Triển vọng hoạtđộng táibảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trong

Một phần của tài liệu Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC. (Trang 87 - 90)

gian tới

Một số xu hướng phát triển của thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu trong thời gian tới bao gồm:

Thứ nhất, nhu cầu tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ giảm nhẹ trong năm 2022 và tăng ở các năm tiếp sau.

Nói chung, năm 2022 sẽ là một năm khó khăn cho toàn ngành kinh tế, và các công ty tái bảo hiểm cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, tình trạng xấu của thị trường tài chính đã làm giảm nguồn vốn thặng dư và tăng phí của các công ty tái bảo hiểm. Mức độ tiếp

cận thị trường vốn hạn chế, gây tác động tiêu cực đến việc định phí, đặc biệt khi có những tổn thất lớn xảy ra. Lưu lượng hàng xuất nhập khẩu cũng giảm nhẹ vào năm 2022, dẫn đến nhu cầu bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu giảm.

Trong thời gian tiếp theo, nhu cầu bảo hiểm và tái bảo hiểm nói chung trên thế giới và tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong trung và dài hạn. Đặc biệt là khi nhận thức về bảo hiểm và tái bảo hiểm như một hình thức bảo vệ cho quyền lợi của chính doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được nâng cao. Quy định về tái bảo hiểm bắt buộc không còn nữa, tuy nhiên tỷ lệ tái bảo hiểm trong nước cũng không giảm đáng kể, bởi các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước đã nâng cao khả năng, chất lượng phục vụ, tạo lòng tin với khách hàng trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, với xu thế phát triển kinh tế, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu cũng tăng lên, đây là một tiền đề tốt cho sự phát triển của ngành kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.

Thứ hai, mức phí tái tục sẽ tăng trong khoảng 5%-10% tuỳ từng dịch vụ. Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor‟s nguyên nhân của tình trạng trên là do:

- Lợi nhuận đầu tư của các công ty tái bảo hiểm có thể thu về trong trung hạn đều giảm, và dự báo sẽ tiếp tục giảm. Điều này là do lãi suất dự báo tiếp tục đà giảm hiện tại khi các chính phủ cố gắng điều hòa những ảnh hưởng do sụt giảm kinh tế toàn cầu, thêm vào đó nhiều công ty tái bảo hiểm sẽ không muốn mạo hiểm với những khoản đầu tư rủi ro cao do đã bị thâm hụt về vốn. Do đó dự kiến lợi nhuận đầu tư của các công ty chỉ đạt mức “an toàn” trong thời gian trung hạn (nghĩa là chỉ bằng lãi suất đầu tư vào trái phiếu chính phủ).

- Dự báo mức độ bồi thường tăng khi các hoạt động kinh tế chậm lại. Những ảnh hưởng này dự báo tác động đến các nghiệp vụ có thời gian dài như bảo hiểm trách nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp, và bảo hiểm/tái bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đối với lỗi và sai sót. Những biến động tài chính gia tăng kể càng làm tăng khả năng gia tăng bồi thường. Tuy nhiên, một yếu tố giảm nhẹ là tỷ lệ lạm phát đã không còn cao như dự kiến và không ảnh hưởng nhiều đến số tiền bồithường. - Chi phí vốn của các công ty tái bảo hiểm sẽ tăng. Dự báo điều này cũng có thể

- Tâm lý tránh rủi ro và muốn đảm bảo an toàn tăng lên. Điều này có tác dụng hai mặt. Một mặt, khả năng tái bảo hiểm sẽ bị giảm do các công ty tái bảo hiểm muốn giảm mức trách nhiệm do thiếu vốn. Mặt khác, các công ty gốc cũng không còn mặn mà với việc tăng mức giữ lại. Cung giảm, cầu tăng, do đó phí cũng nhiều khả năng sẽtăng.

Thứ ba, xu hướng sát nhập và mua lại trở nên phổ biến hơn đối với các công ty bảohiểm.

Bước sang năm 2022 và các năm tiếp theo, dự báo sẽ xuất hiện xu hướng các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tăng cường thực hiện các vụ sát nhập thành những công ty lớn. Cuộc khủng hoảng tài chính tạo ra những khó khăn nhưng cũng là cơ hội thúc đẩy các công ty sáp nhập trong trung hạn. Các công ty lớn hơn sẽ đóng vai trò là người hợp nhất, thôn tính các công ty nhỏ hơn. Các vụ sáp nhập chủ yếu thực hiện bởi các công ty chuyên ngành bởi các doanh nghiệp bảo hiểm quy mô nhỏ và trung bình hạn chế về khả năng tài chính và năng lực khai thác nghiệp vụ, sẽ phụ thuộc vào các công ty chuyên ngành. Dự báo rằng, hoạt động mua lại và sáp nhập sẽtrở nên phổ đối với các công ty có giá trị ít hơn 500 triệu USD. Đây là xu hướng chung tại các thị trường như Indonesia, Thái Lan, Philipines, Malaysia và Việt nam. Các doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ sáp nhập về quy mô và còn đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, gia tăng nghiệp vụ và năng lực quản lý.

Thứ tư, các doanh nghiệp bảo hiểm quy mô nhỏ và trung bình chịu nhiều áp lực, khó có thể cạnh tranh trên thị trường

Bên cạnh việc sáp nhập và mua lại, các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm có quymô nhỏ và trung bình vẫn tồn tại và chịu nhiều áp lực do ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng tài chính, nhưng mức độ không đồng đều đối với các nghiệp vụ bảo hiểm vàđối với từng công ty. Thêm vào đó, khi thị trường Việt Nam mở cửa hoàn toàn trênlĩnh vực bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập và thamgia sâu, rộng vào thị trường Việt Nam, điều này càng tạo ra nhiềucạnh tranh gaygắt cho các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm nói chung vàcác doanh nghiệpbảo hiểm, tái bảo hiểm có quy mô nhỏ và trung bình nói riêng. Một lựa chọn đầytriển vọng đối với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đang gặp khó khăn như ít vốn là

cùnghợp tác với các đối tác nước ngoài để có thể tận dụng nguồn vốn và trình độ của họ.Thứ năm, các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm sẽ khó khăn trong huy động vốn.

Xét một cách toàn diện, ngành bảo hiểm thế giới vẫn có nền tảng vững chắcvà tình hình vốn hoá tốt, vì vậy sẽ vượt qua được cơn bão tài chính đang diễn ra. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn về vốn. Các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm sẽ khó có thể vay và huy động vốn, đặc biệt khi tình trạng các ngân hàng và các định chế tài chính khác cũng đang gặp khó khăn. Điều này làm cho các giao dịch có thể chỉ giới hạn trong số các công ty có tiềm lực về mặt tài chính hoặc có thể dễ dàng huy độngvốn.

Thứ năm, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm sẽ tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ và kênh phân phối thay thế nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Dự đoán sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm bảo hiểm, tái bảo hiểm mang tính liên kết và các kênh phân phối ứng dụng sự phát triển của công nghệ thông tin. Tuy nhiên ,điều này cũng tạo áp lực đối với các doanh nghiệp bảo hiểm khi phải dành những khoản chi phí cao cho việc xây dựng các sản phẩm và kênh phân phối mới. Việc bán bảo hiểm qua Internet là một cách thức đổi mới, nhưng hiện nay vẫn có ít triển vọng tại các nước đang phát triển. Tỷ lệ các sản phẩm bảo hiểm được bán qua Internet ở hầu hết các nước Châu Á vẫn còn rất thấp, tuy nhiên đây cũng là một kênh phân phối mà các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm nên quan tâm.

3.3. Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tái bảo hiểm hàng hóa XNKtại Tổngcông ty Cổ phần bảo hiểm Quân đội MIC

Một phần của tài liệu Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC. (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w