Diêm Liên Khoa là người quan tâm và am hiểu văn hóa Trung Quốc, với cương vị là một chuyên gia văn hóa (ông trở thành giáo sư thỉnh giảng Văn hóa
33
Trung Quốc tại Đại học Khoa học Kĩ thuật Hương Cảng từ năm 2016) và cũng là nhà văn, ông đã vận dụng không ít vốn kiến thức của mình về văn hóa như một chất liệu trong sáng tác văn chương.
Chất liệu từ văn học cổ
Văn học dân gian Trung Quốc: từ thơ ca, truyền thuyết, huyền thoại cho đến tản văn chư tử tiên Tần với Nam hoa kinh, Đạo đức kinh…, bản chất các tác phẩm này có phần ngụ ngôn, biểu trưng, dùng nhiều hình ảnh tượng trưng tuy là đơn giản nhưng góp phần vào ý thức sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Trung Quốc sau này. Việc tái sử dụng các biểu tượng qua hàng nghìn năm trong văn chương Trung Hoa đã phần nào cho thấy ý thức gìn giữ truyền thống (tính hoài cổ) của họ.
Thơ Đường cũng đã đưa biểu tượng trở thành mã sáng tác kinh điển. Các thi nhân đã đưa những thực thể thiên nhiên bên ngoài và các hình ảnh ấn tượng trong đời sống sinh hoạt của họ vào trong thơ, lồng ghép vào đó là ngôn từ, biểu cảm, tình ý riêng và biến nó trở thành biểu tượng giàu sức sống. Các biểu tượng thiên nhiên như: trăng, núi, sông, gió, mưa; các biểu tượng văn hóa: giấc mơ, rượu, kiếm, con đường, thành, quan ải … cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các thế hệ thi nhân về sau, không chỉ ở Trung Hoa mà còn lan rộng đến các vùng văn hóa lân cận.
Tiểu thuyết Minh Thanh lại càng là vùng đất tạo tác và sinh sống của hệ thống biểu tượng văn hóa Trung Hoa. Bởi lẽ do đặc trưng về thể loại cũng như tinh thần của thời đại phảng phất đậm đặc trong các trang viết mà các văn nhân đã cố gắng sáng tác dựa trên những trải nghiệm, suy tư và tâm huyết của mình. Ví như Tây Du Kí là hành trình mà con người Trung Hoa tìm về với căn tính của chính mình trên hành trình chiến thắng thiên tai, nhân họa mà bao trùm trên đó là tinh thần “nhân sinh quan nhập thế” (Lương Duy Thứ, 2000, tr.197), từ đó mà hàng loạt các biểu tượng mang tính tôn giáo như hành trình thỉnh kinh, yêu ma quỉ
34
quái, thần tiên Phật tổ, … được xuất hiện với ý đồ rất riêng của Ngô Thừa Ân. Ví như Hồng Lâu Mộng cũng là kiệt tác đưa biểu tượng mộng trở thành kinh điển trong văn học cổ Trung Quốc với hàm ý “nhân sinh nhược đại mộng” của Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc (Đinh Phan Cẩm Vân, 2014, tr.21), …
Những xu hướng sáng tác của văn học hiện đại
Trong chuỗi sáng tác của Diêm Liên Khoa vẫn mang đậm kí ức đề tài nông thôn Trung Quốc. Vốn dĩ đề tài nông thôn theo khuynh hướng phê phán phong kiến và căn tính quốc dân xuất phát từ Lỗ Tấn, đến hiện tại được tiếp nối bởi Diêm Liên Khoa với kiểu sáng tác “luôn kiên trì viết về nỗi thống khổ của Trung Quốc hương thổ bằng phương thức của mình” (Trình Quang Vĩ (cb), 2020, tr. 336).
Lí giải cho lí do “kí ức đề tài” này phải kể đến quê hương Hà Nam của tác giả, ít nhiều vùng đất này đã để lại những ảnh hưởng trong ông, ví như vùng núi Bả Lâu (Phong nhã tụng), làng Đinh (Đinh trang mộng), sông Hoàng Hà (Tứ thư), … đều dễ dàng thấy được nguyên mẫu ấy ở quê hương của ông. Tiếp đến, việc sáng tác của ông cũng bị chi phối bởi sự “lặp lại và không ổn định” của việc “tìm kiếm tài nguyên trong văn học 17 năm”, “trở về Ngũ Tứ” (Trình Quang Vĩ (cb), 2019, tr.174 - 175), chính vì vậy mà kí ức lịch sử, kí ức văn học từ văn đàn Trung Quốc đã để lại dấu ấn đậm nét trong sáng tác của Diêm Liên Khoa (kiểu sáng tác theo lối “văn học vết thương”). Chính vì vậy mà những biểu tượng trong sáng tác của Diêm Liên Khoa, ít nhiều có liên quan và có thể lí giải được từ các sự kiện, đời sống xoay quanh quê hương của ông.
Càng về sau, theo xu hướng thời đại, dấu ấn “thương chấn” trong sáng tác của Diêm Liên Khoa được thay đổi dần bằng dấu ấn “tầm căn”. Bởi lẽ xuất phát từ nhu cầu không muốn biến văn học đương đại trở thành văn học “bản thổ hóa”, không còn là văn học quá khứ mà thay vào đó là “ngoài việc bám chắc vào hiện thực còn muốn vượt qua thế giới hiện thực, chú trọng đến văn hóa, lịch sử Trung Quốc” (Trần Lê Hoa Tranh, 2010, tr.18). Và nội hàm của tinh thần “tìm về cội
35
nguồn” của văn học Trung Quốc thể hiện rất rõ ở khuynh hướng sáng tác chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin mà theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc thì những nhà văn Tầm căn đều xem khuynh hướng đó là bản gốc cho việc sáng tác, và điều này lại càng rõ ràng hơn ở trường hợp sáng tác của Diêm Liên Khoa, đặc biệt là việc sử dụng biểu tượng (xem thêm 1.2.2).