Theo giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” của PGS, TS Phan Thị Thu Hà – Trường ĐH Kinh tế quốc dân, giáo trình “Quản trị Ngân hàng thương mại” của GS, TS Nguyễn Văn Tiến – Học viện ngân hàng và bài giảng kế toán quản trị của TS Đỗ Thị Mùi – Nguyên chánh Thanh tra NHNN thì có rất nhiều các mô hình đánh giá hiệu quả khác nhau trên thế giới như mô hình CAMELS (Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Kinh Doanh Của Ngân Hàng), Mô hình DEA (Data Envelopment Analysis – Mô hình bao dữ liệu), Mô hình FIRST (Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Kinh Doanh Của Ngân Hàng). Các mô hình đều có những ưu nhược điểm khác nhau tùy thuộc vào nguồn dữ liệu và hệ thống công nghệ. Tuy nhiên, các nhóm chỉ tiêu mà các mô hình hướng tới để đánh giá hiệu quả tài chính của ngân hàng đều bao gồm các nhóm chính như sau:
1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu liên quan đến tài sản nguồn vốn
Nhóm chỉ tiêu tài sản nguồn vốn cho biết được mức độ tăng trưởng chung về tài sản/nguồn vốn của ngân hàng cũng như mức độ tăng trưởng của từng loại tài sản và đóng góp của chúng trong cơ cấu tài sản nguồn vốn trong từng thời kỳ
Tốc độ tăng trưởng tài sản/nguồn vốn
= Tài sản năm n - Tài sản năm n -1
Tài sản năm n Tốc độ tăng trưởng từng loại hoạt động = Hoạt động X năm n - Hoạt động X năm n -1 Hoạt động X năm n Tỷ trọng của từng loại tài
sản nguồn vốn/tổng
= Hoạt động X năm n
Tài sản/nguồn vốn năm n
1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu liên quan đến đánh giá khả năng sinh lời
a. Nhóm chỉ tiêu về thu nhập
Thực hiện tất cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng chỉ hướng tới mục đích là đạt được mứclợi nhuận tốiđa nhất và hệ thống hoạt động an toàn, ổn định. Để đạt được mức lợi nhuận cao nhất, vấn đề chủ yếu cho các nhà
Lãnh đạo là quản lý thật tốt các khoản mục tài sản bên Có, nhất là những khoản mục về tín dụng và đầu tư, đồng thời cố gắng tăng trưởng thu từ các hoạt động dịch vụ khác tạo sức tăng trưởng ổn định cho ngân hàng. Các khoản thu nhập của ngân hàng bao gồm:
- Các khoản thu từ hoạt động tín dụng (thu lãi cho vay, thu lãi chiết khấu, phí cho thuê tài chính, phí bảo lãnh…)
- Các khoản thu từ hoạt động từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (thu lãi tiền gửi, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ…)
- Các khoản thu từ hoạt động đầu tư: Thu từ cổ tức hoạt động góp vốn, mua cổ phần; từ chênh lệch mua bán chứng khoán; từ trái tức.
- Các khoản thu từ hoạt động dịch vụ khác: Thu từ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý; Thu từ nghiệp vụ uỷ thác, đại lý; Thu từ dịch vụ tư vấn; Thu từ các hoạt động kinh doanh bảo hiểm; Thu từ dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản cho thuê tủ két sắt, cầm đồ)
Nhóm chỉ tiêu đánh giá về thu nhập bao gồm: Tốc độ tăng trưởng thu
nhập = Tổng thu nhập năm n - Tài sản năm n -1 Tổng thu nhập năm n Tốc độ tăng trưởng từng loại thu nhập = Thu nhập hoạt động X năm n - Thu nhập hoạt động X năm n -1 Thu nhập hoạt động X năm n Tỷ trọng của từng loại thu
nhập/tổng
= Thu nhập hoạt động X năm n
Tổng thu nhập năm n
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng của từng loại thu nhập và tổng thu nhập của ngân hàng nói chung qua các năm đồng thời cũng cho biết cơ cấu tỷ trọng đóng góp của từng hoạt động trong tổng thu nhập của ngân hàng
Các loại chi phí của Ngân hàng bao gồm:
- Chi phí về vốn bao gồm:các khoản trả lãi tiền gửi, tiền tiết kiệm, tiền đi vay, lãi kỳ phiếu/trái phiếu/chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng phát hành các chi phí mua cổ phiếu/trái phiếu/chứng chỉ quỹ do tổ chức khác phát hành.
- Chi phí cho dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, thông thường bao gồm: Chi về dịch vụ thanh toán, Chi về ngân quỹ (vận chuyển, kiểm đếm, bảo vệ, đóng gói)
- Chi phí dự phòng rủi ro: đây là khoản chi phí bắt buộc theo quy định của Ngân hàng nhà nước và trong trường hợp xem xét cần thiết để tăng cường dự phòng các tổn thất, các Ngân hàng thương mại có thể tăng chi phí dự phòng.
- Các chi phí quản lý (chi phí hoạt động thường xuyên) như: chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (đầu tư trụ sở, trang thiết bị máy móc, phần mềm CNTT) các các khoản phí, lệ phí, thuế và chiếm một tỷ lệ đáng kể là chi phí cho nhân viên (các khoản lương lương, phụ cấp, tiền thưởng cho cán bộ nhân viên, trang phục bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, các khoản trợ cấp cho những trường hợp khó khăn, trợ cấp vấn đề nghỉ việc), Chi phí các hoạt động khác (điện, nước, bảo vệ,...). Ngoài ra các ngân hàng còn thực hiện chi cho các hoạt động marketing, các hoạt động an sinh xã hội bên ngoài..
Tốc độ tăng trưởng chi phí = Tổng chi phí
năm n - Tài sản năm n -1 Tổng chi phí năm n Tốc độ tăng trưởng từng loại chi phí = Chi phí hoạt động X năm n - Thu nhập hoạt động X năm n -1 Chi phí hoạt động X năm n Tỷ trọng của từng loại chi
phí/tổng
= Chi phí hoạt động X năm n
Tổng chi phí năm n c. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của ngân hàng và để phát triển ổn định lâu dài, các ngân hàng hướng tới lợi nhuận bền vững. Do vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt
động qua chỉ tiêu này, các nhóm chỉ số đánh giá bao gồm:
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
= Tổng lợi nhuận
năm n
- Tài sản năm n -1
Tổng lợi nhuận năm n Tốc độ tăng trưởng từng
loại lợi nhuận
= Lợi nhuận hoạt
động X năm n
- Thu nhập hoạt động X
năm n -1 Lợi nhuận hoạt động X năm n
Tỷ trọng của từng loại lợi nhuận/tổng
= Lợi nhuận hoạt động X năm n
Tổng lợi nhuận năm n Tỷ lệ chênh lệch lãi ròng
(NIM)
= Lợi nhuận năm n
Tổng tài sản năm n d. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Tỷ suất sinh lời là quan hệ tỷ lệ (thường tính theo %) giữa số lợi nhuận thu được và số vốn bỏ vào đầu tư trong 1 kỳ hạn nhất định (năm, quý, tháng). Tỷ suất sinh lời được hiểu là khả năng sinh lời của hoạt động và có ý nghĩa sau: Là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính. Việc đánh giá khả năng sinh lời phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh lời được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện. Khả năng sinh lời có thể áp dụng cho một hoặc một tập hợp tài sản & được đánh giá qua hai chỉ số chính sau:
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity)
Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là số tiền lợi nhuận trở lại như một tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Nó cho thấy bao nhiêu lợi nhuận kiếm được của một công ty so với tổng số vốn chủ sở hữu của công ty đó.
Công thức: ROE =
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân
Ý nghĩa: Cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì cổ đông thu về bao nhiêu lợi nhuận. ROE được xuất phát điểm cho việc đánh giá tình hình tài chính của Ngân Hàng Thương Mại vì nếu ROE tương đối thấp so với những Ngân Hàng khác sẽ làm giảm đi khả năng thu hút vốn mới. Cần thiết cho sự mở rộng và duy trì vị thế cạnh tranh của Ngân Hàng trên thị trường. ROE thấp có thể hạn chế tăng trưởng của Ngân Hàng vì khi ấy Ngân Hàng không có cơ hội tích lũy để tăng vốn chủ sở hữu, trong khi hầu hết các quy định pháp lý đều rang buộc việc gia tăng tài sản của Ngân Hàng gắn chặt với việc tăng vốn chủ sở hữu. ROE có thể phân chia thành nhiều bộ phận có thể giúp dễ dàng xác định xu hướng hoạt động của Ngân Hàng.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA - Return On Assets)
Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) là một tỷ lệ tài chính cho thấy tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận mà công ty kiếm được trong mối quan hệ với các nguồn lực tổng thể của nó (tổng tài sản). Khả năng sinh lời trên tài sản là một tỷ lệ lợi nhuận quan trọng, nó cho thấy khả năng của công ty để tạo ra lợi nhuận trước đòn bẩy tài chính chứ không phải cách sử dụng đòn bẩy tài chính. Không giống như tỷ suất sinh lời khác, chẳng hạn như khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), đo lường ROA sẽ bao gồm tất cả các tài sản của công ty – bao gồm cả những phát sinh từ các khoản nợ cũng như những phát sinh từ các khoản đóng góp của các nhà đầu tư. Vì vậy, ROA sẽ cho thấy sự hiệu quả của công ty trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, nhưng chỉ tiêu này thường ít được các cổ đông quan tâm đến so với một số chỉ tiêu tài chính khác như ROE.
Công thức: ROA =
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân
Syfari (2012), Abuzar (2013) và nhiều nghiên cứu khác đã sử dụng ROA để đo lường khả năng sinh lời của Ngân Hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy ROA phụ thuộc vào nhiều nhân tố như chi phí hoạt động, khả năng thanh khoản, quy mô ngân
hàng, rủi ro tín dụng, quy mô tiền gửi khách hàng, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, cung tiền.
1.3.2.3 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả quản lý
Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản
= Tổng thu nhập Cho biết mỗi đồng tài sản sinh
ra bao nhiêu thu nhập Tổng tài sản
Tỷ lệ tổng chi phí trên tổng nguồn vốn
= Tổng chi phí Cho biết mỗi đồng nguồn vốn
ngân hàng phải trả bao nhiêu chi phí
Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập Tổng chi phí
Tổng thu nhập
1.3.2.4 Nhóm chỉ tiêu về an toàn tài chính
Ngoài các chỉ tiêu trên, hiệu quả hoạt động của ngân hàng còn được đánh giá thông qua các tỷ lệ sau:
- Tỷ lệ dự phòng qua các năm
- Tỷ lệ dự trữ thanh khoản qua các năm
- Tỷ lệ thanh khoản tài sản
- Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (ngắn – trung, đài hạn)
- CAR
- Tỷ lệ nợ quá hạn – nợ xấu