Khoa
Căn cứ vào kết quả khảo sát (phần Phụ lục, bảng A.1), trong tác phẩm
Đinh trang mộng có 23 chi tiết và trong tác phẩm Tứ Thư có 01 chi tiết liên quan đến giấc mơ. Với tác phẩm Đinh trang mộng, biểu tượng mộng được sử dụng một cách triệt để, từ nhan đề cho đến những yếu tố, chính tố, đã khiến mộng trở thành chất liệu “đinh” cho nội dung lẫn hình thức thể hiện. Tuy nhiên, dù ít ỏi về biểu tượng mộng trong tác phẩm Tứ thư, nhưng nhìn về đại thể việc sử dụng nó trong sáng tác của nhà văn vẫn tuân thủ theo những ý nghĩa mà chúng tôi đề xuất.
Đinh trang mộng có 23 chi tiết và trong tác phẩm Tứ Thư có 01 chi tiết liên quan đến giấc mơ. Với tác phẩm Đinh trang mộng, biểu tượng mộng được sử dụng một cách triệt để, từ nhan đề cho đến những yếu tố, chính tố, đã khiến mộng trở thành chất liệu “đinh” cho nội dung lẫn hình thức thể hiện. Tuy nhiên, dù ít ỏi về biểu tượng mộng trong tác phẩm Tứ thư, nhưng nhìn về đại thể việc sử dụng nó trong sáng tác của nhà văn vẫn tuân thủ theo những ý nghĩa mà chúng tôi đề xuất. “X + mộng” vốn phổ biến trong văn học Trung Quốc. Trong trường hợp này, nhan đề được bện chặt giữa tư tưởng và dụng ý nghệ thuật. Sự liên kết đó thể hiện thông qua tác phẩm và lời trần tình của tác giả ở phần Sự hụt hẫng của sáng tác (Diêm Liên Khoa, 2019a, tr.343 – 346). Về mặt tư tưởng, trong quá trình sáng tác ông bị chính cảm thức về “cái ác”/ “cái chết” chi phối, từ năm 1995 với những manh nha về ý tưởng cho tiểu thuyết, đến 2006 tác phẩm được trình làng, Diêm Liên Khoa đã thu thập và trích xuất cả “sinh mệnh và thọ mệnh” của mình để tái hiện lại công cuộc bán máu ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Nổi bật trên đó chính là nhân sinh quan của tác giả trong xã hội lộn trái: nhân sinh như mộng. Về dụng ý nghệ thuật, mộng được đặt ở vị trí mở đầu, đồng thời cũng xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm, điều này làm cho nó trở thành sợi dây liên kết chắc chắn: nhân sinh thấy ở mộng, mộng lồng ghép vấn đề của nhân sinh.