Hoàn thiện công tác giám sát, thanh tra và xử phạt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. (Trang 105)

3.2.3.1. Hoàn thiện công tác giám sát

Trước năm 2021 công tác giám sát hoạt động thị trường vốn Việt Nam được thực hiện theo quy trình hai tuyến và có sự phối hợp chặt chẽ. Đầu tiên là Sở giao dịch chứng khoán sẽ đơn vị giám sát trực tiếp và phát hiện ra các hành vi vi phạm. Tiếp đó là Ủy ban chứng khoán Nhà nước sẽ giám sát thị trường vốn ở tuyến hai và là đơn vị thực hiện giám sát sâu và làm rõ các dấu hiệu vi phạm. Tuy nhiên, sau khi Luật chứng khoán 2019 ra đời có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021, theo đó công tác giám sát có sự

điều chỉnh, thay đổi. Cụ thể là sẽ thực hiện theo ba cấp độ khác nhau. Cấp giám sát đầu tiên chính là các công ty chứng khoán theo đó, đây là sẽ đơn vị tham gia với vai trò là trực tiếp. Tiếp đến sẽ là Sở giao dịch chứng khoán; Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán sẽ là hai tổ chức thực hiện chức năng giám sát ở cấp thứ hai và sau cùng ở cấp thứ ba sẽ là Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Từ việc phân rõ thành ba cấp giám sát sẽ kéo theo công tác đảm bảo tính minh bạch và bảo mật thông tin theo đúng tiêu chí quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, khi thị trường vốn Việt Nam ngày càng phát triển và mở rộng, hội nhập với quốc tế thì không thể tránh khỏi các hành vi vi phạm ngày càng đa dạng, khó nhận diện. Với sự phát triển khoa học công nghệ trong bối cảnh cạnh mạng 4.0, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải nỗ lực hơn nữa trong công tác giám sát. Theo đó, có một số giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giám sát thị trường vốn bao gồm:

Thứ nhất, nâng cấp và phát triển hệ thống giám sát thị trường vốn theo mô hình ba cấp độ hiện nay cũng như định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng theo mô hình bốn cấp độ trong tương lại. Đồng thời, trong hệ thống giám sát, theo dõi các hoạt động diễn ra trên thị trường vốn tính hợp thêm tính năng đưa ra cảnh báo sớm cho các cơ quan lý, để từ đó bảo vệ các nhà đầu tư trước những rủi ro từ hành vi vi phạm pháp luật xuất phát từ chủ thể phát hành. Cụ thể, sử dụng một số biện pháp mang tính kỹ thuật công nghệ cao để ngăn ngừa, hạn chế tối đa hành vi thao túng thị trường. Đồng thời, đưa ra cảnh báo công khai đến công chúng, để các nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn kỹ trước khi thực hiện giao dịch mua hoặc bán trên thị trường vốn. Việc nâng cấp hệ thống giám sát kết hợp với cảnh báo sớm sẽ trở thành trợ thủ đắc lực cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước, góp phần kiểm tra các hoạt động giao dịch trên thị trường vốn tuân thủ đúng quy định pháp luật. Kèm với đó sẽ hạn chế được các giao dịch có diễn biến theo chiều hướng bất thường và từ đó nâng cao được tính minh bạch trên thị trường vốn sẽ góp phần tạo niềm tin từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thứ hai, cần tập trung nâng cấp hệ thống bảo mật thông tin để từ đó tạo cơ sở làm nền tảng cho sự phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin mới trên thị trường vốn. Hiện tại hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đã triển khai và đáp ứng được khả

năng lưu trữ các dữ liệu cốt lõi của thị trường, hệ thống máy chủ đã đáp ứng được các yêu cầu đối với các ứng dụng hiện có của Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Nhưng vẫn cần nâng cấp hệ thống trong việc kết nối mạng cục bộ từ Ủy ban chứng khoán Nhà nước đến mạng diện rộng của Bộ Tài Chính, các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán; nhằm dễ dàng quản lý, vận hành, điều tiết thị trường vốn được thống nhất và nhanh chóng. Đồng thời cần xây dựng và triển khai hệ thống an toàn bảo mật giữa các cơ quản lý theo đúng tiêu chuẩn mà Bộ Tài chính đề ra.

Thứ ba, hoàn thiện cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu mang tính hệ thống các thông tin trong thị trường vốn, để làm cơ sở phân cấp và chuyên biệt hóa trong công tác giám sát. Cụ thể, thông qua hệ thống để có thể tự động hóa việc phân luồng cấp giám sát thường xuyên và đồng thời đưa ra được tiêu chí giám sát vĩ mô cho toàn thị trường nhằm nâng cấp hệ thống. Qua đó, góp phần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các diễn biến bất thường đối với thị trường vốn.

3.2.3.2. Hoàn thiện công tác thanh tra, xử phạt

Tuy rằng, trong năm 2021 vừa qua việc thanh tra, giám sát đã được Ủy ban chứng khoán chủ động triển khai và xử phạt các hành vi vi phạm trên thị trường vốn. Đồng thời, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã triển khai 01 đoàn thanh tra định kỳ, 06 đoàn kiểm tra định kỳ và 31 đoàn kiểm tra đột xuất. Nhưng với sự phát triển của thị trường vốn và các hành vi vi phạm liên tục tái diễn với quy mô và mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn, nên trong thời gian tới Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần tăng cường công tác triển khai các đoàn thanh tra đột xuất các giao dịch bất thường, để từ đó xử lý nghiêm các dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Đối với công tác thanh tra, xử phạt được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian sắp tới đặc biệt là trong giai đoạn thị trường vốn Việt Nam đang trên đà phát triển, cũng như hội nhập với quốc tế. Theo đó, cần tập trung triển khai công tác thanh tra, xử phạt các hành vi vi phạm trên thị trường vốn gắn liền với hệ thống công nghệ cao, nhằm góp phần giúp thị trường phát triển ổn định, bền vững và công khai, minh bạch, cụ thể:

Thứ nhất, xây dựng phần mềm cảnh báo rủi ro được gắn với các tiêu chí định lượng mức độ ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến thị trường vốn, để từ đó thực hiện công tác thanh tra kịp thời. Đồng thời, tích hợp với phần mềm giám sát thị trường vốn, để từ đó có cơ sở xác định rõ thẩm quyền quản lý và bổ dọc quyền hạn, trách nhiệm tương ứng. Ví dụ, thông qua hệ thống định lượng mức độ ảnh hưởng lên thị trường vốn sẽ giúp cơ quan quản lý định danh rõ các hành vi vi phạm pháp luật với các mức độ khác nhau và từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục sự cố và chế tài xử phạt tương xứng.

Thứ hai, đối với công tác thanh tra, giám sát các hoạt động cung cấp dịch vụ trên thị trường vốn nói chung và dịch vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp nói riêng, để giảm thiểu các công đoạn kiểm tra, xác thực trong công tác thanh tra của Ủy ban chứng khoán Nhà nước thì cần chú trọng tập trung phát triển phần mềm có tính năng nhận diện dấu hiệu vi phạm. Cụ thể là khi kết nối với cơ sở hạ tầng quản lý các hoạt động trên thị trường vốn sẽ giúp cơ quan quản lý phát hiện ngay lập tức các doanh nghiệp có dự định phát hành chứng khoán với khối lượng lớn, lãi suất cao thông qua phần mềm công bố thông tin. Đồng thời, phát hiện ra các công ty có tình trạng “sức khỏe” yếu nhưng lại muốn huy động nguồn vốn dài hạn từ việc phát hành trái phiếu ra công chúng thông qua phần mềm lưu trữ dữ liệu báo cáo tài chính theo quý, năm của chính công ty đó.

Qua đó, vấn đề cấp thiết hiện nay chính là hoàn thiện công tác thanh tra, xử phạt nhưng được gắn liền với cơ sở hạ tầng công nghệ cao. Điều này, sẽ góp công sức lớn trong việc thanh lọc và giúp thị trường vốn được xây dựng, phát triển theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước đã đề ra, bao gồm: công bằng, minh bạch thông tin và duy trì hoạt động ổn định. Đồng thời, việc tập trung xây dựng và áp dụng phần mềm hỗ trợ công tác thanh tra, xử phạt sẽ góp phần giúp Chính phủ tiết kiệm được ngân sách quốc gia trong vấn đề chi phí nhân sự, do các công đoạn thủ công như tìm hiểu, thu thập thông tin, kiểm tra, giám sát các hoạt động bất thường trên thị trường vốn đã được hệ thống hỗ trợ thực hiện. Bên cạnh đó, giải pháp này sẽ giúp Chính phủ giải quyết vấn đề năng lực chuyên môn của cán bộ còn bị hạn chế, thiếu sót; trong khi vẫn có thể hoàn thành công tác thanh tra, xử phạt với đúng chủ thể, đúng hành vi vi phạm.

3.2.4 Hoàn thiện cơ chế phối hợp

Để đưa ra các giải pháp mang tính toàn diện trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, xử phạt vi phạm đối với các chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường vốn thì không thể không nhắc đến cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức quản lý với nhau.

Mặc dù, hiện tại đã có cơ chế phối hợp trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra giữa Ủy ban chứng khoán Nhà nước với các Sở giao dịch chứng khoán (bao gồm: HNX và HOSE) và Trung tâm Lưu ký chứng khoán; nhưng không thể dừng lại ở quy mô các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn phải xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức tự quản, các tổ chức trung gian. Chẳng hạn như công ty chứng khoán, ngân hàng và sắp tới theo mô hình quản lý thị trường vốn trong tương lai sẽ có thêm các công ty con trực thuộc Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Do vậy, để có thể xây dựng cơ chế phối hợp toàn diện giữa các đơn vị, tổ chức, cơ quan quản lý với nhau thì không thể thiếu vai trò của công nghệ thông tin, cụ thể:

Thứ nhất, để giảm thiểu các chi phí phát sinh từ việc xây dựng phần mềm thì điều đầu tiên cần nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu đang có, để đảm bảo nền tảng cơ cản trong công tác quản lý. Cụ thể, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần thực hiện nâng cấp tổng thể đối với toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu cốt lõi, bao gồm: hệ thống quản lý công ty chứng khoán, quản lý quỹ; cơ sở dữ liệu các nhà đầu tư; cơ sở dữ liệu người hành nghề chứng khoán. Bên cạnh đó, không quên phát triển các hệ thống bao gồm: hệ thống công bố thông tin trên thị trường (IDS); hệ thống giám sát giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh (MSS).

Thứ hai, việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống lưu trữ công nghệ thông tin cũng như xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ủy ban chứng khoán Nhà nước với các tổ chức trực tiếp và gián tiếp trong công tác quản lý thị trường vốn đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và công sức. Do vậy, bước đầu tiên Chính phủ cần tập trung nâng cấp phần cứng, để tăng khả năng lưu trữ, xử lý giữ liệu và thực hiện hóa hệ thống kinh tế số ở quy mô tổng thể và mang tính ứng dụng cao. Việc nâng cấp hạ tầng cơ sở dữ liệu lưu trữ hiện hành sẽ góp phần mở rộng việc thực hiện phát triển nền tảng phần mềm báo cáo và

chia sẽ thông tin giữa các tổ chức, cơ quan với nhau. Đồng thời, hỗ trợ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong công tác quản lý, giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm, thao túng thị trường được nhanh chóng và chính xác.

Thứ ba, để xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý với nhau cần gấp rút hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin trong công tác quản lý chéo đến các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, bao gồm: Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký giám sát, văn phòng đại diện/chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, cá nhân hành nghề chứng khoán. Từ việc hoàn thiện hệ thống quản lý chéo sẽ giúp tạo lập ra cơ sở sở dữ liệu quản lý tập trung dành cho các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường vốn. Đồng thời, giúp cơ quan quản lý Nhà nước với đại diện là Ủy ban chứng khoán thực hiện khai thác thông tin từ nhiều nguồn được và dễ dàng phân tích, đánh giá cũng như đưa ra dự báo mang tính thực tiễn phục vụ cho công tác quản lý, giám sát của Ủy ban chứng khoán được hiệu quả hơn.

3.2.5 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý

Hiện nay với tần suất và mức độ thiệt hại từ các hành vi vi phạm của các chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường vốn ngày càng nhiều, thậm chí còn khó xác định đượng tội danh để đưa ra chế tài tương ứng. Do vậy, việc chú trọng nâng cao năng lực nhân sự thực hiện thanh tra, giám sát là điều cấp bách và cần thiết trong mọi thời kỳ, cụ thể:

Thứ nhất, cần nâng cao mức độ chuyên sâu và nắm chắc hệ thống pháp luật Việt Nam. Cụ thể với đội ngũ cán bộ thanh tra hiểu sâu cũng như có tư duy hệ thống hành lang pháp lý giúp công tác giám sát được áp dụng với đúng chủ thể và định danh được các hành vi vi phạm, để từ đó đưa ra các cách thức thanh tra kịp thời, nhanh chóng.

Thứ hai, cần tập trung đào tạo kiến thức chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách, tạo điều kiện cũng như nâng cao nghiệp vụ thông qua các khóa học trong và ngoài nước. Đồng thời, cũng cần gia tăng số lượng cán bộ thanh tra, giám sát bằng cách tạo ra các cơ chế thu hút, khuyến khích cán bộ có năng lực chuyên môn vào làm việc.

Thứ ba, ban hành các chính sách thu hút nhân tài trong công tác xây dựng, phát triển hệ thống công nghệ thông tin nhằm áp dụng vào quản lý thị trường vốn. Để làm được điều này, Chính phủ cần thay đổi tư duy từ việc thêu các chuyên gia nước ngoài sang cách thức kêu gọi nhân tài trong nước. Tiếp đến, đưa ra các tiêu chuẩn để tuyển chọn cũng như trả mức lương và các chế độ đại ngỗ tương xứng. Từ đó, góp phần xây dựng hệ thống công nghệ quản lý thị trường vốn được bền vững, không phụ thuộc vào nước ngoài cũng như tiếp kiệm được các chi phí trung gian liên quan trong việc thuê chuyên gia sang Việt Nam.

Qua đó, việc không ngừng nâng cao năng lực nhân sự trong công tác quản lý thị trường vốn giúp Ủy ban chứng khoán Nhà nước thực thi tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và góp công sức rất lớn trong việc thanh lọc thị trường. Từ đó, đảm bảo được tính thực thi pháp luật trên thị trường vốn và đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng; giúp duy trì thị trường hoạt động ổn định. Đồng thời, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, cũng như củng cố và giữ vững niềm tin vào thị trường vốn.

KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu thị trường vốn tại các nước trong khu vực Châu Á với điển hình là hai quốc gia là Trung Quốc và Singapore, cho thấy hầu hết đều ghi nhận vai trò quan trọng của các cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý thị trường vốn. Để thị trường vốn luôn ở trạng thái phát triển thì chắc chắn các cơ quan quản lý sẽ không bao giờ buông lỏng, hay tạo kẽ hở cho các hoạt động có tính rủi ro cao, hoặc tạo cơ hội cho hành vi vi phạm pháp luật diễn ra. Điều này, đồng nghĩa với việc cho dù là thị trường vốn đã được phát triển hay là thị trường đang phát triển thì vẫn sẽ luôn tồn đọng những vấn đề trong quản lý và từ đó cần chú trọng, tập trung giải quyết. Những vấn đề xoay xung quanh công tác quản lý thị trường vốn bao gồm: Hệ thống pháp luật, cách áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hay thậm chí ngay chính

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w