Các vấn đề tồn tại của hoạt động đầu tư trái phiếu dẫn đến ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động đầu tư trái phiếu tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam - PVcomBank. (Trang 80 - 86)

không tốt đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

2.3.3.1 Các tồn tại bên ngoài

- NHNN chưa ban hành quy định về giới hạn đầu tư trái phiếu của NHTM vào các ngành, lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, cũng như quy định về tỉ lệ

đầu tư trái phiếu/ tổng tài sản. Thông tư số 19/2017 và 02/2018/VBHN-NHNN (có hiệu lực từ 12/02/2018) quy định tổng dư nợ cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư kinh doanh TPDN của TCTD không được quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD. Quy định này không bao gồm số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp do NHTM trực tiếp đầu tư. Điều này, một mặt mâu thuẫn với quy định về cách xác định tổng dư nợ tín dụng (bao gồm cả số dư đầu tư TPDN do NHTM đầu tư); mặt khác xét về nguồn gốc của rủi ro, nếu ngân hàng cho khách hàng vay để đầu tư, hoặc ngân hàng trực tiếp đầu tư vào trái phiếu của các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, hoặc đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ thì rủi ro tiềm ẩn đều xuất phát từ doanh nghiệp phát hành. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu để có chính sách quản lý nhà nước phù hợp giữa cho khách hàng vay để đầu tư TPDN với hoạt động đầu tư TPDN của chính ngân hàng.

- Hai là, thị trường trái phiếu chưa phát triển, thể hiện ở các điểm sau:

Thứ nhất, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam có sự tăng trưởng trong những năm gần đây, nhưng nếu so sánh với các thị trường TPCP phát triển thì quy mô thị trường TPCP Việt Nam vẫn còn nhỏ. Chủng loại hàng hóa trên thị trường chưa nhiều. Sự hạn chế về hàng hóa làm nhà đầu tư không có nhiều lựa chọn trong đầu tư, thị trường kém hấp dẫn và thiếu chiều sâu, thanh khoản thị trường hạn chế, nhất là thị trường TPDN. Loại hình giao dịch trên thị trường thứ cấp còn khá đơn giản và đơn điệu. Từ khi thị trường ra đời, trái phiếu vẫn được giao dịch theo 2 phương thức chủ yếu là outright và repos. Cơ sở nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu chưa đa dạng, thiếu vắng một số nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh như quỹ hưu trí, quỹ đầu tư, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế, làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai, thông tin thị trường và cơ sở hạ tầng công nghệ vẫn còn hạn chế. Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể nhưng hệ thống thông tin thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn chưa có khả năng hỗ trợ nhiều cho phòng ngừa rủi ro, chưa giúp các thành viên tìm kiếm đối tác dễ dàng khi có nhu cầu. Hệ thống thông tin mới chỉ cung cấp dữ liệu cơ bản, chưa có nhiều thông tin giá trị gia tăng, thông tin

chưa được tổng hợp đa dạng, nhiều chiều, chưa cung cấp nhiều chỉ số mang tính dự báo, đầu tư hỗ trợ việc giao dịch của các nhà đầu tư trên thị trường. Thị trường trái phiếu hiện nay vừa thiếu công cụ, vừa thiếu thông tin giúp nhà đầu tư cũng như các bên liên quan “đọc” được rủi ro hoạt động của doanh nghiệp, cũng như trái phiếu do doanh nghiệp phát hành. Hạ tầng công nghệ về giao dịch, thanh toán bù trừ, cung cấp thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu tập trung hóa và chia sẻ thông tin, chưa kết nối với nhiều hệ thống cổng thông tin quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, thị trường chưa có các tổ chức định mức tín nhiệm, vai trò tạo lập thị trường của các tổ chức tài chính trung gian còn rất hạn chế. Thực tế phát triển thị trường trái phiếu ở các nước cho thấy, định mức tín nhiệm được coi là hoạt động quan trọng và cần thiết cho việc phát triển thị trường, song thị trường trái phiếu Việt Nam hiện vẫn còn thiếu vắng các tổ chức này. Các nhà đầu tư khi tham gia thị trường phải tự thực hiện việc đánh giá và phân tích, điều này rất mất thời gian, tốn kém và không phải nhà đầu tư nào cũng có thể tự thực hiện được. Với sự có mặt của hoạt động định mức tín nhiệm trên thị trường, việc xác định rủi ro sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Hiện nay, một số NHTM, công ty chứng khoán (CTCK) đang đảm nhận vai trò là nhà tạo lập thị trường trên thị trường TPCP, nhưng thực tế họ không mấy mặn mà do phải đối mặt với gánh nặng nghĩa vụ lớn (chẳng hạn như hàng năm phải mua một lượng TPCP lớn, phải thực hiện chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn) trong khi quyền lợi chưa tương xứng. Quyền lợi nổi bật nhất của nhà tạo lập thị trường ở Việt Nam là được sử dụng thông tin thị trường trái phiếu của HNX, nhưng cơ sở dữ liệu trên hệ thống của HNX chưa được hoàn thiện, chuẩn hóa, nên chưa hấp dẫn các tổ chức tài chính tham gia làm nhà tạo lập thị trường.

Thứ tư, môi trường pháp lý đối với hoạt động của thị trường trái phiếu chưa hoàn thiện. Kể từ khi hình thành, hệ thống khung khổ pháp lý đối với thị trường trái phiếu đã dần hoàn thiện. Sự ra đời của Luật Quản lý nợ công, Luật Đầu tư công, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán đã tạo ra nền tảng pháp lý quan trọng cho việc tổ chức phát hành, giao dịch cũng như sử dụng công cụ giao

dịch trái phiếu. Trên cơ sở đó, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành các Nghị định, Thông tư về tổ chức, quản lý và hướng dẫn thi hành các hoạt động trên thị trường.

Tuy nhiên, khung khổ pháp lý hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển TTTP, đặc biệt cơ chế chính sách về phát triển TTTP còn chưa có sự liên thông và thiếu đồng bộ với thị trường tiền tệ, tín dụng. Một số cơ chế, chính sách chưa được ban hành theo chuẩn quốc tế như: Cơ chế thiết lập nhà tạo lập thị trường trên thị trường thứ cấp; thị trường mua bán lại trái phiếu (repos) chưa phát triển do quy định về hoạt động này chưa có sự đồng bộ giữa chính sách đầu tư của các thành viên tham gia thị trường với bản chất giao dịch của sản phẩm tài chính. Hệ thống pháp lý quy định về phát hành và giao dịch TPDN cũng chưa thực sự nhất quán, đồng bộ, chưa tạo động lực, khuyến khích để hỗ trợ thị trường phát triển. Nghị quyết 78/2014 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước 2015 với quy định “phát hành TPCP kì hạn từ 5 năm trở lên đang bộc lộ bất cập. Kì hạn trung bình của TPCP đến hết năm 2019 dài hơn 13 năm, trong khi các kì hạn ngắn rất ít. Việc không phát hành TPCP dưới 5 năm gây khó khăn cho hình thành đường cong lãi suất chuẩn, ảnh hưởng không tốt đến thị trường TPDN, nhất là việc định giá, khả năng thanh khoản và không đảm bảo được tính minh bạch của thị trường.

2.3.3.2 Các tồn tại trong hoạt động đầu tư trái phiếu tại PVcomBank

Chiến lược đầu tư của Ngân hàng là áp dụng chiến lược tập trung kì hạn ngắn nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm khả năng thanh khoản hơn là mục đích tạo ra thu nhập, đồng thời tránh tổn thất về vốn khi lãi suất tăng; Chiến lược này có thể không tối đa hóa thu nhập, nhưng có lợi thế làm giảm dao động về thu nhập và không đòi hỏi nhiều chuyên môn về quản trị.

- Mặc dù ngân hàng đã ban hành quy định đầu tư trái phiếu, nhưng không có quy định chi tiết về giới hạn đầu tư từng loại trái phiếu, nhất là quy định về các giới hạn mua trái phiếu của các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm hoặc đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ. Chính sách tín dụng của Ngân hàng có quy định về các ngành, lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro cao cho từng thời kỳ và hạn chế cho vay đối với các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, căn cứ theo khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng cụ thể. Trong khi đó, các quy định, chính sách đối với hoạt động đầu tư trái phiếu chưa được xây dựng cụ thể, chi tiết, có chính sách đầu tư cho từng giai đoạn cụ thể, khu trú các ngành, lĩnh vực đang có xu hướng không ổn định, thoái trào hay rủi ro cao trong nền kinh tế để định hướng hoạt động đầu tư trái phiếu cũng như kiểm soát hoạt động này chặt chẽ, hiệu quả hơn.

- Chiến lược, quy trình thực hiện, phương pháp quản trị rủi ro trong đầu tư trái phiếu ở ngân hàng vẫn còn đơn giản và nhiều bất cập. Việc QLRR của Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc kiểm soát việc tuân thủ quy trình tác nghiệp do bộ phận kiểm soát nội bộ thực hiện, công tác đánh giá, đo lường rủi ro, đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro chưa được Ngân hàng chú trọng.

- Nguồn nhân lực cho lĩnh vực hoạt động đầu tư trái phiếu còn mỏng, một bộ phận chưa được đào tạo bài bản, chưa có kinh nghiệm nên chưa chuyên nghiệp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả nêu khái quát trực trạng hoạt động của hoạt động đầu tư trái phiếu và khái quát kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, sau đó tác giả thực hiện kiểm định qua hai phương pháp định lượng và định tính.

Đối với phương pháp định lượng, tiến hành phân tích mô hình hồi quy và kiểm định các giả định như đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan.

Từ kết quả ở trên cho thấy, đối với phương trình ROA là biến phụ thuộc thì hệ số hồi quy của SIZE, CAPITAL, TRADE, DEPOSITS, GDP mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê; hệ số hồi quy của TRADE2 mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê; hệ số hồi quy đứng trước INF mang dấu âm và không có ý nghĩa thống kê; Điều này chứng tỏ rằng SIZE, CAPITAL, TRADE, TRADE2, DEPOSITS, GDP có tác động tới sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) trong khi tác động của INF lên ROA là không có ý nghĩa thống kê (do Prob >0.01).

Đối với phương trình ROE là biến phụ thuộc thì hệ số hồi quy của SIZE, CAPITAL, TRADE, DEPOSITS, GDP mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê;hệ số hồi quy của TRADE2 mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê; hệ số hồi quy đứng trước INF mang dấu âm và không có ý nghĩa thống kê; Điều này chứng tỏ rằng SIZE, CAPITAL, TRADE, TRADE2, DEPOSITS, GDP có tác động tới sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong khi tác động của INF lên ROE là không có ý nghĩa thống kê (do Prob >0.01).

Đối với phương pháp định tính, tác giả tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các chuyên gia từ đó rút ra được các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động đầu tư trái phiếu dẫn đến các ảnh hưởng ko tốt tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NH TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ PHÙ HỢP VỚI ĐỊNH HƯỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO NGÂN HÀNG

Từ những phân tích và tổng hợp trên, dựa trên định hướng phát triển của PVcomBank và định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, Tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng đưa ra một số ý kiến đối với các cơ quan quản lý có liên quan để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Đại Chúng nâng cao tỷ suất sinh lời đầu tư trái phiếu, từ đó ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động đầu tư trái phiếu tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam - PVcomBank. (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)