Các phương pháp táibảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC. (Trang 34 - 41)

1.2.4.1. Tái bảo hiểm tỉ lệ (Proportional Reinsurance).

Tái bảo hiểm tỉ lệ (Proportionla Reinsuarance) là loại tái bảo hiểm mà hợp đồng tái bảo hiểm có thỏa thuận để việc phân chia phí bảo hiểm (thu được từ hợp đồng bảo hiểm gốc) giữa bên nhượng tái và bên nhận tái bảo hiểm bị ràng buộc bởi cùng một tỉ lệ với phâ chia trách nhiệm bồi thường (đối với rủi ro, tổn thất của hợp đồng bảo hiểm gốc và thuộc phạm vi hợp đồng tái bảo hiểm) giữa các bên đó. (TS Đoàn Minh Phụng, Giáo trình bảo hiểm Phi Nhân thọ - NXB Tài chính – 2010)

Phương pháp tái bảo hiểm này có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, trách nhiệm của bên nhượng tái và bên nhận tái tương ứng với theo tỉ lệ tham gia của mỗi bên.

Thứ hai, Phí và số tiền bồi thường được chia sẽ giữa bên nhượng tái và nhận tái tương ứng với tỉ lệ tham gia mỗi bên về số tiền bảo hiểm.

Có hai loại hợp đồng tái bảo hiểm tỉ lệ cơ bản là Tái bảo hiểm số thành và Tái bảo hiểm mức dôi

 Tái bảo hiểm số thành (Quota share)

Tái bảo hiểm số thành (Quota share) là phương pháp tái bảo hiểm trong đó tỉ lệ tái bảo hiểm và tỉ lệ mức giữ lại của bên nhượng tái được ấn định bằng một số tương đối (tỉ lệ phần trăm) nhất định, do đó việc phân chia phí bảo hiểm và số tiền bồi thường của các rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng tái cũng sẽ tuân theo tỉ lệ ấn định trên.

Phương pháp này có ưu điểm là một phương pháp tái bảo hiểm đơn giản, dễ xử lý, chi phí hành chính và quản lý cũng đơn giản, ít tốn kém nhưng cũng có

nhược điểm là mức giữ lại của bên nhượng tái không giống nhau với các rủi ro khác nhau, những rủi ro nhỏ vẫn bị nhượng đi. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về phương pháp tái này thông qua ví dụ minh họa sau:

Ví dụ minh họa 1: Giả định một hợp đồng số thành cố định có tỉ lệ giữ lại là 30% và tỉ lệ nhượng tái là 70%; phát sinh các tổn thất của một số rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng tái bảo hiểm như sau:

Rủi ro Số tiền bảo hiểm (USD) Tỉ lệ phí bảo hiểm gốc Phí bảo hiểm gốc (USD) Số tiền bồi thường (USD) 01 200.000 0.5% 1.000 10.000 02 600.000 0.7% 4.200 20.000 03 1.500.000 0.6% 9.000 700.000

(Số tiền bồi thường ở đây được hiểu là tổn thất thực tế cuối cùng, tức là tổn thất thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm gốc (bao gồm cả các chi phí liên quan đến viếc khiếu kiện nếu có) sau khi đã trừ đi phần thu hồi bồi thường và phần tài sản cứu được.

 Phân định trách nhiệm bồi thường và phí bảo hiểm:

Rủi ro

Phí bảo hiểm (USD) Số tiền bồi thường (USD) Bên nhượng

tái

Bên nhận tái Bên nhượng tái Bên nhận tái 01 30% x 1.000 = 300 70% x 1.000 = 700 30% x 10.000 = 3.000 70% x 10.000 = 9.000 02 30% x 4.200 = 1.260 70% x 4.200 = 2.940 30% x 20.000 = 6.000 70% x 20.000 = 14.000 30% x 9.000 = 70% x 9.000 = 30% x 70% x 03 2.700 6.300 700.000 = 700.000 = 210.000 490.000

 Tái bảo hiểm mức dôi (Surplus)

Tái bảo hiểm mức dôi (Surplus) là phương pháp tái bảo hiểm trong đó mức giữ lại (thường được gọi tiếng anh là 1 line) được ấn định theo số tuyệt đối và mức tái bảo hiểm là mức chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và mức giữ lại của bên nhượng tái và được giới hạn tối đa bằng số tiền bảo hiểm mà hai bên thoải thuận cho mỗi rủi ro (thường được quy theo bội số của mức giữ lại: số lines)

Tái bảo hiểm mức dôi thường có một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, tỉ lệ phân chia phí bảo hiểm, số tiền bồi thường sẽ hình thành khi bên nhượng tái căn cứ vào số tiền bảo hiẻm của mỗi rủi ro, thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm nói trên và sắp xếp đưa vào hợp đồng tái bảo hiểm.

Thứ hai, có thể có nhiều mức dôi (số lines) và được đánh theo số thứ tự, lines sau chỉ được chuyển nhượng khi số tiền bảo hiểm của rủi ro đã vượt quá mức giữ lại và giới hạn trách nhiệm của một hoặc nhiều lines trước đó.

Thứ ba, hợp đồng tái bảo hiểm mức dội thường là hợp đồng cố định. Phương pháp tái bảo hiểm này cũng có một số ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo sự cân bằng trong kinh doanh do có thể nhận được những rủi ro lớn vượt khả năng tài chính nhưng vẫn đảm bảo được

mức giữ lại của mình.

Nhược điểm:

Thứ nhất, chi phí quản lý tốn kém do phải tính toán phân bổ trách nhiệm khi có tổn thất xảy ra đồng thời việc xác định mức giữ lại phù hợp với khả năng tài chính của bên nhượng tái cũng đòi hỏi kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao.

Thứ hai, không khống chế được tỉ lệ bồi thường do nếu có tổn thất nhỏ thuộc mức giữ lại thì sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm, không nhận được sự san sẻ từ phía bên nhận tái.

Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về phương pháp tái bảo hiểm này thông qua ví dụ minh họa như sau:

Ví dụ minh họa 2:

- Mức giữ lại: 500.000 USD

- Mức dôi thứ nhất: 6 lines (3.000.000) - Mức dôi thứ hai: 4 lines (2.000.000)

- Trong năm nghiệp vụ phát sinh các rủi ro với số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm và số tiền bồi thường thuộc phạm vi của hợp đồng tái bảo hiểm như sau:

Rủi ro Số tiền bảo hiểm (USD) Tỉ lệ phí bảo hiểm Phí bảo hiểm (USD) Số tiền bồi thường (USD) 1 300.000 1% 3.000 80.000 2 1.000.000 0.5% 500.000 700.000 3 4.000.000 0.8% 320.000 500.000

 Phân chia trách nhiệm số tiền bảo hiểm

Rủi ro

Phân chia trách nhiệm STBH

Người nhượng Mức dôi thứ nhất Mức dôi thứ hai STBH (USD) Tỷ lệ STBH (USD) Tỷ lệ STBH (USD) Tỷ lệ 1 300.000 100% - - - - 2 400.000 4/10=40% 600.000 6/10=60% - - 3 400.000 4/40=10% 3.000.000 30/40=75% 600.000 6/40=15%

 Phân chia phí bảo hiểm

Rủi ro Phí bảohiểm

Phân chia phí bảo hiểm Người nhượng Mức dôi thứ

nhất Mức dôi thứ hai

1 3.000 3.000 - -

2 500.000 500.000 x 40% =200.000 500.000 x 60% =300.000 - 3 320.000 320.000 x 10% =32.000 320.000 x 75% =240.000 320.000 x 15% = 48.000

 Phân bổ số tiền bồi thường

Rủi ro STBT (USD)

Phân bổ số tiền bồi thường

Người nhượng Mức dôi thứ nhất Mức dôi thứ hai

1 8.000 8.000 - - 2 700.000 700.000 x 40% = 280.000 700.000 x 60% = 420.000 3 500.000 500.000 x 10% = 50.000 500.000 x 75% = 375.000 500.000 x 15% = 75.000

1.2.4.2. Tái bảo hiểm phi tỉ lệ (Non-proportional)

Tái bảo hiểm phi tỷ lệ (Non-proportional) là loại tái bảo hiểm mà hợp đồng tái bảo hiểm có thỏa thuận để việc phân chia phí bảo hiểm (thu được từ hợp đồng gốc) giữa bên nhượng tái với bên nhận tái và phân chia trách nhiệm bồi thường (đối với rủi ro, tổn thất của hợp đồng bảo hiểm gốc và thuộc phạm vi hợp đồng tái bảo hiểm) giữa các bên đó không nhất định phải cùng tuân theo một tỉ lệ nhất định. (TS Đoàn Minh Phụng, Giáo trình bảo hiểm Phi Nhân thọ - NXB Tài chính – 2010)

Phương pháp tái bảo hiểm này có đặc điểm là việc phân chia quyền lợi (phí bảo hiểm) và phân bổ trách nhiệm (số tiền bồi thường) không bị ràng buộc bởi cùng một tỉ lệ, và mặc dù đây là một hình thức tái bảo hiểm ra đời muộn hơn nhưng lại là hình thức tái bảo hiểm có kĩ thuật bảo hiểm khá phức tạp.

Có hai loại hợp đồng tái bảo hiểm phi tỉ lệ cơ bản là Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường và tái bảo hiểm vượt tỉ lệ bồi thường.

Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường (XOL – Excess of Loss)

Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường (XOL – Excess of Loss) là kĩ thuật tái bảo hiểm xoay quanh vấn đề cốt lõi là phân định trách nhiệm bồi thường phương pháp xác định phí tái bảo hiểm.

Cách phân định trách nhiệm bồi thường trong kĩ thuật tái bảo hiểm này như sau:

Đối với hợp đồng XOL thì việc xác định trách nhiệm bồi thường của các bên căn cứ vào thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm trong hợp đồng.

+ Bên nhượng: Tự ấn định một mức tự bồi thường (deductible hoặc excess) trong một sự cố bảo hiểm.

+ Bên nhận (một hoặc nhiều bên): Giới hạn trách nhiệm được xác định bởi một hoặc nhiều lớp trách nhiệm (layer). Mỗi lớp trách nhiệm xác định số tiền tối đa mà người nhận tái của mỗi lớp có thể phải chi trả trong một sự cố bảo hiểm. Trách nhiệm của bên nhận chỉ phát sinh khi số tiền bồi thường tính theo tổn thất thực tế cuối cùng vượt quá mức tự bồi thường và giới hạn trách nhiệm của các lớp trước đó.

Phương pháp xác định phí tái bảo hiểm

Phí tái bảo hiểm có thể được trả khoán bằng một khoản tiền nhất định hoặc thông thường hơn là theo tỉ lệ nhất định tính trên tổng số phí thu được của bên nhượng tái (thường viết tắt theo tên tiếng anh: GNPI – Gross Net Premium Income). Nhìn chung, phí tái bảo hiểm thường căn cứ vào GNPI.

GNPI được hiểu là tổng phí bảo hiểm (không bao gồm VAT) – Số hoàn phí – Phí tái bảo hiểm trong các hợp đồng tái bảo hiểm khác (nếu có).

Tỉ lệ phí tái bảo hiểm có thể là một tỉ lệ cố định hoặc không cố định. Nếu tỉ lệ phí không cố định thì tỉ lệ phí được điều chỉnh theo các yếu tố sau:

+ Tỉ lệ chi phí tổn thất thuần túy (Burning cost). + Hệ số chi phí quản lý.

+ Thang đối chiếu.

Ví dụ minh họa 3:

- Mức tự bồi thường: 300.000 - Trách nhiệm của người nhận tái:

+ Lớp 1: 300.000 vượt quá 300.000 (mức tự bồi thường) + Lớp 2: 500.000 không vượt quá 500.000

+ Lớp 3: Không giới hạn vượt quá 1.000.000

Trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các sự cố với số tiền bồi thường như sau: Sự cố bảo hiểm (theo thứ tự xảy

ra) Số tiền bồi thường (USD)

1 200.000

2 600.000

3 750.000

4 1.200.000

 Trách nhiệm bồi thường của các bên: Sự cố bảo

hiểm

Số tiền bồi thường

Người nhượng Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3

1 200.000 - - -

2 300.000 300.000

3 300.000 300.000 150.000 -

4 300.000 300.000 500.000 100.000

Tái bảo hiểm vượt tỉ lệ bồi thường:

Tái bảo hiểm vượt tỉ lệ bồi thường là dạng tái bảo hiểm phi tỷ lệ mà nhà tái bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp khi kết quả toàn bộ nghiệp vụ của công ty nhượng có một tỷ lệ bồi thường vượt quá một tỷ lệ hoặc một mức tiền ấn định trước.

Trách nhiệm bồi thường của bên người nhượng tái và người nhận tái bảo hiểm trong phương thức này được xác định theo tỉ lệ bồi thường tính cho cả năm:

Tỉ lệ bồi thường = Tng ccv tin bi thường Tng ccv phí gc thc thu x 100%

Các công ty nhận tái bảo hiểm không nhất định phải chịu trách nhiệm bồi thường đến vô hạn mà có thể nhận phần trách nhiệm tùy theo khả năng tài chính của mình trong khoảng phần trăm nhất định. Như vậy thì có thể có nhiều người nhận tái và trách nhiệm của mỗi người sẽ được xác định theo những khoảng tỉ lệ phần trăm nhất định.

Mỗi phương pháp tái bảo hiểm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó để hạn chế các nhược điểm cũng như tận dụng được ưu điểm của các phương pháp, trong thực tế người ta thường sử dụng chúng bằng những cách phối kết hợp khác nhau.

Một phần của tài liệu Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC. (Trang 34 - 41)