Hợp đồng táibảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

Một phần của tài liệu Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC. (Trang 27 - 32)

1.2.3.1. Định nghĩa hợp đồng tái bảo hiểm.

Hợp đồng tái bảo hiểm là thỏa thuận được kí kết giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm, trong đó nhà tái bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm mà công ty nhượng phải gánh chịu trong hợp đồng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với điều kiện công ty nhượng phải chuyển giao một số phí bảo hiểm tương ứng với mức trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm (Trương Mộc Lâm, Giáo trình Nghiệp vụ bảo hiểm, NXB Tài chính, 2005)

Như đã đề cập ở trên, hợp đồng tái bảo hiểm luôn gắn liền với hợp đồng bảo hiểm gốc. Chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa bảo hiểm và tái bảo hiểm trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các bên trong tái bảo hiểm

Nguồn: Đoàn Minh Phụng, Giáo trình bảo hiểm Phi Nhân thọ - NXB Tài chính – 2010

(1)Khi doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro mà người được bảo hiểm đưa ra và ký kết hợp đồng bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm này gọi là hợp đồng bảo hiểm gốc, doanh nghiệp bảo hiểm này là doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Quá trình này là bảo hiểm.

(2)Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm gốc chấp nhận rủi ro, kí kết hợp đồng và thu phí bảo hiểm xong thì họ lại chuyển nhượng một phần trách nhiệm và phí bảo hiểm của mình cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác thì hợp đồng kí kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm gốc và doanh nghiệp bảo hiểm còn lại này gọi là hợp đồng tái bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm

gốc

Hợp đồng tái bảo hiểm

Hợp đồng nhượng tái

bảo hiểm

Người được bảo hiểm

Người bảo hiểm gốc (Người nhượng tái bảo hiểm)

Người nhận tái bảo hiểm

Người nhận tái bảo hiểm thứ cấp

Bảo hiểm

Tái bảo hiểm

Nhượng tái bảo hiểm

(1)

(2)

Doanh nghiệp bảo hiểm gốc được gọi là bên nhượng tái và doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận chuyển giao rủi ro là bên nhận tái. Quá trình này là tái bảo hiểm.

(3)Quan hệ tái bảo hiểm có thể được tiếp tục thực hiện với quá trình tương tự như trên, bên nhận tái bảo hiểm tiếp tục chuyển giao một phần trách nhiệm và phí bảo hiểm mình thu được cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác, quá trình này gọi là nhượng tái bảo hiểm thứ cấp.

Quan hệ giữa người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm gốc bị chi phối bởi hợp đồng bảo hiểm gốc. Quan hệ giữa doanh doanh nghiệp bảo hiểm gốc (bên nhượng tái) và bên nhận tái bị chi phối bới hợp đồng tái bảo hiểm.

Cũng từ sơ đồ trên, ta có thể thấy được quyền và nghĩa vũ của các bên trong hợp đồng tái bảo hiểm hàng hóa XNK như sau:

Bên nhượng tái có nghĩa vụ chuyển một phần phí bảo hiểm cho bên nhận tái theo tỉ lệ thoải thuận trong hợp đồng tái bảo hiểm, ngược lại khi có tổn thất xảy ra với đối tượng được bảo hiểm thì bên nhận tái có nghĩa vụ phải bồi thường theo tỉ lệ tái đã thỏa thuận cho bên nhượng tái.

Bên nhận tái có quyền lợi đối với số phí bảo hiểm mà bên nhượng tái chuyển cho mình, tuy nhiên tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng tái mà bên nhận tái sẽ phải chịu các khoản thủ tục phí theo quy định. Thủ tục phí có thể là hoa hồng hoặc thủ tục phí theo lãi.

Khi tổn thất xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm gốc sẽ đứng ra chi trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm theo các quy định thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm gốc. sau khi hoàn thành nghĩa vụ chi trả cho người được bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm gốc hay là bên nhượng tái trong hợp đồng tái bảo hiểm sẽ phân bổ số tiền bồi thường cho các công ty nhận tái bảo hiểm theo tỉ lệ nhận tái được thỏa thuận trong hợp đồng tái. Như vậy hợp đồng bảo hiểm gốc và hợp đồng tái bảo hiểm là hai loại hợp đồng tồn tại song song nhưng độc lập với nhau, điều chỉnh các mối quan hệ khác nhau.

1.2.3.2. Các hình thức của hợp đồng tái bảo hiểm hàng hóa XNK

Hợp đồng tái bảo hiểm cố định (Treaty Reinsurance).

Hợp đồng tái bảo hiểm cố định hay còn gọi là hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc. Đặc trưng của loại hợp đồng này chính là tính “bắt buộc” trong việc chuyển nhượng và chấp nhận dịch vụ bảo hiểm của người nhượng tái và người nhận tái. Theo hợp đồng này, trong thời gian hiệu lực hợp đồng, tất cả những rủi ro mà người nhượng bảo hiểm chấp nhận nếu phù hợp với những thỏa thuận về đối tượng bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, giới hạn trách nhiệm…. trong hợp đồng tái bảo hiểm thì sẽ tự động được chuyển nhượng mà không cần trao đổi hay thỏa thuận gì thêm. (TS Đoàn Minh Phụng, Giáo trình bảo hiểm Phi Nhân thọ - NXB Tài chính – 2010)

Loại hình hợp đồng này có những ưu điểm sau:

Thứ nhất, loại hợp đồng tái bảo hiểm được sử dụng phổ biến do người nhượng tái có được sự bảo đảm chắc chắn từ phía người nhận tái bảo hiểm để có thể chủ động chấp nhận các yêu cầu bảo hiểm. Người nhận tái cũng có thể có được thị trường, lượng dịch vụ tương đối ổn định.

Thứ hai, việc tái tục qua nhiều năm cho phép hai bên nhượng tái và nhận tái giảm thiểu các chi phí đàm phán giao dịch, tạo dựng mối quan hệ trung thực, tin tưởng giữa hai bên.

Tuy nhiên, hợp đồng này cũng có những hạn chế như hai bên sẽ bị ràng buộc bởi các thỏa thuận cố định về nhiều vấn đề như: phạm vi bảo hiểm, giới hạn trách nhiệm…. dẫn đến có những trường hợp rủi ro được bảo hiểm vượt khỏi khuôn khổ của hợp đồng tái bảo hiểm và buộc các nhà bảo hiểm gốc phải tìm đến các hợp đồng tái bảo hiểm khác.

Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời (Falcultative Reinsurance).

Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là hợp đồng tái bảo hiểm tự nguyện. Đặc trưng của loại hợp đồng này chính là tính “tự nguyện” giữa các bên trong việc chuyển nhượng và chấp nhận dịch vụ bảo hiểm. Người nhượng tái có thể dựa vào tình trạng của rủi ro để quyết định xem có tiến hành tái bảo hiểm, chuyển nhượng rủi ro cho người nhận tái đã chọn đồng thời trên cơ sở các thông tin mà bên nhượng tái

cung cấp, bên nhận tái có thể xem xét ký kết hoặc từ chối nhận dịch vụ (TS Đoàn Minh Phụng, Giáo trình bảo hiểm Phi Nhân thọ - NXB Tài chính – 2010)

Loại hình hợp đồng này có một số ưu điểm như sau.

Thứ nhất, đây là loại hợp đồng được sử dụng phổ biến khi phát sinh những rủi ro nằm ngoài phạm vi bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm của hợp đồng tái bảo hiểm cố định.

Thứ hai, trong trường hợp này người nhận tái bảo hiểm sẽ là người xác định giá, tính phí bảo hiểm, các điều khoản cũng như hạn chế cần thiết đối với các rủi ro được bảo hiểm.

Loại hình này cũng có nhược điểm chính là thủ tục phức tạp, thời gian đàm phán lâu, bên nhượng tái nằm ở thế bị động nên có thể ảnh hưởng tới việc giao thiệp với người yêu cầu bảo hiểm.

Hợp đồng tái bảo hiểm tự nguyện/bắt buộc (Falcultative/Obligatory Reinsurance).

Hợp đồng tái bảo hiểm tự nguyện/bắt buộc là loại hợp đồng với đặc trưng cơ bản là việc nhượng tái đối với các rủi ro của người nhượng tái bảo hiểm là tự nguyện trong khi việc chấp nhận rủi ro lại là bắt buộc đối với người nhận tái.

Hợp đồng loại này có ưu điểm là nó cho phép người nhượng tái có thể chào tái cho từng phần trách nhiệm vượt quá mức giữ lại của mình cho một hay một số bên nhận tái khác và nhược điểm là bất lợi cho bên nhượng tái do không được phép từ chối các dịch vụ dẫn đến việc khó kiểm soát rủi ro được chuyển giao.

1.2.3.3. Những nội dung cơ bản trong hợp đồng tái bảo hiểm hàng hóa XNK

Hoa hồng tái bảo hiểm (thủ tục phí tái bảo hiểm) là một khoản tiền mà người nhận tái bảo hiểm trả cho công ty nhượng tái theo thỏa thuận của hợp đồng tái bảo hiểm. Phần phí này nhằm mục đích chi phí cho điều hành dịch vụ của công ty nhượng, nó được tính toán trên cơ sở tỉ lệ bồi thường của tái bảo hiểm tỉ lệ.

Phí tạm giữ là khoản dự phòng riêng giúp cho công ty nhượng có thuận lợi trong việc giải quyết bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm gốc trước khi quyết toán đòi bồi thường của nhà tái bảo hiểm bởi việc thanh toán bồi thường tái bảo bảo hiểm thường được chốt theo thời điểm nhất định (theo tháng, theo quý hoặc theo năm).

Thông thường phí tạm giữ thường được tính bằng một tỉ lệ phần trăm cố định của tổng doanh thu phí (khoảng 35-40%). Trong trường hợp nhà tái bảo hiểm không tiếp tục tham gia hợp đồng năm sau thì phí tạm giữ sẽ được giải quyết như sau:

+ Hoặc là tiếp tục chịu trách nhiệm với những rủi ro còn hiệu lực cho đến khi chấm dứt toàn bộ những rủi ro được bảo hiểm trong năm nghiệp vụ bảo hiểm đó.

+ Hoặc chuyển giao toàn bộ phần trách nhiệm còn tồn tại sang cho các nhà tái bảo hiểm mới cho năm tới

Bồi thường tạm giữ là khoản tiền mà công ty nhượng tái tính toán trên cơ sở những vụ tổn thất đã xảy ra nhưng chưa được giải quyết trong năm. Khoản tiền này công ty nhượng sẽ giữ lại mà không thanh toán cho người được bảo hiểm vào thời điểm quyết toán năm tài chính, mục đích là để thanh toán cho các vụ tổn thất trong các kì tiếp theo.

Bồi thường trả ngay: là khoản tiền bồi thường mà nhà tái bảo hiểm phải thanh toán ngay cho công ty nhượng. Khoản tiền này không dùng để đối trừ trong các kì thanh toán mà phải thanh toán ngay. Thông thường thời gian thanh toán là trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được thông báo của công ty nhượng.

Khoản tiền này hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa công ty nhượng tái và nhận tái, không bị chi phối bởi các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC. (Trang 27 - 32)