Tổng quan về thị trường táibảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tạ

Một phần của tài liệu Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC. (Trang 43)

2.1.1. Thị trường bảo hiểm - tái bảo hiểm tại Việt Nam

a. Quy mô thị trường ngày càng được mở rộng

Điều này thể hiện ở việc tăng cả về số lượng doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tuy nhiên về lĩnh vực tái bảo hiểm vẫn chỉ duy trì có hai công ty là Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) và Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVIRe).

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm – tái bảo hiểm trên thị trường Việt Nam

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Số lượng DNBH, MGBH.

Trong đó: 64 65 67 71 76

- Công ty tái bảo hiểm 2 2 2 2 2 - Doanh nghiệp bảo hiểm

phi nhân thọ 30 31 31 32 31

- Doanh nghiệp bảo hiểm

nhân thọ 18 18 18 18 19

- Công ty môi giới bảo

hiểm 14 14 16 19 24

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Năm 2017, thị trường có sự góp mặt của 64 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Trong đó bao gồm 2 công ty tái bảo hiểm, 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và 14 công ty môi giới.

Năm 2018, thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam tiếp tục hội nhập mở cửa với việc nhà nước cấp phép cho công ty AAA, AIG hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, Prévoir, ACE life, New York Life hoạt động kinh doanh bảo hiểm

nhân thọ, Công ty Thái Bình Dương hoạt động môi giới bảo hiểm và một số Văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Đặc biệt tháng 12/2018 Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tập đoàn tài chính Bảo Việt với nhiều công ty thành viên như Bảo Việt Việt Nam, Bảo Việt nhân thọ, Bảo hiểm y tế cộng đồng, Công ty quản lý Quỹ đầu tư, Công ty chứng khoán, Công ty kinh doanh bất động sản, Công ty cho thuê tài chính. Tính đến cuối năm 2018, toàn thị trường đã có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 công ty tái bảo hiểm, 14 công ty môi giới bảo hiểm với tổng tài sản lên tới 395.215 tỉ đồng.

Năm 2019, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và môi giới bảo hiểm lên đến 67 công ty bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng trong năm này, có thêm 02 công ty môi giới bảo hiểm chính thức được cấp phép hoạt động, đó là Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Interger và Công ty TNHH Môi giới bảo hiểm Bảo An.

Năm 2020, Bộ Tài chính đã cấp phép hoạt động thêm cho 1 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đó là Công ty TNHH bảo hiểm HD (HDI) và 3 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là Công ty TNHH môi giới bảo hiểm LK Việt Nam, Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Pan Asia…, nâng tổng số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm lên tới 71 công ty, trong đó có 32 doanh nghiệp trong khối phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp trong khối nhân thọ, 02 doanh nghiệp trong lĩnh vực tái bảo hiểm và 19 doanh nghiệp trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm.

Năm 2021, thị trường vẫn tiếp tục được mở rộng và phát triển với sự ra đời của thêm một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và môi giới bảo hiểm bao gồm cả doanh nghiệp trong và nước ngoài. Tổng số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trên thị trường lên tới 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 19 doanh nghiệp môi giới và 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm. Riêng lĩnh vực tái bảo hiểm vẫn chỉ là sân chơi lớn của hai doanh nghiệp tái bảo hiểm duy nhất tại Việt Nam là Vinare và PVIRe.

Quy mô các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm cũng được mở rộng với số vốn điều lệ tăng đáng kể. Đến năm 2020, các doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn là Bảo hiểm Bảo Việt là 7.423 tỉ đồng, PVI là 3.100 tỉ đồng, MIC là 1.300 tỉ đồng, Bảo Minh

BH Nhân thọBH Phi nhân thọ 2021 2020 2019 2018 2017 0 50000 100000 150000 200000 250000

là 914 tỉ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm có dự phòng nghiệp vụ lớn là Bảo hiểm Bảo Việt 7.322 tỉ đồng, , PVI 5.130 tỉ đồng, Bảo Minh 3.541 tỷ đồng , MIC 2.152 tỉ đồng.

b. Doanh thu thị trường bảo hiểm tăng trưởng mạnh

Trong giai đoạn từ 2017 – 2021, doanh thu của thị trường bảo hiểm vẫn tăng trưởng đều bất chấp những ảnh hưởng to lớn từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên phần lớn doanh thu vẫn thuộc về khối bảo hiểm nhân thọ.

Bảng 2.2: Doanh thu thị trường bảo hiểm

Đơn vị: tỉ đồng.

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Năm 2017, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường đạt 105,611 tỷ đồng. Doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 40,561 tỷ đồng. Dẫn đầu doanh thu khai thác (ước đạt) là Bảo Việt 8,050 tỷ đồng, PVI 6,777 tỷ đồng, Bảo Minh 3,261 tỷ đồng, PTI 3,206 tỷ đồng, PJICO 2,611 tỷ đồng (5 doanh nghiệp top đầu chiếm khoảng 58% thị phần, các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại chiếm 42%)

Năm 2018, doanh thu thị trường bảo hiểm đạt 132,885 tỉ đồng tăng 12,5% so với năm 2017, đóng góp 2,85% vào GDP quốc gia, hỗ trợ giải quyết công ăn việc làm cho gần một triệu lao động. Riêng khối phi nhân thọ đạt doanh thu 46,649 tỉ đồng,

tăng trưởng 11,5% so với năm 2017, đóng góp 0,83% vào GDP quốc gia. Dẫn đầu doanh thu vẫn là các doanh nghiệp bảo hiểm lớn và lâu đời như Bảo Việt, PTI, PJICO…

Năm 2019, thị trường bảo hiểm đã đạt được mốc doanh thu đạt 160,180 tỉ đồng tăng 12,5% so với năm 2018. Doanh thu khối phi nhân thọ đạt 52,387 tỉ đồng, tăng trưởng 11,2% so với cùng kì năm ngoái, chiếm tỉ trọng 32,7% trên tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn ngành. Dần đầu thị phần vẫn là các doanh nghiệp bảo hiểm lớn như Bảo Việt (19,29%), PVI (16,37%), PTI (10,67%), Bảo Minh (7,26%) và PJICO

(575%), chiếm 59,34% thị phần toàn khối phi nhân thọ.

Năm 2020, thị trường bảo hiểm Việt Nam trải qua năm đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng vẫn đạt những thành tựu đáng khích lệ. Doanh thu toàn ngành đạt 220.705 tỉ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm đạt 185,960 tỉ đồng, doanh thu hoạt động đầu tư đạt 34,745 tỉ đồng. Doanh thu khối phi nhân thọ đạt 56,669 tỉ đồng, tăng trưởng 6,19% so với năm trước, tuy nhiên thị phần của top 5 doanh nghiệp hàng đầu là Bảo Việt, PVI, PTI, Bảo Minh và PIJICO đã giảm xuống, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ còn lại đã có những tiến bộ và phát triển hơn, giành được 44,55% thị phần.

Năm 2021 có thể nói là năm nền kinh tế Việt Nam phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19, tuy nhiên thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng dương. Cụ thể là tổng doanh thu phí toàn ngành đạt 214,958 tỉ đồng, tăng trưởng 11,56%, doanh thu khối nhân thọ và phi nhân thọ cũng đều tăng trưởng so với năm ngoái, cụ thể là khối nhân thọ đạt doanh thu phí 157,349 tỉ đồng, tăng trưởng 12,33% so với năm ngoái, khối phi nhân thọ đạt 57,609 tỉ đồng, tăng trưởng 10,45% so với năm ngoái.

c. Vấn đề bồi thường bảo hiểm

Bảng 2.3: Chi phí bồi thường bảo hiểm gốc tại thị trường Việt Nam

Năm 2017 2018 2019 2020 2021 Chi phí bồi thường bảo hiểm gốc (tỷ đồng) 15,942 19,805 20,752 20,709 19,355 Tỉ trọng (%) 39,30 42,45 39,61 37,58 33,59

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Năm 2017, các doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm tổng số tiền bồi thường lên tới 15,942 tỉ đồng, chiếm khoảng 39,30% doanh thu phí bảo hiểm gốc, trong đó nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao nhất là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới (36%), nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường thấp nhất là nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp (0,05%).

Năm 2018 tổng bồi thường là 19805 tỉ đồng chiếm 42,45% doanh thu. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao là PJICO 21,5%, Bảo Long 17,2%, Bảo Việt Việt Nam 13,8%, Bảo Minh 13,6%, MIC 11,3%. Ngoài nguyên nhân do số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm năm trước chuyển sang còn có nguyên nhân gia tăng hiện tượng trục lợi trong bảo hiểm và không kiểm soát được khâu chi phí sửa chữa thay thế tài sản hư hỏng. Tình trạng tổn thất về thân tàu biển và trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I tăng do phần lớn tàu Việt Nam quá cũ, trang thiết bị không đủ khả năng an toàn hàng hải bị bắt giữ nhiều đang cảnh báo các doanh nghiệp bảo hiểm nếu còn tiếp tục cạnh tranh hạ phí bảohiểm.

Năm 2019, tổng phí bồi thường 20,752 tỷ đồng, chiếm 39,61% doanh thu bảo hiểm. Trong năm 2020, thiên tai, tai nạn và dịch bệnh xảy ra nhiều, điển hình như: bão lụt tại miền Trung, dịch bệnh Covid-19 cũng như các vụ đắm tàu, tai nạn giao thông, cháy nổ, dịch tiêu chảy. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Năm 2021, các doanh nghiệp bảo hiểm đã giải quyết bồi thường và trả tiền bảo hiểm hơn với số tiền là 19,355 tỷ đồng đảm bảo sự phát triển ổn định của các tổ chức, cá nhân không may gặp rủi ro, chiếm 33,59% doanh thu phí bảo hiểm. Tỉ lệ bồi thường năm 2021 thấp hơn do doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng trưởng dương, ngoài ra tỉ lệ bồi thường nghiệp vụ xe cơ giới giảm mạnh do lệnh giãn cách xã hội của chính phủ, người dân ít ra đường tham gia giao thông hơn dẫn đến tỉ lệ xảy ra tổn thất cũng thấp hơn.

d. Chất lượng hoạt động kinh doanh được nâng cao

Các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra một số sản phẩm mới, tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng cạnh tranh lành mạnh sẵn sàng hội nhập, hợp tác quốc tế, thích ứng với lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã chú ý tới đào tạo cán bộ bảo hiểm, đào tạo và sử dụng đội ngũ đại lý bảo hiểm ngày càng có chất lượng.

Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều đầu tư lớn vào phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý và khai thác bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho quản lý bảo hiểm, đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu nâng cao uy tín doanh nghiệp tăng cường việc cạnh tranh.

Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng vốn với quy mô lớn cao hơn cả vốn pháp định, tăng khả năng tài chính, tăng năng lực giữ lại và giảm bớt phần tái bảo hiểm.

Một số doanh nghiệp bảo hiểm đã chọn được đối tác chiến lược là những tập đoàn bảo hiểm, tài chính hàng đầu quốc tế như: Bảo Việt với HSBC, Bảo Minh với AXA, VINARE, MIC với Swiss Re vừa thu được nguồn thặng dư vốn lớn, vừa tiếp thu được kinh nghiệm công nghệ quản lý bảo hiểm, đầu tư và phát triển sản phẩm bảo hiểm mới.

Chuyên môn hoá hoạt động kinh doanh cũng được đẩy mạnh. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều thành lập bộ phận chuyên trách đầu tư, các doanh nghiệp có quy

mô lớn đã thành lập ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư tài chính, công ty quản lý quỹ.

Một số sản phẩm mới ra đời đã phần nào đáp ứng các nhu cầu của khách hàng như các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cao cấp với mức trách nhiệm cao góp phần thúc đẩy nhu cầu bảo hiểm của các cá nhân, tổ chức có mức thu nhập trung bình trở lên. Tuy nhiên so với nhu cầu của các doanh nghiệp và cá nhân, các sản phẩm vẫn còn thiếu tính đa dạng, phong phú. Một số sản phẩm mới vẫn còn chưa phát huy mạnh mẽ như bảo hiểm tín dụng, rủi ro chính trị, bảo hiểm trách nhiệm người lãnh đạo.

Các kênh phân phối sản phẩm được đa dạng hóa như các kênh bán hàng thông qua đại lý, môi giới, ngân hàng, bưu điện, nhân viên thu ngân. Bước đầu đã hình thành một số kênh phân phối sản phẩm trực tuyến đáp ứng được nhu cầu thuận tiện trong việc bán và dịch vụ sau bán hàng.

e. Tính cạnh tranh trên thị trường có một số mặt hạn chế

Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm trên thị trường đều có nỗ lực trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh bằng các biện pháp cụ thể. Tuy nhiên, do cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho các đại lý, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm có kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm không khả quan, thậm chí không có lãi do tăng tỉ lệ bồi thường, doanh thu thấp do giảm phí và tăng chi phí, lãi thu được để chia cho cổ đông chủ yếu từ lãi đầu tư. Điều này làm giảm uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm và sức ép của cổ đông về cổ tức buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải có sự thay đổi chiến lược kinh doanh và quản lý. Tình hình tái bảo hiểm cho các doanh nghiệpbảo hiểm trong nước với nhau vẫn chưa được xây dựng thành vấn đề đóng góp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, phát triển các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam và thể hiện tinh thần hợp tác, thiện chí giữa các thành viên của Hiệp hội Bảo hiểm ViệtNam.

Đặc biệt năm 2021, do tính chất cạnh tranh khốc liệt nên hiện tượng giảm giádành dich vụ, cắt giảm mức miễn thường, mở rộng điều kiện bảo hiểm diễn ra phổ biến khiến các công ty phải đối mặt với mức độ rủi ro cao, doanh thu không bù đắp đủ chi phí. Cùng với việc tụt dốc của thị trường chứng khoán, bất động sản và đầu tư

70.000 60.000 55.094 57.609 52.387 50.000 46.649 40.561 40.000 30.000 20.000 10.000 2.343 2.593 2.530 2.264 2.749 - 2017 2018 2019 2020 2021

Doanh thu BH Phi nhân thọ Doanh thu BH Hàng hóa XNK

khiến nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức thua lỗ tổng cộng của các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ lên tới cả ngàn tỉ đồng, trong đó có cả các doanh nghiệp hoạt động lâu năm cũng như một số các công ty mới đi vào hoạt động.

Nguồn nhân lực trên thị trường thực sự trở thành vấn đề bức thiết khi các cán bộ có kinh nghiệm lâu năm, được đào tạo bài bản không đủ đáp ứng so với nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm mới.

2.1.2. Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam

a. Doanh thu thị trường bảo hiểm tăng trưởng không ổn định.

Trong giai đoạn từ 2017 – 2021, doanh thu của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục giữ đà tăng trưởng ổn định, tuy nhiên về đối với thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập thì vẫn luôn giữ tỉ trọng nhỏ (dưới 10%), có một số năm còn tăng trưởng âm.

Bảng 2.4: Doanh thu thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK

Đơn vị: tỉ đồng

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Năm 2017, doanh thu toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 40.561 tỉ đồng, tuy nhiên doanh thu mảng hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ đạt 2.343 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng 5.77% so với tổng doanh thu.

Năm 2018, mặc dù doanh thu mảng hàng hóa xuất nhập khẩu đã tăng lên 2.593 tỉ đồng (tăng trưởng 11.06% so với cùng kì năm ngoái), tuy nhiên do doanh thu tổng của cả thị trường phi nhân thọ cũng tăng, đặc biệt là ở các mảng khác nên tỉ trọng doanh thu hàng hóa xuât nhập khẩu cũng chỉ đạt 5.55% trên tổng doanh thu, giảm 4% so với cùng kì năm trước.

Năm 2019, thị trường phi nhân thọ đạt 52.387 tỉ đồng doanh thu phí bảo hiểm gốc, tăng trưởng 11.23% so với cùng kì năm ngoái, tuy nhiên tỉ trọng nghiệp vụ hàng hóa xuất nhập khẩu lại giảm xuống chỉ còn 2.530 tỉ đồng, kéo theo tỉ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu cũng xuống chỉ còn 4.83% tổng doanh thu, giảm đến 13% so với cùng kì năm trước.

Năm 2020, thị trường bảo hiểm Việt Nam trải qua năm đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tổng doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục đạt tăng trưởng dương lên 55.094 tỉ đồng, tăng 10.51% so với cùng kì năm trước, tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch, hoạt động giao thương giữa các nước gần như bị đình chỉ do các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sư lây lan của đại dịch, doanh thu của thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu giảm mạnh chỉ còn 2.264 tỉ đồng, giảm 11% so với cùng kì năm trước, chỉ chiếm 4.11% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của toàn thị trường phi nhận thọ. Đây cũng là năm doanh thu mảng hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng thấp nhất trong giai đoạn từ 2017-2021.

Một phần của tài liệu Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w