Lịch sử hình thành và pháttriển

Một phần của tài liệu Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC. (Trang 59)

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội (Trước đây là Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội) được thành lập theo quyết định số 871/BQP ngày 22/07/2007 của Quân uỷ Trung ương và Giấy phép số 43/GP/KDBH ngày 08/10/2007 của Bộ Tài chính.

Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp bảo hiểm bán lẻ thuận tiện hàng đầu, mang lại cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, MIC đã trải qua 14 năm hình thành phát triển với những mốc son nổi trội:

Năm 2007: MIC chính thức được thành lậ theo quyết định của Quân ủy Trung ương và Giấy phép của Bộ Tài chính.

Năm 2013: MIC khai trương hệ thống tổng đài Call Center 1900558891. Năm 2016: MIC tăng vốn điều lệ lên 800 tỉ đồng.

Năm 2019: MIC tăng vốn điều lệ lên 1.300 tỉ đồng, đứng thứ 5 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.

Năm 2020, cổ phiếu MIC với mã MIG chính thức niêm yết trên sàn HOSE đồng thời đạt được mốc son doanh thu 3000 tỉ đồng.

Đến năm 2021, trải qua 14 năm hình thành và phát triển, MIC đã tăng mức vốn điều lệ lên tới 1430 tỉ đồng VNĐ với mạng lưới 66 Công ty thành viên, 442 Phòng Kinh doanh, 3500 Đại lý, phủ sóng tới 57/63 tỉnh thành trên toàn quốc.

Hiện nay, MIC không chỉ trở thành đơn vị bảo hiểm tốt nhất cho các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng mà còn phục vụ mọi đối tượng khách hàng bên ngoài thị trường.

Là một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, chỉ sau hơn 3 năm thành lập, MIC đã nhanh chóng tiếp cận phương thức kinh doanh bảo hiểm (KDBH) trong cơ chế thị trường, chủ động hội nhập và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Ra đời vào thời điểm thị trường bảo hiểm Việt Nam đang trên đà phát triển trong sự nghiệp đổi mới đất nước, MIC có điều kiện thuận lợi để tiếp thu kinh nghiệm, củng

cố vị thế, xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả KDBH. Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cùng những khó khăn của tình hình kinh tế-xã hội trong nước, hoạt động của ngành Bảo hiểm (trong đó có MIC) đã phải đối mặt với nhiều thách thức. Đáng chú ý là, thị trường bảo hiểm đang có sự cạnh tranh gay gắt;chi phí khai thác cao, phí bảo hiểm thấp; điều kiện, điều khoản bảo hiểm mở rộng, tổn thất nhiều... Nhận thức rõ điều đó, Đảng ủy, Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc Công ty đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xác định chủ trương, biện pháp, chương trình, kế hoạch, mục tiêu phát triển phù hợp; xây dựng chiến lược KDBH trong cơ chế thị trường; nâng cao trình độ quản lý, khai thác, chăm sóc khách hàng. Bởi vậy, chỉ trong thời gian ngắn, MIC đã đi vào hoạt động ổn định và không ngừng phát triển; tổ chức nghiên cứu, chọn lọc và hoàn thiện gần 100 sản phẩm bảo hiểm, thuộc 3 lĩnh vực: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm. Đến nay, MIC đã tiến hành kí kết hợp đồng và “bảo vệ” cho hàng nghìn khách hàng với các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm hàng hóa XNK; bảo hiểm tàu, thuyền, xe cơ giới; bảo hiểm con người, tài sản, cháy nổ, xây dựng-lắp đặt; bảo hiểm tín dụng cá nhân; bảo hiểm du lịch toàn cầu... Các sản phẩm bảo hiểm của MIC luôn đáp ứng nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, nên được thị trường trong nước và nước ngoài tiếp nhận, phù hợp với thông lệ bảo hiểm quốc tế.

Mặc dù hoạt động KDBH trong cơ chế thị trường cần có lợi nhuận làm cơ sở cho sự phát triển, nhưng với lĩnh vực quốc phòng, MIC vẫn luôn xác định phải gắn bó, phục vụ lâu dài và mang lại hiệu quả thiết thực, thông qua bảo hiểm các dự án lớn về phát triển kinh tế-quốc phòng; bảo hiểm tai nạn quân nhân; chi trả tiền bảo hiểm cho cán bộ, chiến sĩ bị tai nạn, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ... Hiện MIC đã và đang bảo hiểm cho một số công trình trọng điểm trong quân đội có giá trị hàng trăm tỷ đồng, như: Đường tuần tra biên giới, Đường Đông Trường Sơn, các dự án thuỷ điện, cầu đường, khu đô thị, đội tàu viễn dương; đồng thời, bảo hiểm các lô hàng nhập khẩu có giá trị kinh tế lớn cho các đối tác khách hàng: Ban Quản trị Dự án 46,47, Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Xây dựng 319, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Công ty Ba Son, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng, Cục Xe máy (Tổng cục Kỹ

thuật)... Ngoài các sản phẩm thông thường, MIC còn ký kết hợp đồng bảo hiểm tai nạn quân nhân với Binh đoàn Cửu Long; kịp thời chi trả tiền bảo hiểm cho chiến sĩ bị tai nạn, thuộc Đơn vị 31 (Đoàn B.09, Binh đoàn Cửu Long)... Việc thực hiện các hợp đồng trên, không chỉ tạo vị thế cho MIC trên thị trường bảo hiểm, mà còn tạo điều kiện để các đơn vị giải quyết tốt những rủi ro, góp phần bảo đảm cho quân đội hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cùng với chăm lo phát triển nguồn nhân lực, MIC cũng thường xuyên quan tâm đến việc tổ chức điều tra, khảo sát thị trường, hình thành các đại lý, mạng lưới phân phối sản phẩm và cung cấp dịch vụ bảo hiểm trên phạm vi toàn quốc. Do đặc thù của KDBH là phải trực tiếp tiếp cận với đối tượng bảo hiểm để tham mưu, tư vấn cho khách hàng, đánh giá rủi ro, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nên Công ty đã ưu tiên xây dựng chiến lược phát triển thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm. Để làm được điều đó, Công ty đã lập Đề án KDBH trình Bộ Tài chính phê duyệt thành lập mạng lưới với các Công ty thành viên, Phòng Kinh doanh và Đại lý bảo hiểm trải dài khắp cả nước; thiết lập mối quan hệ hợp tác trong KDBH, tái bảo hiểm với thị trường trong nước và nước ngoài, nhằm tạo lợi thế, khắc phục khó khăn, bảo đảm an toàn tài chính, đáp ứng kịp thời yêu cầu khai thác, giám định và giải quyết bồi thường cho khách hàng.

2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Năm 2021 ghi nhận giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế kể từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện đến nay, nhưng MIC vẫn giữ được đà tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. Đứng trước những khó khăn trên của nền kinh tế nói chung và của ngành bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng, Bảo hiểm Quân đội càng chứng tỏ bản lĩnh của “những người lính”, càng trong môi trường khó khăn, càng hun đúc ý chí và nghị lực để vượt qua. Tốc độ tăng trưởng của MIC trong 5 năm qua vẫn ghi nhận những con số ấn tượng.

Bảng 2.9: Tình hình doanh thu bảo hiểm tại tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội MIC năm 2017-2021

(Đơn vị: Tỷ đồng) Nghiệp vụ 2017 2018 2019 2020 2021 1. Tài sản- kỹ thuật 1,355 1,361 1,825 2,340 2,400 2. Hàng hải 298 347 306 266 568 3. Phi hàng hải 192 216 375 550 868 Tổng 1,845 1,924 2,506 3,156 3,836

(Nguồn: Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội MIC)

Trong vòng 5 năm, doanh thu phí gốc bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí không ổn định, lần lượt là 10,43%; 13,02%; 12,59%; 12,15%, tuy nhiên, nhìn chung tốc độ tăng trưởng đều hơn 10%, đặc biệt vào năm 2020, MIC đã bứt phá với tốc độ tăng trưởng lên đến 12,59%, đạt mộc doanh thu vượt 3.000 tỉ đồng Tỷ trọng hàng hoá được bảo hiểm bởi MIC phần lớn cũng là các hàng hoá của các công ty trong ngành, chủ yếu là các máy móc thiết bị điện tử.

Bảng 2.10: Tình hình doanh thu bảo hiểm hàng hóa XNK tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội MIC năm 2017-2021

Năm Doanh thu khai

thác (Tỷ đồng) Chi phí khai thác (Tỷ đồng) Chi phí nghiệp vụ (Tỷ đồng) (2)/(1) (3)/(1) (1) (2) (3) 2017 106,39 8,40 20,25 0,079 0,191 2018 112,22 9,54 23,56 0,085 0,21 2019 108,83 8,67 23,75 0,079 0,22 2020 108,27 11,20 24,10 0,103 0,23 2021 126,13 19,29 45,7 0,153 0,36

(Nguồn: Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội MIC)

Theo bảng trên ta có thể thấy, tình hình doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển của MIC biến động thất thường trong 5 năm trở lại đây, bắt đầu từ năm 2019, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ gần như đã đóng băng toàn bộ giao thương quốc tế, đến năm 2020 doanh thu chỉ tăng trưởng nhé, mãi cho đến năm 2021,

khi nền kinh tế thế giới dần khôi phục, các nước bắt đầu mở cửa biên giới thì doanh thu mới có sự tăng trưởng nhẹ, khoảng 1,16%. Trong khi đó, chi phí bao gồm cả chi phí khai thác và chi phí nghiệp vụ lại có xu hướng tăng nhanh. Năm 2021, chi phí khai thác tăng 8,09 tỷ đồng, tương đương 17,22%; chi phí nghiệp vụ tăng. 21,6 tỷ đồng, tương đương 18,96%. Chỉ tiêu hiệu quả khai thác là: Chi phí khai thác/Doanh thu khai thác và Chi phí nghiệp vụ/Doanh thu khai thác thì đều có xu hướng tăng mạnh theo các năm, cho thấy, để thu được 1 đồng doanh thu, công ty càng ngày càng phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để khai thác được dịch vụ.

2.3. Hoạt động tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tồng công ty Cổ phầnBảo hiểm Quân đội MIC Bảo hiểm Quân đội MIC

2.3.1. Quy trình tái bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội MIC

2.3.1.1. Quy trình nhận tái bảo hiểm Thu thập và xử lý thông tin

Cán bộ TBH thu thập thông tin qua bản chào TBH từ công ty nhượng tái bảo hiểm (nhượng lại) TBH hoặc môi giới TBH và tiến hành xem xét đánh giá.

Trình phương án nhận TBH

Cán bộ TBH lập tờ trình nhận TBH, đề xuất khả năng nhận. Nếu nhận thì nên rõ tỷ lệ là nhận, điều kiện, khả năng xử lý phần nhận TBH.

Tờ trình được chuyển qua Trưởng nhóm nghiệp vụ xem xét và trình lên Lãnh đạo phòng TBH/Lãnh đạo khối/Tổng giám đốc duyệt.

Sau khi tở trình được phê duyệt, Lãnh đạo phòng TBH/Trưởng nhóm nghiệp vụ/Cán bộ TBH xác nhận chính thức với công ty nhượng TBH hoặc môi giới.

Ký kết và thực hiện hợp đồng

Sơ đồ 2.1: Quy trình nhận tái bảo hiểm

Trách nhiệm Nội dung thực hiện

Cán bộ TBH Thu thập và xử lý thông tin

Trình phương án nhận TBH

Xác nhận hợp đồng nhận TBH

Ký, thực hiện hợp đồng nhận TBH

Thực hiện thanh toán TBH Thống kê, đánh giá hợp đồng

TBH

Lưu hồ sơ, dữ liệu chung

Từ chối Không

Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nhân viên/Lãnh đạo phòng TBH/Lãnh đạo khối/Tổng giám đốc

Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nhân viên/Lãnh đạo phòng TBH/Lãnh đạo khối/Tổng giám đốc

Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nhân viên/Lãnh đạo phòng TBH/Lãnh đạo khối/Tổng giám đốc

Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nghiệp vụ

Cán bộ TBH

Khi nhận được bản hợp đồng TBH và chứng từ thanh toán phí TBH tạm thời, Cán bộ TBH tiến hành kiểm tra đối chiếu các điều khoản và tính toán sai lệch trong bản chứng từ thanh toán phí TBH với bản chào rồi báo cho Công ty chào TBH sửa đổi. Hồ sơ chứng từ được trình lên Lãnh đạo phòng TBH và Lãnh đạo khối/Tổng giám đốc ký kết.

Sau khi chứng từ được ký duyệt, Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nghiệp vụ thực hiện lưu chuyển quản lý hồ sơ.

Lưu hồ sơ, dữ liệu chung Cán bộ TBH

Thống kê, đánh giá hợp đồng TBH

Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nhân viên/Lãnh đạo phòng TBH

Thực hiện hợp đồng TBH Thực hiện thanh toán TBH

khối/Tổng đạo TBH/Lãnh giám đốc Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nhânviên/Lãnhđạophòng

Thông báo cho phòng nghiệp vụ

Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nhân viên/Lãnh đạo phòng TBH

Thu xếp TBH

Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nhân viên/Lãnh đạo phòng TBH/Công ty tư vấn Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nhân viên/Lãnh đạo phòng TBH

Nội dung thực hiện Trách nhiệm

Thu thập và xử lý thông tin

Bồi thường nhận TBH tạm thời

Khi nhận được thông báo tổn thất từ công ty chào TBH, Cán bộ TBH có trách nhiệm tập hợp đầy đủ hồ sơ liên quan đến tổn thất, lập bản xác nhận thanh toán tổn thất trình lên Lãnh đạo phòng TBH và Lãnh đạo khối/Tổng giám đốc ký kết, và thực hiện lưu chuyển chứng từ.

2.3.1.2. Quy trình nhượng tái bảo hiểm

Thu thập và xử lý thông tin

Cán bộ TBH và Trưởng nhóm nghiệp vụ tiếp nhận TBH tạm thời từ phòng nghiệp vụ đối với đơn bảo hiểm chuẩn bị tái tục hoặc khai thác mới. Đồng thời theo dõi các thông tin thông báo TBH tạm thời, bao gồm: Bản tóm tắt điều kiện bảo hiểm, Thông tin về rủi ro, tổn thất trong quá khứ.

Chào/ Thu xếp TBH

Đối với đơn bảo hiểm có điều kiện, điều khoản bảo hiểm trong phạm vi hợp đồng TBH cố định, cán bộ TBH và Trưởng nhóm nghiệp vụ thu xếp đơn bảo hiểm vào hợp đồng cố định.

Phần vượt quá sẽ phải lập phương án để thu xếp TBH tạm thời. Cán bộ TBH và Trưởng nhóm nghiệp vụ lập bản chào TBH với nội dung gồm:

+ Tên người được bảo hiểm

+ Đối tượng, đặc điểm và vị trí/hành trình của đối tượng được bảo hiểm

+ Ngành, nghề sản xuất kinh doanh của người được bảo hiểm

+ Loại hình bảo hiểm, STBH, tỷ lệ phí, mức khấu trừ, điều kiện bảo hiểm…

+ Tỷ lệ chào và hoa hồng TBH

+ Các thông tin liên quan khác: Bản đánh giá rủi ro, tổn thất trong quá khứ… Bản xác nhận của công ty nhận TBH sẽ được trình lên Lãnh đạo phòng TBH/Lãnh đạo khối/TGĐ xin ý kiến chỉ đạo trước khi gửi bản xác nhận lại cho các công ty nhận TBH tham gia.

Thông báo TBH cho phòng nghiệp vụ:

Sau khi hoàn thành thu xếp TBH, cán bộ nghiệp vụ/ Trưởng nhóm nghiệp vụ/ Lãnh đạo phòng TBH phải thông báo cho phòng nghiệp vụ để cấp đơn/ sử đổi bổ sung, chào phí hoặc từ chối/điều chỉnh chính thức cho khách hàng.

Thực hiện hợp đồng

Đối với dịch vụ thuộc hợp đồng cố định, ngay sau khi có thông tin từ phòng nghiệp vụ, cán bộ TBH/ Trưởng nhóm nghiệp vụ tiến hành kiểm tra tính toán, phân bổ trách nhiệm vào hợp đồng TBH cố định.

Đối với dịch vụ TBH tạm thời, cán bộ TBH/Trưởng nhóm nghiệp vụ đối chiếu, điều chỉnh thông tin và phát hành các chứng từ thanh toán cho từng nhà nhận TBH.

Lưu chuyển chứng từ:

Sau khi chứng từ được ký duyệt, hồ sơ được quản lý như sau:

Chuyển cho công ty nhận TBH: Hợp đồng TBH tạm thời hoặc sửa đổi bổ sung, Bản chứng từ thanh toán.

Chuyển cho phòng Tài chính kế toán bản chứng từ thanh toán TBH Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội MIC, và xác nhận thanh toán của công ty nhận TBH hoặc môi giới.

Sơ đồ 2.3: Quy trình nhượng tái bảo hiểm cố định

Trách nhiệm

Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nhân viên/Lãnh đạo phòng TBH

Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nhân viên/Lãnh đạo phòng TBH/Công ty tư vấn

Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nhân viên/Lãnh đạo phòng TBH/Lãnh đạo khối/Tổng giám đốc/Hội đồng quản trị

Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nhân viên/Lãnh đạo phòng TBH

Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nhân viên/Lãnh đạo phòng TBH

Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nhân viên/Lãnh đạo phòng TBH/Lãnh đạo khối/Tổng giám đốc

Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nhân viên/Lãnh đạo phòng TBH/Lãnh đạo khối/Tổng giám đốc

Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nhân viên/Lãnh đạo phòng TBH

Nội dung thực hiện

Lập phương án TBH Chưa Chào TBH Thu xếp TBH Ký kết hợp đồng TBH Thực hiện hợp đồng TBH Thực hiện thanh toán TBH

Thống kê, đánh giá hợp đồng TBH

Cán bộ TBH

Lưu hồ sơ, dữ liệu chung

Thu thập và xử lý thông tin

Cán bộ TBH/Trưởng nhóm nghiệp vụ thu thập thông tin từ phòng nghiệp vụ trước khi thu xếp hoặc tái tục hợp đồng cố định, bao gồm:

Thu thập và xử lý thông tin

Ước tính doanh thu và tỷ lệ tổn thất;

Khả năng đáp ứng của hợp đồng TBH cố định. Sau đó thống kê lập các bảng số liệu sau: Thống kê đơn bảo hiểm 3 năm gần nhất.

Thống kê tổn thất 3 năm gần nhất theo số tiền bồi thường và số tiền bảo hiểm. Thống kê tích tụ rủi ro.

Ước tính phí bảo hiểm/tổn thất năm nghiệp vụ. Kết quả hợp đồng TBH cố định.

Trả lời các câu hỏi điều tra của công ty TBH.

Lập phương án TBH cố định

Dự thảo phương án TBH khác nhau cho năm tới, nêu rõ:

Một phần của tài liệu Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC. (Trang 59)