1.4.2.1 Nhóm chỉ tiêu về lượng
Nhóm chỉ tiêu về lượng bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu về quy mô đầu tư
Quy mô đầu tư kinh
doanh trái phiếu =
Quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu
Tổng tài sản
Chỉ số này tính toán quy mô đầu tư vào lĩnh vực trái phiếu chiếm bao nhiêu trong cơ cấu tài sản của ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia còn tính tốc độ tăng trưởng quy mô vì đây là các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. Thông qua số liệu này cho thấy quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng kỳ sau cao hơn kỳ trước bao nhiêu %. Chỉ tiêu trên phản ánh sự mở rộng và phát triển của hoạt động.
1.4.2.2 Nhóm chỉ tiêu về đánh giá khả năng sinh lời
a. Chỉ tiêu về thu nhập Thu nhập đầu tư kinh
doanh trái phiếu =
Thu nhập đầu tư kinh doanh trái phiếu Tổng thu nhập
Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng thu nhập của NHTM thì có bao nhiêu % là từ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu đem lại. Khi phân tích chỉ tiêu này, nếu tỷ trọng này càng lớn và kỳ sau lớn hơn kỳ trước là tốt. Ngoài các chỉ tiêu về lượng trên, sự phát triển của hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM còn thể hiện qua một số chỉ tiêu khác như:
- Mức độ đa dạng hóa các đối tác giao dịch có uy tín.
- Thị phần hoạt động (Doanh số mua bán, số dư trái phiếu đang nắm giữ) b. Chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời
Nhằm để phản ánh rõ hơn về chất lượng và hiệu quả hoạt động, chúng ta cần phân tích tỷ suất sinh lời trong hoạt động trái phiếu của NHTM.
Tỷ suất sinh lời
=
Tổng thu từ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu Quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu
Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đơn vị trái phiếu mà NHTM đầu tư kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Khi phân tích chỉ tiêu này, nếu chỉ tiêu này càng lớn và kỳ sau lớn hơn kỳ trước là tốt.
1.4.2.3 Chỉ tiêu về an toàn
Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu phải gắn liền với việc đảm bảo an toàn vốn và nâng cao tỷ suất sinh lời từ hoạt động trái phiếu, được phản ánh qua các chỉ tiêu cơ bản sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn
=
Số dư trái phiếu không được thanh toán đúng hạn Quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu
Tỷ lệ này đánh giá khả năng mất vốn của NHTM trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu. Tỷ lệ này càng thấp hoặc tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn qua từng năm càng có xu hướng giảm thì chất lượng hoạt động càng cao.
Ngoài ra, ngân hàng cũng cần phân tích mối quan hệ giữa khả năng sinh lời đối với nợ quá hạn từ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu: Một ngân hàng có mức sinh lời cao chưa hẳn là tốt nếu tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng cao. Để có mức lợi nhuận như vậy có thể ngân hàng này đã chấp nhận một cơ cấu danh mục đầu tư 48 kinh doanh trái phiếu có độ rủi ro cao, đồng nghĩa với việc chất lượng hoạt động của NHTM bị ảnh hưởng đáng kể.
1.4.2.4 Nhóm chỉ tiêu về chất
- Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh trái phiếu có phù hợp với thực tế và tình hình hoạt động chung của Ngân hàng.
- Các quy trình hoạt động & chiến lược đầu tư kinh doanh trái phiếu có được thiết lập và phù hợp với chiến lược chung của toàn ngân hàng, có được rõ ràng và thiết lập các chốt kiểm soát nhằm đảm bảo đúng quy định, phù hợp với kế hoạch chiến lược đã đặt ra.
- Phương pháp quản trị rủi ro trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu: nhằm đảm bảo tính tuân thủ và hiệu quả như đưa ra các hạn mức quản trị rủi ro phù hợp và áp dụng các công cụ đánh giá đo lường rủi ro đầu tư trái phiếu để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1:
Trong Chương này, luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản về hoạt động đầu tư trái phiếu tác động đến hiệu quả hoạt động tại các Ngân hàng thương mại, lý luận cơ bản về các hoạt động của NHTM. Bên cạnh đó, luận văn đã nêu tổng quan các tiêu chí đánh giá về hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng thương mại và đặc biệt đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu tại Ngân hàng thương mại, những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư trái phiếu tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Những vấn đề trên đây là cơ sở khoa học và thực tiễn cho nội dung nghiên cứu của luận văn ở các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam Chúng Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập ngày 16/09/2013 trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank). Ngày 01/10/2013, PVcomBank chính thức hoạt động với vốn điều lệ 9000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt gần 200.000 tỷ đồng. Đến nay, PVcomBank đã phát triển mạng lưới lên đến 108 điểm giao dịch với đội ngũ hơn 4000 cán bộ nhân viên.
Với nguồn nhân lực chất lượng cao và bề dày kinh nghiệm, PVcomBank đang cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng tổ chức và cá nhân. Trong thời gian qua, PVcomBank đã và đang là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng số hóa nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ ưu việt, hướng tới mục tiêu nâng cao trải nghiệm, mang đến cho khách hàng những dấu ấn khác biệt trong sử dụng dịch vụ. Mỗi sản phẩm tài chính của PVcomBank luôn đồng hành với hàng triệu cá nhân và doanh nghiệp trong từng giai đoạn của cuộc đời, nhân lên những giá trị về tài chính, đồng thời lan tỏa nhiều niềm vui cho khách hàng.
Song song với đó, hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi cũng đã được xây dựng và triển khai thành công tại PVcomBank. Đồng thời, Ngân hàng cũng không ngừng kiện toàn cơ cấu quản trị doanh nghiệp, hoàn thiện các chính sách dành cho người lao động, xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả.
Bằng những cố gắng, nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và đa dạng tiện ích cho khách hàng, PVcomBank đã được ghi nhận thông qua hàng loạt các giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế như: Ngân hàng có giải pháp quản lý dòng tiền mặt doanh nghiệp hiệu quả 2019; Ngân hàng có sản
phẩm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất Việt Nam năm 2018, 2019; Ngân hàng có ứng dụng thanh toán di động phát triển nhanh nhất Việt Nam 2019, Ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2019; Ngân hàng có sản phẩm Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 2018; Ngân hàng có sản phẩm Online Banking sáng tạo hiệu quả nhất Việt Nam 2018; Ngân hàng bán lẻ đổi mới hiệu quả nhất Việt Nam 2017; Ngân hàng có sản phẩm Mobile Banking sáng tạo hiệu quả 2017; Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2017, 2018 ..v.v..
Những giải thưởng này một lần nữa khẳng định cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín và sức cạnh tranh nổi bật của PVcomBank trên thị trường tài chính, đồng thời khẳng định định hướng phát triển đúng đắn của Ngân hàng trong thời gian qua.
Với khẩu hiệu hành động “Ngân hàng không khoảng cách”, PVcomBank luôn hướng tới việc xây dựng hình ảnh một Ngân hàng thân thiện, tận tụy, vì sự thành công của khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ trở thành Ngân hàng chuẩn mực trong cung cấp dịch vụ; với phong cách chuyên nghiệp, lấy lợi ích của khách hàng – đối tác làm mục tiêu hành động, đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cộng đồng và gia tăng giá trị cho cổ đông.
2.1.2 Sơ đồ tổ chức
PVcomBank tổ chức mô hình quản trị Ngân hàng dựa trên các quy định của Pháp luật Việt Nam, quy định của NHNN, các quy chuẩn thông lệ Quốc tế và tư vấn từ đối tác chiến lược BCG. Theo đó, Hội đồng Quản trị thừa ủy quyền của Đại hội đồng Cổ đông cam kết thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình trên cương vị đại diện cho Ngân hàng PVcomBank. Hội đồng Quản trị quản lý hoạt động ngân hàng thông qua việc giám sát, rà soát và cung cấp các hướng dẫn trong quá trình thiết lập định hướng chiến lược. Hội đồng Quản trị thành lập các Ủy ban nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Các Ủy ban được tổ chức nhằm nâng cao năng lực của Hội đồng Quản trị.
Trong năm 2016, PVcomBank tiếp tục áp dụng mô hình quản trị Ngân hàng hiện đại, đó là Mô hình “Quản trị tập trung theo Khối nghiệp vụ” tại Hội sở. Việc xây dựng và áp dụng mô hình này giúp các chi nhánh giảm được thời gian tác
nghiệp để tập trung chủ yếu vào công tác phát triển khách hàng, đẩy mạnh hoạt động bán hàng; Việc quản trị nghiệp vụ được chuyển về các đơn vị tại Hội sở chính.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý NH TMCP Đại Chúng Việt Nam
Nguồn: Website NH TMCP Đại Chúng Việt Nam (2021)
2.1.3 Các hoạt động QTRR
Ngay từ những năm thành lập Ngân hàng và đặc biệt là việc mời BCG để xây dựng chiến lược phát triển PVcomBank đã thể hiện tầm nhìn của Ban lãnh đạo Ngân hàng PVcomBank. Thực hiện theo chiến lược, quản trị rủi ro được đặt ngang hàng với mục tiêu kinh doanh theo phương châm “tăng trưởng ổn định, an toàn”.
Hệ thống quản trị của ngân hàng được phân làm ba tầng: tầng 1 là tầng thực hiện nghiệp vụ và cũng là tầng kiểm soát đầu tiên (các chi nhánh, đơn vị kinh doanh
UỶ BAN NHÂN SỰ
ỦY BAN TÍN DỤNG
ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO
ỦY BAN XỬ LÝ RỦI RO
ỦY BAN TÁI CẤU TRÚC & XỬ LÝ NỢ
HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT KIỂM TOÁN NỘI BỘ
VP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG ALCO HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG HỘI ĐỒNG SẢN PHẨM HỘI ĐỒNG XỬ LÝ NỢ VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ CÁC CHI NHÁNH PGD VĂN PHÒNG KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP KHỐI KHÁCH HÀNG DN LỚN KHỐI NGUỒN VỐN & THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM KHỐI VẬN HÀNH KHỐI QUẢN LÝ VÀ TÁI CẤU TRÚC TÀI SẢN KHỐI QUẢN TRỊ RỦI RO KHỐI TÁI THẨM VÀ PHÊ DUYỆT KHỐI QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC KHỐI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHỐI PHÁP CHẾ VÀ TUÂN THỦ KHỐI TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BAN MARKETIN G & TRUYỀN THÔNG
trực tiếp), tầng 2 là tầng đưa ra các chính sách và kiểm soát rủi ro, kiểm tra để đảm bảo tính tuân thủ (Khối QTRR, Khối PC&TT, các phòng chính sách của các Khối kinh doanh) và tầng 3 là đưa ra các chiến lược và kiểm soát độc lập (HĐQT, Ban kiểm soát và Kiểm toán nội bộ)
PVcomBank đã xây dựng hệ thống các văn bản nội bộ (Quy chế, quy trình, quy định, hướng dẫn) cho gần như hết tất cả các hoạt động của Ngân hàng nhằm hướng dẫn cụ thể cho cán bộ nhân viên thực hiện nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp. Trong đó, nhiều văn bản nghiệp vụ đã theo chuẩn quốc tế, các khâu đều có các chốt kiểm soát đảm bảo nguyên tắc hai tay bốn mắt. Tất cả các văn bản nội bộ không những được điều chỉnh thường xuyên mà đều được rà soát hàng năm để cải tiến tăng cường hiệu quả và phù hợp với những thay đổi của chính sách pháp luật.
Bên cạnh đó, hiện tại, PVcomBank cũng đang triển khai các dự án quản trị rủi ro như dự án Basel 2, dự án nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Ở PVcomBank, việc không tuân thủ các quy định của Ngân hàng và pháp luật bị đánh giá trực tiếp vào KPIs cũng như bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm, chính vì vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ của PVcomBank được đánh giá hiệu quả trong những năm gần đây.
2.1.4 Các hoạt động quản lý khác
a. Về Công nghệ thông tin
Xu hướng 4.0 là xu hướng tất yếu do vậy, ở PVcomBank, hệ thống CNTT luôn được Nhà quản trị quan tâm đầu tư. Hệ thống phần mềm ngân hàng lõi đã được golive từ 2015 và cho đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng vẫn đang cùng các chuyên gia công nghệ nâng cấp các phân hệ nhằm đảm bảo nhu cầu quản trị và nhu cầu nghiệp vụ.
b. Về nhân sự:
Với hơn 4.000 cán bộ nhân viên tại thời điểm hiện tại (gấp đôi số cán bộ nhân viên thời điểm hợp nhất 2013, trong đó 27% trình độ trên cao học, 70% trình độ đại học và gần 3% dưới đại học (chủ yếu lễ tân và nhân viên kho quỹ) tại hơn 120 chi nhánh và Hội sở so với các NHTM có cùng quy mô khác thì PVcomBank có chất
lượng nhân sự khá cao. Bên cạnh đó, độ tuổi trung bình của CBNV hơn 29 tuổi cho thấy Ngân hàng có sức trẻ, có khả năng sáng tạo và cống hiến cao trong công việc.
Nhân sự của PVcomBank tập chung chủ yếu tại Hội sở, các siêu chi nhánh tại các địa bàn kinh tế trọng điểm (Hà nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh & Cần Thơ) là phù hợp với chiến lược phát triển của Ngân hàng.
c. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị
PVcomBank được các tổ chức đánh giá là Ngân hàng thương hiệu mạnh vì có cơ sở vật chất, trụ sở nổi bật, đầy đủ đáp ứng nhu cầu công việc. Đa số các chi nhánh đều nằm ở vị trí kinh tế trọng điểm của các tỉnh thành phố. Một số ít các chi nhánh cũ của WesternBank đang được cái thiện nâng cấp sửa chữa hoặc tiến hàng di dời sang trụ sở mới khang trang to đẹp hơn.
PVcomBank cũng đã triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu hiện đại ngay từ khi mới hợp nhất nên tất cả các trang thiết bị, phòng giao dịch, trang phục và biển hiệu đều được thống nhất tại tất cả các đơn vị kinh doanh trong cả nước.
Hệ thống công cụ hỗ trợ như đào tạo trực tiếp và trực tuyến, họp trực tuyến cũng được đầu tư và nâng cấp thường xuyên.
Bên cạnh đó, điểm khác biệt của PVcomBank so với các Ngân hàng khác ở chỗ PVcomBank xây dựng thư viện với rất nhiều các đầu sách quý được cán bộ nhân viên cùng góp sức, ngoài ra, ngân hàng còn xây dựng hệ thống các tài liệu trên thư viện điện tử.
d. Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động nghiệp vụ, PVcomBank còn tham gia công tác an sinh xã hội và xác định đó cũng là một phần trách nhiệm của mình với cộng đồng. Các chương trình tổ chức tết cho trẻ em dân tộc vùng cao hay tết thiếu nhi, trung thu do đầu mối công đoàn tổ chức thường xuyên hàng năm hoặc các chương trình tết cho người nghèo tại từng địa phương, thăm và tặng quà cho người có công với cách mạng hoặc chương trình đồng hành phòng chống covid trong thời gian qua đã diễn ra sôi nổi. PVcomBank đã ủng hộ hàng tỷ đồng để trang bị xe cứu thương, máy
móc thiết bị cho tuyến đầu cũng như hỗ trợ các bệnh nhân F0 trong và ngoài ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng triển khai quỹ PVcomBank cùng nhau vượt khó để hộ trợ hàng tỷ đồng cho các cán bộ chẳng may bị bạo bệnh hoặc gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Những tấm lòng tương thân tương ái là sợi chỉ đỏ gắn kết người PVcomBank càng bền chặt hơn.
2.1.5 Kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam