Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế TNDN tại Chi cục Thuế

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 59 - 63)

thu trên tất cả các lĩnh vực; tăng cường công tác kiểm tra chống thất thu thuế, trốn thuế, nợ thuế. Đồng thời phát huy cao độ các lợi thế, khắc phục khó khăn, bằng nhiều biện pháp tổ chức chỉ đạo thu một cách quyết liệt ngay từ những ngày, tháng đầu của năm; đẩy mạnh các phong trào thi đua, tổ chức, triển khai và thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật thuế trên địa bàn nên hầu hết các khoản thu trên địa bàn quận, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách đều tăng khá so với năm 2018.

3.2. Thực trạng công tác kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Ba Đình Thuế quận Ba Đình

3.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế TNDN tại Chi cục Thuế quận Ba Đình quận Ba Đình

Đối với hoạt động quản lý thuế nói chung và đối với hoạt động kiểm tra thuế nói riêng thì xây dựng kế hoạch luôn là một yếu tố quan trọng, là một đòi hỏi khách quan không thể thiếu. Xây dựng kế hoạch kiểm tra là cơ sở để quyết định thời gian, nhân lực cho cả quá trình kiểm tra thuế. Hiện nay, số lượng đối tượng nộp thuế đang không ngừng tăng lên, bên cạnh đó là hành vi vi phạm pháp luật thuế ngày càng tinh vi và phức tạp. Việc quản lý đối tượng nộp thuế trở nên khó khăn hơn, không thể tránh khỏi hiện tượng các đối tượng nộp thuế sử dụng kẽ hở để trốn thuế, lách thuế, gây thất thu cho NSNN. Nhằm hạn chế tình trạng trên, đồng thời nhằm hướng dẫn thực hiện đúng, đầy đủ nghiêm túc các quy trình do Tổng cục Thuế quy định, Chi cục Thuế quận Ba Đình luôn đẩy mạnh công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra đối tượng nộp thuế, cụ thể theo từng năm, từng quý, từng tháng.

Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra được xác định cụ thể như sau:

- Chi cục xây dựng kế hoạch trên cơ sở phân tích, lựa chọn các doanh nghiệp có độ rủi ro cao về thuế để đưa vào kế hoạch kiểm tra. Trong đó lưu ý lựa chọn các

doanh nghiệp có quy mô lớn, kinh doanh nhiều ngành nghề; hoàn thuế nhiều nhưng chưa được kiểm tra; các doanh nghiệp trong nhiều năm chưa kiểm tra và kê khai không đạt ngưỡng tối thiểu; các doanh nghiệp thuộc đối tượng được miễn giảm thuế,…

- Thông qua việc tập hợp cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp như: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp; tình hình kê khai, nộp tờ khai, quyết toán thuế và các thông tin khác từ các cơ quan chức năng địa phương, bộ phận kiểm tra tiến hành phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT để đánh giá mức độ tuân thủ, phân loại rủi ro theo quy định của Luật Quản lý thuế.

- Phân tích thông tin kê khai thuế, về doanh số, số thuế nộp, đối chiếu với các tài liệu liên quan như bảng kê hóa đơn, báo cáo tài chính doanh nghiệp, kết quả phân loại doanh nghiệp hoàn thuế… Đồng thời, tra cứu so sánh với báo cáo tài chính, doanh thu, số thuế kê khai cùng kỳ năm trước để phát hiện, phân tích những dấu hiệu bất thường như doanh thu lớn hơn mà số thuế phải nộp lại thấp hơn; các doanh nghiệp có cùng quy mô và điều kiện kinh doanh nhưng số thuế phải nộp lại chênh lệch lớn; lãi âm qua nhiều năm nhưng không yêu cầu hoàn thuế; chi phí phát sinh lớn nhưng không có doanh thu… từ đó phát hiện các doanh nghiệp có hành vi cố tình khai man, trốn thuế.

Căn cứ vào các thông tin thu thập được, đội kiểm tra lập danh sách các doanh nghiệp nghi vấn có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế để trình Lãnh đạo Chi cục phê duyệt. Sau khi các quyết định kiểm tra được phê duyệt, tiến hành phân công cán bộ kiểm tra tại cơ quan thuế hoặc kiểm tra tại trụ sở NNT.

Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đã hạn chế được việc kiểm tra đối tượng nộp thuế tràn lan do hoạt động kiểm tra được thực hiện trên cơ sở chương trình kế hoạch đã được phê duyệt ngay từ đầu năm.

Lập kế hoạch kiểm tra thuế TNDN là công việc được tiến hành hằng năm và là một khâu quan trọng trong công tác kiểm tra của ngành thuế. Lâp kế hoạch kiểm tra nhằm đạt được các mục tiêu:

- Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực kiểm tra.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra thuế TNDN. - Khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của DN.

- DN chủ động kế hoạch công việc để hợp tác cùng cơ quan thuế.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế TNDN là cơ sở để quyết định thời gian, nhân sự cho cả quá trình kiểm tra thuế TNDN. Hiện nay, nội dung công tác kiểm tra thuế nói chung và công tác kiểm tra thuế TNDN nói riêng đã chuyển sang cơ chế kiểm tra theo mức độ các vi phạm về thuế, theo mức độ rủi ro về thuế. Với sự thay đổi trong công tác lập kế hoạch kiểm tra, trong thời gian qua các Đội thuế trong Chi cục Thuế đã đạt được những kết quả cụ thể như sau (Xem phụ lục Bảng 3.3):

Từ năm 2018 đến năm 2020, các Đội kiểm tra đã đánh giá các doanh nghiệp rủi ro, xây dựng kế hoạch kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, chủ yếu là kiểm tra theo kế hoạch và trong năm đã tiến hành kiểm tra được hầu hết số doanh nghiệp đưa ra. Như vậy, qua các năm, các Đội kiểm tra đã thực hiện sát sao kế hoạch, góp phần không nhỏ trong việc tăng chất lượng quản lý thuế và đảm bảo số thu NSNN.

Công tác lập kế hoạch kiểm tra đã có bước tiến bộ so với các năm trước, song còn thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu để phân tích đánh giá mức độ rủi ro về thuế, cho nên việc lực chọn DN để đưa vào kế hoạch kiểm tra chưa sát với yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của thực tiễn, còn mang tính thủ công, theo nhận xét chủ quan của cán bộ kiểm tra.

Công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế mặc dù có ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro nhưng phần lớn vẫn còn cảm tính và dựa trên kinh nghiệm của người làm kế hoạch; hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT đang hoàn thiện: Hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT phục vụ công tác kiểm tra còn đang hoàn thiện hoặc dữ liệu đang được cập nhật (bảng kê mua vào, bán ra của DN; báo cáo tài chính); các thông tin khác về tình hình kinh doanh và lịch sử DN chưa đầy đủ; chậm thay đổi thông tin NNT, thông tin lạc hậu... không đúng với thực tế.

Việc phân tích, đánh giá, lựa chọn các DN có rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra hồ sơ thuế cần được tiến hành dựa trên các tiêu chí quản lý rủi ro,

thông tin nghiệp vụ và thông tin, dữ liệu có trên hệ thống thông tin của ngành Thuế tại thời điểm đánh giá. Cơ quan thuế sẽ tập trung kiểm tra, giám sát, kiểm soát những rủi ro cao, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các rủi ro thấp. Cụ thể, thông tin phục vụ quản lý rủi ro bao gồm:

- Thông tin về hồ sơ pháp lý của người nộp thuế; Thông tin về các hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế; Thông tin về tình hình chấp hành pháp luật về thuế, trong việc kê khai thuế, nộp thuế, kiểm tra thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn biên lai phí, lệ phí; thông tin về kết quả kiểm tra, đôn đốc và các biện pháp khác của cơ quan thuế từng thời kỳ.

- Thông tin từ các đơn vị, trực thuộc các bộ, ban, ngành về tình hình xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; đăng ký và thực tế sử dụng lao động; thông tin về giao dịch qua ngân hàng, thông tin về số dư trên tài khoản ngân hàng; vi phạm pháp luật thuế, vi phạm pháp luật hải quan, vi phạm trong lĩnh vực kế toán, thống kê, tài chính doanh nghiệp, vi phạm hành chính, hình sự khác.

- Thông tin từ bên thứ ba có liên quan như Hiệp hội ngành nghề kinh doanh, các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước của NNT.

- Thông tin từ đơn thư tố cáo trốn thuế, gian lận thuế. - Thông tin thu thập ở nước ngoài...

Một số tiêu thức để đánh giá rủi ro về thuế TNDN đối với các DN là:

- Có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp: Những DN trong thời gian hai năm liên tục trở về trước tính đến ngày đánh giá có hai lần trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế; bị các cơ quan nhà nước xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc bị xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kế toán; bị cơ quan Thuế xử lý hành chính về hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bị khởi tố, điều tra; bị cơ quan nhà nước qua kiểm tra, quản lý, giám sát đánh giá không tuân thủ pháp luật thuế và những DN nợ thuế quá hạn trên chín mươi ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế tại thời điểm đánh giá.

- Có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước như: có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng (+), giảm (-)

trên 20% đối với các DN xây dựng cơ bản, có yếu tố tăng về chi phí do có sự chênh lệch giữa thực tế và tạm kê khai.

- Trong phạm vi từ 03 đến 05 năm, nếu DN chưa được kiểm tra thì xem xét ưu tiên đưa vào kế hoạch kiểm tra năm.

Các ví dụ dưới đây sẽ minh họa rõ nét hoạt động lựa chọn đối tượng nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra hồ sơ khai thuế (Xem phụ lục Ví dụ 1 và Ví dụ 2).

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)