Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC. (Trang 95)

Nhà nước cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường và các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kinh doanh bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm nói riêng. Thực hiện cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã có những sửa đổi về các quy định cho phù hợp với quy định của tổ chức thương mại thế giới, theo đó đến 1/1/2023, mở cửa hoàn toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam cho các nhà bảo hiểm nước ngoài. Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác quản lý, nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh bảo hiểm để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập. Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, môi trường kinh doanh an toàn, ổn định, bình đẳng nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng cần có những cơ chế, chính sách ưu đãi để ngành tái bảo hiểm trong nước có cơ hội phát triển ổn định và đúng hướng. Nhà nước cũng cần quản lý chặt chẽ các vấn đề có tác động xấu tới thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm như mức phí bảo hiểm không bình thường, cạnh tranh không lành mạnh, mua bán bảo hiểm không đúng chuẩnmực.

Ngoài ra, giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp phải thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ để cùng nhau nắm bắt thông tin. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát, cưỡng chế của cơ quan quản lý đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm của các doanh nghiệp. Cần phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm thực thi những quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực.

- Xây dựng đội ngũ quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm có trình độ cao

Nhà nước cần tăng cường đội ngũ quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm có trình độ thông qua đào tạo và tái đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước mở cửa thị trường theo các hiệp định và cam kết quốc tế, ngành bảo hiểm đang đứng trước thách thức và vận hội mới, đòi hỏi về đội ngũ làm công tác quản lý Nhà nước có trình độ càng trở nên cấp

thiết. Đối với cán bộ đang công tác trong ngành, cần có kế hoạch bổ sung bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ, cập nhật thông tin. Đối với sinh viên các trường đại học, cần đưa nội dung tái bảo hiểm chuyện nghiệp vào chương trình học của các chuyên ngành liên quan nhằm đào tạo đội ngũ kế cận trong tương lai.

- Phát triển thị trường xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là đầu vào cho thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Do đó, để phát triển lĩnh vực tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cần chútrọng phát triển xuất nhập khẩu. Ngoài ra, điều kiện giao hàng có tác động trực tiếp đến việc phân định trách nhiệm giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các công ty xuất nhập khẩu ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB hoặc C&F như: giảm thuế Xuất nhập khẩu cho chủ hàng nào tham gia bảo hiểm tại Việt Nam, hoặc giảm thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng, giảm thủ tục hải quan, hoặc chủ hàng được giao hạn ngạch xuất nhập khẩu cao hơn so với những chủ hàng không tham gia bảo hiểm tại Việt Nam… Như vậy, các công ty xuất nhập khẩu sẽ chủ động hơn trong đàm phán ký kết, thực hiện phương thức xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB hoặc C&F tạo cơ sở nâng cao tỷ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước, đồng thời thúc đẩy ngành bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam pháttriển.

- Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường tái bảo hiểm tại Việt Nam:

Nhà nước thông qua điều chỉnh hoạt động của Vinare, kiểm soát và quản lý một cách hiệu quả thị trường tái bảo hiểm trong nước và giúp giảm bớt tình trạng tái ra nước ngoài đối với hoạt động bảo hiểm nội địa. Vì vậy, nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ nhằm củng cố hoạt động và nâng cao khả năng kinh doanh cho công ty tái bảo hiểm quốc gia Vinare cho phù hợp với định hướng nhà nước.

- Xây dựng một thị trường tái bảo hiểm Việt Nam lớn mạnh.

Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành lập, tham gia thị trường của các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, công ty môi giới tái bảo hiểm trong và ngoài nước tại thị trường tái bảo hiểm tại Việt Nam. Đồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm với các doanh nghiệp trong

nước, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu để tránh thất thoát ngoại tệ ra nướcngoài.

Hoạt động của thị trường tái bảo hiểm chịu ảnh hưởng lớn bởi hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm gốc và công ty tái bảo hiểm. Nếu hai loại công ty này hoạt động có hiệu quả thì kinh doanh tái bảo hiểm mới có hiệu quả. Do vậy các doanh nghiệp bảo hiểm gốc và công ty tái bảo hiểm cùng cần có các biện pháp hoàn thiện hoạtđộng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đối với một doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm nói chung, năng lực về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, kinh doanh… là những yếu tố rất quan trọng tạo nên sức mạnh. Chính vì vậy, đây cũng là những yếu tố mà các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam nói chung cần đầu tư phát triển.

- Tăng cường trình độ quản lý, kinh doanh, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực

Việc tăng cường trình độ quản lý, kinh doanh, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực am hiểu kỹ thuật nghiệp vụ, nắm bắt luật pháp quốc gia, quốc tế, có nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trước khách hàng là một yếu tố cần thiết cho thành công của doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phong cách phục vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ kinh doanh, đại lý môi giới bảo hiểm.

Bên cạnh việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, các doanh nghiệp bảo hiểm – tái bảo hiểm trong nước cần có những chế độ chính sách hợp lý để giữ được đội ngũ cán bộ bảo hiểm chuyên nghiệp, tránh trình trạng chảy máu chất xám sang các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với chế độ đãi ngộ hấp dẫnhơn.

- Đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng phụcvụ

Để tăng cường sức cạnh tranh, các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm cần nâng cao khả năng kinh doanh thông qua việc đa dạng hoá các sản, nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác triệt để thị trường trong nước; Bên cạnh các sản phẩm truyền thống cần tập trung phát triển, các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm cũng cần

phát triển các sản phẩm dịch vụ mới mang tính liên kết nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Đặc biệt, các doanh nghiệp bảo hiểm – tái bảo hiểm cần chú trọng đến việc chăm sóc khách hàng, cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục bảo hiểm giám định tổn thất và giải quyết nhanh chóng, hợp lý công tác bồi thường tổn thất trong các trường hợp xảy ra rủi ro được bảo hiểm, tạo uy tín đối với kháchhàng.

- Nâng cao năng lực tài chính

Các doanh nghiệp bảo hiểm – tái bảo hiểm cần có chiến lược nâng cao năng lực tài chính và tăng khả năng ký kết các hợp đồng bảo hiểm cho những tài sản có giá trị lớn. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ cần mạnh bạo sáp nhập lại thành các công ty lớn với khả năng tài chính vững mạnh hơn.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh

Các doanh nghiệp bảo hiểm cần nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quá trình khai thác và quản lý hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí quản lý, hạ phí bảo hiểm một cách hợp lý. Khi mở cửa thị trường bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ mất hẳn sự bảo hộ của nhà nước, phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, các doanh nghiệp cần tiếp tục trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu khai thác, quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp, trong đó quan trọng nhất là ứng dụng thương mại điệntử.

Ứng dụng công nghệ thông tin cũng làm đa dạng hoá kênh phân phối bảo hiểm và tái bảo hiểm. Hiện nay, một trong các phương pháp thường được các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng là thông qua các đại lý và hoặc hệ thống ngân hang và các tổ chức tài chính. Qua đây, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có cơ hội tiếp cận với đông đảo các khách hàng giàu tiềm năng với khả năng tài chính cao và nhu cầu lớn. Tuy nhiên, trong xu thế thương mại điện tử ngày nay, việc tiếp cận khách hàng bằng thư trực tiếp hoặc Internet cũng có thể mang lại hiệu quả cao. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường Việt Nam đều đã có website riêng, song mới chỉ có một vài công ty cho phép khách hàng đăng ký mua bảo hiểm, cũng như thanh toán trực tuyến. Việc

triển khai hình thức này còn nhiều khó khăn, do hạ tầng thông tin nước ta còn yếu kém, thanh toán bằng tiền mặt vẫn rất phổ biến… Tuy nhiên, đó cũng là một phương thức hiệu quả mà các doanh nghiệp bảo hiểm cần quan tâm pháttriển.

- Đa dạng hoá hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư cũng cần được đẩy mạnh một cách có hiệu quả, bằng cách tận dụng tối đa các công cụ đầu tư tài chính, tham gia tích cực vào thị trường chứng khoán. Khi tham gia đầu tư vào các công trình, các dự án có vốn lớn, các công ty cần chú trọng công tác thẩm định để đảm bảo mức độ an toàn, tính thanh khoản cũng như khả năng sinh lời cho đồngvốn.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thươnghiệu.

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp bảo hiểm vàtái bảo hiểm cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá hình ảnh công ty tới khách hàng tiềm năng và xây dựng niềm tin với khách hàng quen. Hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp lại càng có ý nghĩa hơn khi mà tại Việt Nam, nhận thức của người dân về sự cần thiết của bảo hiểm đối với nền kinh tế, cũng như đối với đời sống xã hội vẫn còn hạn chế. Các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm cần nỗ lực hơn nhằm nâng cao hiểu biết người dân về bảo hiểm, cũng như xây dựng hình ảnh công ty trong lòng khách hàng.

3.4.2. Đối với Hiệp hội bảo hiểm

Hiệp hội bảo hiểm cần thực hiện tốt vai trò là tổ chức đại diện cho quyền lợi và trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm và các tổ chức trung gian bảo hiểm trong nước. Hiệp hội cần là nơi cung cấp thông tin thị trường đầy đủ và cập nhật, đề ra những quy tắc hoạt động bảo hiểm chung, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm hợp tác đồng bộ và chặt chẽ. Thông qua đó, các doanh nghiệp sẽ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn và phối hợp với nhau để nâng cao công tác khai thác, giám định, bồi thường, để cùng nhau cùng tồn tại và phát triển.

KẾT LUẬN

Tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm nói riêng cũng như đối với nền kinh tế quốc dân nói chung. tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu không chỉ đảm bảo sự ổn định tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp bảo hiểm, mà còn tạo niềm tin cho các công ty xuất nhập khẩu ổn định, phát triển kinh doanh, góp phần gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế quốc dân và đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Vì vậy, xây dựng một thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu lớn mạnh và hiệu quả tại Việt Nam là một nhiệm vụ cần thiết của cả nhà nước, các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm và các tổ chức cá nhân có liên quan.

Hiện nay, tỉ trọng tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội MIC còn nhỏ bé so với thị trường tái bảo hiểm khu vực và thế giới cũng như tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Trong hoạt động tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cũng tồn tại nhiều vấn đề như: Khả năng tài chính, kỹ thuật của thị trường còn hạn chế, lượng dịch vụ bảo hiểm gốc rơi vào tay các công ty nước ngoài lớn và ngày càng tăng, sự bảo hộ của nhà nước làm giảm khả năng cạnh tranh của các công ty trong nước, sự thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật đối với lĩnh vực bảo hiểm, tập quán kinh doanh không phù hợp, sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường...

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận sự nỗ lực của toàn ngành nhằm nâng cao hiệu quả của thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu trong thời gian qua.

Nhằm xây dựng và phát triển thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu lớn mạnh nói riêng và thị trường tái bảo hiểm Việt Nam nói chung, cần sự nỗ lực từ rất nhiều phía: các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm trên thị trường, cũng như những cá nhân, tổ chức khác có lên quan.

Với chính sách đúng đắn của nhà nước, sự nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam, thị trường tái bảo hiểm Việt Nam nói riêng và bảo hiểm nói chung sẽ ngày càng được củng cố và phát triển, tiến tới mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm bảo hiểm và tái bảo hiểm lớn trong khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 78/1998/TT-BTC ngày 9 tháng 6 năm 1998.

2. Bộ Tài chính (2018), Niên giám thị trường bảo hiểm năm 2017, Nhà xuất xuất bản Tài chính, Hà Nội.

3. Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (2020), Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2019

4. Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (2021), Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2020

5. Đoàn Minh Phụng (2010), Giáo trình bảo hiểm Phi Nhân Thọ, Nhà xuất bản Tài Chính (2010)

6. Hoàng Văn Châu (2019), Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, Hà Nội

7. Hoàng Văn Hoan (2020), Kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - Học Viện Chính trị - Hành chính khu vực 1, Hà Nội.

8. Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000

9. Mai Xuân Dũng (2021), Bảo hiểm hàng hoá 2020, Tạp chí bảo hiểm – tái bảo hiểm Việt Nam - Số 1. Tháng 02/2021, tr. 16 – 8

10. Nguyễn Văn Định (2021), Thị trường và hoạt động kinh doanh bảo hiểm Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính hiện nay - Trường ĐH Kinh tế quốc dân HN, Hà Nội

11. Phan Thị Kim Cúc (2021), Giáo trình nguyên lý bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội

12. Phùng Đắc Lộc (2019), Thị trường bảo hiểm Việt Nam khi ra nhập WTO, Tạp chí bảo hiểm – tái bảo hiểm Việt Nam - Số 4. Tháng 11/2019, tr. 1-3 13. Phùng Đắc Lộc (2020), Thị trường bảo hiểm Việt Nam với việc gia nhập

WTO, Tạp chí bảo hiểm – tái bảo hiểm Việt Nam - Số. 2. Tháng 05/2020, tr. 8-12

14. Trần Hùng Dũng (2021), Thị trường bảo hiểm Việt Nam trước cơn bão khủng hoảng tài chính hiện nay - Viện Khoa học pháp lý và kinh doanh quốc tế, Hà Nội

15. Vũ Ngọc Anh (2000), Tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và thực tiễn ở Việt Nam, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội

16. Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC (2017), Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2017 Hà Nội 2017

17. Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC (2018), Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2018 Hà Nội 2018

18. Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC (2019), Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2019 Hà Nội 2019

19. Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC (2020), Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2020 Hà Nội 2020

20. Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC (2021), Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2021 Hà Nội 2021

Một phần của tài liệu Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC. (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w