Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. (Trang 110 - 120)

Hiện nay với tần suất và mức độ thiệt hại từ các hành vi vi phạm của các chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường vốn ngày càng nhiều, thậm chí còn khó xác định đượng tội danh để đưa ra chế tài tương ứng. Do vậy, việc chú trọng nâng cao năng lực nhân sự thực hiện thanh tra, giám sát là điều cấp bách và cần thiết trong mọi thời kỳ, cụ thể:

Thứ nhất, cần nâng cao mức độ chuyên sâu và nắm chắc hệ thống pháp luật Việt Nam. Cụ thể với đội ngũ cán bộ thanh tra hiểu sâu cũng như có tư duy hệ thống hành lang pháp lý giúp công tác giám sát được áp dụng với đúng chủ thể và định danh được các hành vi vi phạm, để từ đó đưa ra các cách thức thanh tra kịp thời, nhanh chóng.

Thứ hai, cần tập trung đào tạo kiến thức chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách, tạo điều kiện cũng như nâng cao nghiệp vụ thông qua các khóa học trong và ngoài nước. Đồng thời, cũng cần gia tăng số lượng cán bộ thanh tra, giám sát bằng cách tạo ra các cơ chế thu hút, khuyến khích cán bộ có năng lực chuyên môn vào làm việc.

Thứ ba, ban hành các chính sách thu hút nhân tài trong công tác xây dựng, phát triển hệ thống công nghệ thông tin nhằm áp dụng vào quản lý thị trường vốn. Để làm được điều này, Chính phủ cần thay đổi tư duy từ việc thêu các chuyên gia nước ngoài sang cách thức kêu gọi nhân tài trong nước. Tiếp đến, đưa ra các tiêu chuẩn để tuyển chọn cũng như trả mức lương và các chế độ đại ngỗ tương xứng. Từ đó, góp phần xây dựng hệ thống công nghệ quản lý thị trường vốn được bền vững, không phụ thuộc vào nước ngoài cũng như tiếp kiệm được các chi phí trung gian liên quan trong việc thuê chuyên gia sang Việt Nam.

Qua đó, việc không ngừng nâng cao năng lực nhân sự trong công tác quản lý thị trường vốn giúp Ủy ban chứng khoán Nhà nước thực thi tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và góp công sức rất lớn trong việc thanh lọc thị trường. Từ đó, đảm bảo được tính thực thi pháp luật trên thị trường vốn và đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng; giúp duy trì thị trường hoạt động ổn định. Đồng thời, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, cũng như củng cố và giữ vững niềm tin vào thị trường vốn.

KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu thị trường vốn tại các nước trong khu vực Châu Á với điển hình là hai quốc gia là Trung Quốc và Singapore, cho thấy hầu hết đều ghi nhận vai trò quan trọng của các cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý thị trường vốn. Để thị trường vốn luôn ở trạng thái phát triển thì chắc chắn các cơ quan quản lý sẽ không bao giờ buông lỏng, hay tạo kẽ hở cho các hoạt động có tính rủi ro cao, hoặc tạo cơ hội cho hành vi vi phạm pháp luật diễn ra. Điều này, đồng nghĩa với việc cho dù là thị trường vốn đã được phát triển hay là thị trường đang phát triển thì vẫn sẽ luôn tồn đọng những vấn đề trong quản lý và từ đó cần chú trọng, tập trung giải quyết. Những vấn đề xoay xung quanh công tác quản lý thị trường vốn bao gồm: Hệ thống pháp luật, cách áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hay thậm chí ngay chính vấn đề nội tại trong các cơ quan lý liên quan đến công tác giám sát, thanh tra, xử phạt… Đây đều là những vấn đề luôn cần sự xem xét, điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của thị trường vốn.

Đối với thị trường vốn Việt Nam được coi là một thị trường còn non trẻ thì không thể thiếu vắng vai trò quản lý của các cơ quan chuyên trách, nhằm tạo ra sự thống nhất và toàn diện của thị trường vốn. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển thị trường vốn Việt Nam tất yếu sẽ có các vấn đề trong công tác quản lý đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là vấn đề hết sức mới mẻ và phức tạp và trong phạm vi của luận án, tôi đã tập trung nghiên cứu và đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thị trường vốn như sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến hiệu quả quản lý thị trường vốn và làm cơ sở để nghiên cứu các phần tiếp theo.

- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thị trường vốn tại một số quốc gia trên thế giới, điển hình là Trung Quốc và Singapore thông qua cơ cấu tổ chức, cơ chế giám sát và mô hình quản lý hiện nay những gắn với bối cảnh cách mạng công ngiệp 4.0.

- Làm rõ thực trạng công tác quản lý thị trường vốn Việt Nam hiện nay thể hiện rõ nhất tại quy mô tổ chức, hoạt động quản lý, cơ chế giám sát, mô hình quản lý.

- Đưa ra quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam thông qua các định hướng, phương hướng phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.

- Đưa ra các giải pháp cốt lõi làm cơ sở để thực hiện các biện pháp áp dụng vào giải quyết vấn đề bất cập hiện tại trong công tác quản lý thị trường vốn gắn với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Cùng với những định hướng phát triển nền kinh tế Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm quản lý thị trường vốn của các quốc gia trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường vốn Việt Nam sẽ ngày càng được hoàn thiện, khắc phục những thiếu sót hiện tại và nhằm hướng đến mục tiêu phát triển thị trường vốn bền vững, minh bạch, công bằng.

Mặc dù trong quá trình nghiên cứu và với sự cố gắng liên tục nhưng luận văn vẫn sẽ còn có nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực, để góp phần hoàn thiện hơn công trình nghiên cứu luận văn này. Bên cạnh đó, hy vọng rằng kết quả nghiên cứu này có thể đóng góp phần nào công sức nhỏ bé vào việc quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. PGS.TS Phạm Văn Hùng, Thị trường vốn, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội 2005.

2. Chuyên đề CĐ.18.01, Tác động của công nghệ tài chính (Fintech) đối với ngành quản lý quỹ Việt Nam, Vụ quản lý quỹ - Ủy Ban chứng khoán Nhà nước, năm 2018.

3. Đề tài UB.19.04, Cơ chế quản lý đối với công ty chứng khoán trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Vụ Quản lý kinh doánh - Ủy Ban chứng khoán Nhà nước, năm 2019.

4. Đề tài UB.20.02, Ứng dụng hệ thống giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các ty chứng khoán tại Việt Nam, Vụ Quản lý kinh doánh - Ủy Ban chứng khoán Nhà nước, năm 2020.

5. TS. Nguyễn Hải Thập, Quá trình hình thành và quản lý thị trường chứng khoán ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngoại Thương, năm 2005.

6. PGS.TS Đặng Thị Nhàn, Thị trường vốn và việc phát triển thị trường vốn ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngoại Thương, năm 1996.

7. ThS. Phạm Lê Hiền, Công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường vốn Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngoại Thương, năm 2007.

8. ThS. Võ Anh Thái, Thị trường chứng khoán một số nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm áp dụng tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại Thương, năm 1996.

9. Bách khoa toàn thư, Thị trường vốn, năm 2021 tại địa chỉ:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%8B_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_v% E1%BB%91n, truy cập ngày 15/12/2021.

10.Bộ Tài chính, Tin tức tài chính, Hà Nội 2021 tại địa chỉ:

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/pages_r/l/chi-tiet-tin-tin-tuc-tai-chinh, truy cập ngày 08/12/2021.

11.Báo điện tử Chính phủ, Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả giám sát thị trường vốn, năm 2021, tại địa chỉ: Hiện đại hóa hệ thống CNTT, nâng hiệu quả giám sát TTCK (baochinhphu.vn), truy cập ngày 19/11/2021.

12.Báo điện tử Chính phủ Việt Nam, Xây dựng thị trường vốn thống nhất, chuyên nghiệp, phát triển vững mạnh hơn, hiệu quả hơn, năm 2021, tại địa chỉ: Xây dựng thị trường vốn thống nhất, chuyên nghiệp, phát triển vững mạnh hơn, hiệu quả hơn (baochinhphu.vn), truy cập ngày 11/12/2021.

13.Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đưa chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu của nền kinh tế, năm 2021, tại địa chỉ: Đưa chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu của nền kinh tế (dangcongsan.vn), truy cập ngày 18/11/2021.

14.Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Fintech và thách thức trong quản lý ngành chứng khoán, năm 2019, tại địa chỉ: Fintech và thách thức trong quản lý ngành chứng khoán (dangcongsan.vn), truy cập ngày 12/11/2021.

15.Báo tuổi trẻ, Bị phạt vì dùng 102 tài khoản để thao túng cổ phiếu, năm 2022, tại địa chỉ: Bị phạt vì dùng 102 tài khoản để thao túng cổ phiếu - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn), truy cập ngày 09/01/2022.

16.Báo tài chính Việt Nam, Hoàn thiện khung khổ pháp lý, thúc đẩy thị trường vốn phát triển an toàn, bền vững, năm 2022 tại địa chỉ: LONGFORM: Hoàn thiện khung khổ pháp lý, thúc đẩy thị trường vốn phát triển an toàn, bền vững | Thời báo Tài chính Việt Nam (thoibaotaichinhvietnam.vn), truy cập ngày 12/01/2022.

17.Đảng Cộng Sản, Văn kiện Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ XIII, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, năm 2021, tập 1.

18.Đảng Cộng Sản, Văn kiện Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ XIII, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, năm 2021, tập 2.

19.Hà Ly, Cập nhập tính thanh khoản của thị trường vốn Việt Nam, năm 2021, tại địa chỉ: https://thebank.vn/blog/20486-cap-nhat-tinh-thanh-khoan-cua-thi-truong- chung- khoan-viet-nam.html, truy cập ngày 16/11/2021.

20.Lê Thành Hưng, Thanh khoản trong Phân tích kỹ thuật chứng khoán, năm 2021, tại địa chỉ:

https://www.tcbs.com.vn/vi_VN/ho-tro/chi-tiet?chuyen-muc=61&url=thanh- khoan-trong-phan-tich-ky-thuat-chung-khoan, truy cập ngày 15/11/2021.

21.Nghị định số 87/2017/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính ban hành ngày 26/07/2017, thư viện pháp luật năm 2017.

22.Phương Trương, Tổng quan về thị trường vốn, Tạp chí Saga, năm 2015 tại địa chỉ:

https://www.saga.vn/tong-quan-ve-thi-truong-von~42454, truy cập ngày 15/12/2021

23.Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Bộ nguyên tắc xây dựng và quản lý chỉ số cổ phiếu năm 2015 – ban hành kèm theo Quyết định số: 605/QĐ-SGDHN ngày 31/10/2014, năm 2015.

24.Trang thông tin Bộ Trưởng Bộ Tài chính, Định hướng phát triển thị trường vốn giai đoạn 2021 – 2030, năm 2022, tại địa chỉ: Tin bộ trưởng (mof.gov.vn), truy cập ngày 07/02/2022.

25.Tạp chí Tài chính, Thị trường vốn Việt Nam khẳng định kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, năm 2022, tại địa chỉ: Thị trường vốn Việt Nam khẳng định kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế (tapchitaichinh.vn), truy cập ngày 01/02/2022.

26.Tạp chí Tài chính, Phát triển thị trường vốn trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, Hà Nội 2022 tại địa chi:

Phát triển thị trường vốn trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế (tapchitaichinh.vn), truy cập ngày 06/01/2022.

27.Tạp chí Ngân hàng, Tác động của Fintech đối với hệ thống ngân hàng - Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam, năm 2020, tại địa chỉ: Tác động của Fintech đối với hệ thống ngân hàng - Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam (tapchinganhang.gov.vn), truy cập ngày 12/11/2021.

28.Tạp chí Tài chính, Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán, năm 2017, tại địa chỉ: Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán (tapchitaichinh.vn), truy cập ngày 22/11/2021.

29.Tạp chí Tài chính, Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ công tác quản lý, giám sát thị trường vốn, năm 2021, tại địa chỉ: Ứng công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ công tác quản lý, giám sát thị trường vốn (tapchitaichinh.vn), truy cập ngày 20/11/2021.

30.Tạp chí Tài chính, Nâng cao hiệu quả giám sát thị trường vốn Việt Nam, năm 2021, địa chỉ: Nâng cao hiệu quả giám sát thị trường vốn Việt Nam (tapchitaichinh.vn), truy cập ngày 19/11/2021.

31.Tạp chí Tài chính, Tăng cường thanh tra, giám sát trên thị trường vốn, năm 2022, tại địa chỉ: Tăng cường thanh tra, giám sát trên thị trường vốn (tapchitaichinh.vn), truy cập ngày 03/02/2022.

32.Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn trong tiếp cận cuộc cách mạng 4.0, năm 2018, số ấn phẩm 237, tại địa chỉ: Chi tiết ấn phẩm (ssc.gov.vn), truy cập ngày 20/11/2021.

33.Ủy ban chứng khoán Nhà nước, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, thanh tra, giám sát thị trường vốn, năm 2020, tại địa chỉ: https://www.ssc.gov.vn, truy cập ngày 20/12/2021.

34.Ủy ban chứng khoán Nhà nước, 20 năm- nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin của thị trường chứng khoán ngày càng hoàn thiện, năm 2020, tại địa chỉ:

https://www.ssc.gov.vn, truy cập ngày 22/12/2021.

35.Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Một số điểm nhấn của thị trường vốn Việt Nam, năm 2022, tại địa chỉ:

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet- tin? dDocName=MOFUCM221816, truy cập ngày 19/01/2022.

36.Tạp chí Ngân hàng, Xây dựng chỉ số minh bạch và công bố thông tin cho các công ty niêm yết trên thị trường vốn, năm 2017, tại địa chỉ: https://tapchinganhang.gov.vn/xay-dung-chi-so-minh-bach-va-cong-bo-thong-tin-

cho-cac-cong-ty-niem-yet-tren-thi-truong-chung-khoan-.htm, truy cập ngày 18/01/2022.

37.Báo đầu tư, UPCOM sẽ nhiều điểm mới, tại địa chỉ:

https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/upcom-se-co-nhieu-diem-moi- post286365.html, năm 2021, truy cập ngày 19/01/2022.

38.Tạp chí tài chính, Thêm Quy chế Tổ chức và quản lý thị trường UPCOM, tại địa chỉ: https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/them-quy-che-to-chuc-va-quan-ly-thi- truong-upcom-313491.html, năm 2019, truy cập ngày 19/01/2022.

39.Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cần củng cố và bổ sung tính thị trường cho Upcom, tại địa chỉ: http://www.ssc.gov.vn, năm 2019, truy cập ngày 19/01/2022.

Tiếng Anh

1. V.A. Avadhani, Capital Market Management, Himalaya Publishing House, Fourth Revised Edition 2011.

2. Financial Stability Board, Fintech and Market Structure in Financial Services: Market Developments and Potential Financial Stabilications, 2019, address:

https://www.fsb.org/wp-content/uploads/P140219.pdf.

3. Singapore Exchange, 2021, address: https://www.sgx.com/

4. Monetary Authority of Singapore, 2021, address: https://www.mas.gov.sg

5. Infosys BPM, How are Capital Markets pacing with Digital Transfomation? 2021, address:https://www.infosysbpm.com/blogs/bpm-analytics/how-are-capital-

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. (Trang 110 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w