, được phép xóa nợ. Căn cứ vào quyết định xóa nợ phải thu khó đòi ghi:

Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa trích lập dự phòng) Có TK 131, 138

- Đối với các khoản thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó thu hồi được, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 Có TK 711

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ những vấn đề lý luận cơ bản và tình hình tổ chức công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Kim Bài. Cho nên, tổ chức kế toán kết quả kinh doanh chính xác, hợp lý, tập hợp đầy đủ doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định đúng lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp nói chung và từng bộ phận trong doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên dưới sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, nhưng công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Kim Bài đã đạt được những thành công ngày một doanh thu đi lên mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, có vốn đầu tư nhiều để có cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh ngày một đi lên.

Công tác kế toán đã góp phần đáng kể cho thành công đó. Đặc biết là kế toán kết quả kinh doanh, nó có vai trò quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Nếu hạch toán kết quả kinh doanh đúng đắn, chính xác là một trong những biện pháp tích cực và hiệu quả giúp cho các nhà quản lý đưa ra phương án kinh doanh trong tương một các hiệu quả hơn nữa.

Qua quá trình thực tập và làm khóa luận em đã tìm hiểu những lý luận cơ bản và thực tế tại Công ty từ đó em có đưa ra một số ý kiến. Nhưng do nhận thức và thời gian có hạn nên còn những thiếu sót. Em mong nhận được những đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú trong phòng kế toán của công ty để bài khóa luận của em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám đốc, cán bộ nhân viên trong công ty đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng kế toán cùng với sự tận tình giúp đỡ và chỉ bảo của thầy giáo TS. Nguyễn Thị Ngọc Thạch đã giúp đỡ em rất nhiều trong đợt thực tập để em hoàn thành bài khóa luận này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục các sách tham khảo

1. Giáo trình kế toán tài chính. Chủbiên GS.TS. Ngô Thế Chi, TS. TrươngThịThủy. Nhà xuất bản tài chính.

2. Giáo trình Nguyên lý kế toán Nhà xuất bản Tài chính, Học viện Tài chính.,

3. Giáo trình Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tàichính, Học viện Tài chính.

4. 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính, NXB Lao Động, 2011. 5. Chế độ kế toán doanh nghiệp, thông tư 200/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014.

6. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài Chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC

7. Luận văn thực tập các khóa trước.

Danh mục tài liệu công ty cung cấp

1. Các sổ kế toán, chứng từ liên quan. 2. Báo cáo tài chính năm 2019

Danh mục các tài liệu trên internet.

1. Website: http:// www.hvtc.edu.vn 2. Website: http:// www.Webketoan.com 3. Website: http:// www.ketoanthienung.vn

Họ và tên người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ngọc Thạch Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên Trần Thủy Ngân Khóa: 54 Lớp: CQ54/21.19

Đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài”

Nội dung nhận xét:

1.Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên

………

………

2.Về chất lượng và nội dung của luận văn tốt nghiệp ……… ……… ……… ……… ……… ……… Hà Nội, ngày…..tháng….năm 2020 Điểm: -Bằng số: Người nhận xét -Bằng chữ:

Họ và tên người phản biện:………..

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên Trần Thủy Ngân Khóa: 54 Lớp: CQ54/21.19 Đề tài: “ Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài ” Nội dung nhận xét: 1.Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên ………

………

2.Về chất lượng và nội dung của luận văn tốt nghiệp ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Hà Nội, ngày…..tháng….năm 2020 Điểm: -Bằng số: Người nhận xét -Bằng chữ:

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – KIM BÀI (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)