Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. (Trang 89)

3.1.1. Định hướng phát triển thị trường vốn Việt Nam trong thời gian tới

3.1.1.1. Tập trung phát triển thị trường vốn một cách đồng bộ về quy mô, chất lượng và hiệu quả lượng và hiệu quả

- Tính đồng bộ

Thứ nhất, tính đồng bộ là phải đảm bảo được cơ cấu phù hợp giữa các cấu phần của thị trường vốn với thị trường tiền tệ (tín dụng). Đồng thời, còn phải thể hiện ở sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành từ Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho đến Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam phối hợp cùng các công ty con, các doanh nghiệp niêm yết, các nhà đầu tư trong việc thực hiện các vấn đề.

Thứ hai, thông qua công tác đánh giá những thành tựu; những nhiệm vụ chưa hoàn thành; các điểm hạn chế, yếu kém; để đúc kết các bài học kinh nghiệm đã diễn ra trên thị trường vốn trong giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012). Bên cạnh đó, việc tập trung rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển thị trường vốn bền vững hơn, nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô bằng cách đa dạng hóa nhiều sản phẩm dịch vụ. Từ đó, tạo dựng môi trường hoạt động thông thoáng, công khai, minh bạch, đạt được mục tiêu hiệu quả thị trường vốn và đưa ra các phương hướng mang tính chiến lược, định hướng phát triển thị trường vốn giai đoạn sắp tới 2021-2030.

Thứ ba, để thị trường vốn đạt được tính đồng bộ thì cần đẩy mạnh việc tái cấu trúc mang tính toàn diện, trong đó cần tập trung cơ cấu lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán cả về số lượng lẫn quy mô. Nhằm tạo ra các tổ chức có quy mô lớn hơn, có sức cạnh tranh, chuyên nghiệp hơn, năng lực chuyên môn sâu, năng lực tài chính bền vững; để từ đó kiểm soát tốt các xung đột lợi ích hay các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp.

Thứ tư, yếu tố quyết định đến tính đồng bộ của thị trường vốn không thể không nhắc đến việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, làm chủ và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào việc chuyển đổi số. Từ đó, vừa thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn vừa kết hợp quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn cho thị trường vốn, đáp ứng nhu cầu về phát triển đất nước.

Thứ năm, tính đồng bộ còn thể hiện ở khía cạnh khả năng chủ động trong việc hội nhập thị trường tài chính quốc tế, đảm bảo thực hiện đúng cam kết theo thỏa thuận tại các Hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết. Việc chủ động tiếp cận các chuẩn mực chung, thông lệ quốc tế sẽ giúp thị trường vốn Việt Nam tăng tính cạnh tranh và từng bước thu hẹp khoảng cách so với các thị trường vốn của quốc gia khác trong khu vực. Từ đó, góp phần đưa ra các giải pháp để nâng hạn thị trường vốn Việt Nam từ vị trí “thị trường cận biên” lên hạng “thị trường mới nổi”.

- Tính hiệu quả của thị trường vốn

Đối với những định hướng phát triển thị trường vốn Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030 luôn đặt ra yêu cầu đối với thị trường tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và đòi hỏi cần có sự thay đổi mạnh mẽ về mô hình, tổ chức thị trường vốn nhằm đem lại hiệu quả cho thị trường vốn. Trong giai đoạn này, thị trường vốn cần tiếp tục phát huy các thành tính đang có; nhưng không quên nỗ lực, phấn đấu cao hơn và nhìn thẳng vào những điểm còn hạn chế, yếu kém để từ đó thay đổi tư duy, điều hành, cách thức thực hiện; góp phần thúc đẩy thị trường phát triển theo chiều hướng cân bằng, minh bạch và ổn định, cụ thể:

Thứ nhất, đối với việc đồng bộ hệ thống pháp luật thì cần tập trung nỗ lực để đưa ra các quy định, chính sách hay các văn bản hướng dẫn mang tính thực tiễn cao, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các nhà đầu tư. Từ đó, xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, để Chính phủ ban hành chiến lược phát triển thị trường vốn cho giai đoạn này và định hình được những giải pháp về lộ trình phát triển thị trường vốn nhằm hướng tới mục tiêu công bằng, minh bạch và trở thành kênh huy động động vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế.

Thứ hai, đối với chặng đường tái cấu trúc thị trường vốn thì cần chú trọng vào bốn trụ cột lớn gồm: (i) Cơ cấu lại tổ chức thị trường vốn; (ii) Cơ cấu lại cơ sở hạ tấng; (iii) Cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư; (iv) Cơ cấu lại tổ chức kinh doanh chứng khoán. Nhìn chung đối với việc tái cấu trúc lại thị trường vốn thì cần hoàn thiện bộ máy tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ và các công ty con. Cùng với đó, thị trường vốn sẽ tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thiện quá trình tái cấu của các công ty chứng khoán; để nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, cải thiện chất lượng dịch vụ thông qua tăng cường tính cạnh tranh và tạo mức độ an toàn về tài chính.

Thứ ba, đối với việc phát triển hàng hóa trên thị trường vốn cần tiếp tục phát huy chính sách khuyến khích các loại hình doanh nghiệp thực hiện phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng nhưng gắn với niêm yết (có tên gọi là “Initial Public Offering - IPO”) và đăng ký giao dịch trên thị trường vốn. Tạo ra nguồn cung cổ phiếu chất lượng cao do đã được xét duyệt các điều kiện về IPO. Bên cạnh đó, không quên nhiệm vụ thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước theo kế hoạch mà Chính phủ đã đề ra. Đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm, đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển thị trường vốn trong từng thời kỳ và hướng tới các sản phẩm có cấu trúc phức hợp, các loại chứng chỉ lưu ký, đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Đặc biệt, mục tiêu quan trọng trong giai đoạn 2021-2030 chính là xây dựng và thiết lập thị trường giao dịch tập trung cho các trái phiếu doanh nghiệp; phân luồng các thị trường dành cho các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp sáng tạo. Từ đó, sẽ đạt được mục tiêu cân đối các cấu phần của thị trường vốn và tạo nhiều nguồn cung hàng hóa cho thị trường.

Thứ tư, để định hướng và phát triển thị trường vốn được hiệu quả không thể thiếu đến sự đóng góp của công nghệ thông tin. Việc hoàn thành và đưa hệ thống công nghệ mới vào thị trường vốn theo đúng định hướng cần phải được tổ chức hoạt động đồng loạt tại các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam. Từ đó, sẽ hiện đại hóa hạ tầng công nghệ để phục cho việc đầu tư phát triển thị trường vốn cũng như phục vụ cho quản lý, giám sát các giao dịch trên thị trường.

3.1.1.2. Trở thành kênh cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn quan trọng chonền kinh tế nền kinh tế

Bám sát quan điểm của Đảng Nhà nước ta về Chiến lược phát triển thị trường vốn trong 10 năm tới từ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và căn cứ trên định hướng tổng thể của Chính phủ đối với nền kinh tế Việt Nam, các quan điểm định hướng trọng tâm để phát triển thị trường vốn đáp ứng được mục tiêu trở thành kênh dẫn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế là:

Thứ nhất, đối với thể chế, cần tập trung xây dựng hệ thống Luật chứng khoán năm 2019 cùng các văn bản hướng dẫn có tính thực thi cao theo hướng thống nhất, đồng bộ. Gắn liền với đó là đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, thúc đẩy các dự án tái cơ cấu nhằm hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường vốn và tăng tính liên kết giữa thị trường vốn dài hạn với thị trường tiền tệ tín dụng, thị trường bảo hiểm.

Thứ hai, cấu trúc lại thị trường vốn theo đề án của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo hướng hiệu quả, hạn chế rủi ro và đáp ứng được các thông lệ quốc tế. Theo đó, cần cơ cấu lại các bộ phận thuộc thị trường vốn bao gồm: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường phái sinh theo lộ trình được định hướng quy định tại Thông tư số 57/2021/TT- BTC ngày 12/7/2021 do Bộ Tài chính ban hành (Quy định lộ trình sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu, thị trường giao dịch trái phiếu, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác).

Thứ ba, cần củng cố và phát triển thị trường trái phiếu. Sở dĩ nói như vậy do, đối với trường hợp là các khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo hay có những dự án đầu tư lớn vẫn chưa nghĩ đến việc sẽ thực hiện huy động vốn trên thị trường vốn. Bởi khi doanh nghiệp cần nguồn vốn đầu tư dài hạn thì kênh huy động vốn từ trái phiếu hiệu quả hơn thông qua cổ phiếu. Do đó, đối với trái phiếu doanh nghiệp cũng cần tập trung xây dựng thị trường thứ cấp, khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa các loại hình trái phiếu để phù hợp với nhu cầu huy động vốn. Còn đối với thị trường trái phiếu Chính phủ tiếp tục thúc đẩy phát triển theo phương thức đấu thầu, kéo dài kỳ hạn, giảm lãi suất và đa dạng hóa các sản phẩm.

Thứ tư, phát triển nhà đầu tư thông qua việc hình thành và họat động của các định chế đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư chuyên nghiệp, để tập trung phát triển nhà đầu tư dài hạn. Chẳng hạn như nguồn tiền từ các quỹ hưu trí tự nguyện, các loại hình quỹ đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm. Từ đó, thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc thế có nhu cầu đầu tư các sản phẩm tài chính bền vững.

Thứ năm, để định hướng phát triển thị trường vốn trở thành kênh dẫn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế thì cần tập trung phát triển thị trường theo chiều sâu, nâng cao chất lượng. Cụ thể là nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, phát triển các sản phẩm trái phiếu xanh; áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (có tên gọi tiếng anh là “International Accounting Standards – IAS”), chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (có tên gọi tiếng anh là “International Financial Reporting Standards – IFRS”).

Thứ sáu, đẩy mạnh chuyển đổi số và thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động của thị trường vốn; đồng thời chủ động nghiên cứu và ứng dụng thành tựu hệ thống công nghệ cao; đảm bảo an toàn, ổn định các giao dịch. Từ đó, tạo điều kiện triển khai các dịch vụ và các sản phẩm mới (như giao dịch trong ngày; giao dịch quyền mua, quyền bán…) và đảm bảo sự đồng bộ về giao dịch cũng như việc thanh toán sau giao dịch được thuận lợi, giúp cho các nhà đầu tư rút ngắn được thời gian cũng như tăng tính thanh khoản của thị trường.

Qua đó, có thể nói thị trường vốn Việt Nam đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và sẽ trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho sự đầu tư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tư nhân nói riêng, cũng như nền kinh tế nước nhà nói chung. Nối tiếp đà phát triển đó, sẽ góp phần quan trọng trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu nợ công và hỗ trợ tái cấu trúc tổ chức tín dụng.

3.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

3.1.2.1. Hệ thống quy định pháp luật

Pháp luật được coi là công cụ quản lý hữu hiệu đối với bất kỳ quốc gia nào. Do đó, việc tập trung ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là vấn đề vô cùng cấp thiết và quan trọng trong quản lý Nhà nước về thị trường vốn. Đồng thời, để thị trường phát triển ổn định, đúng hướng, việc quản lý dựa trên các cơ sở chính sách được ban hành phải gắn liền với cách mạng công nghiệp 4.0, cụ thể:

Thứ nhất, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin gắn liền với các biện pháp phòng ngừa mà từng cơ quan quản lý được phép sử dụng để bảo đảm an ninh, an toàn của thị trường vốn. Nhưng song hành với đó là phải phù hợp với thông lệ quốc tế, xây dựng cơ sở pháp lý, cũng như xác định rõ ranh giới trách nhiệm của từng cơ quan quản lý thị trường vốn trong việc thực hiện các biện pháp mang tính phòng ngừa. Để đạt được điều này, cần xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin phòng ngừa rủi ro theo định hướng có hệ thống và phân rõ nhiệm vụ, quyền hạn cũng như chỉ rõ được trách nhiệm của từng cơ quan quản lý thị trường vốn khi xảy ra sự cố.

Thứ hai, để nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường vốn cũng như giảm thiểu các vấn đề rủi ro cho nhà đầu tư thì ngoài việc đưa ra các tiêu chí hành lang pháp lý chi tiết, cũng cần xây dựng hệ thống cảnh báo thông tin. Cụ thể, là ngay từ bước đưa ra các điều kiện, trình tự, thủ tục việc chào bán chứng khoán ra công chúng cần xây dựng phần mềm có chức năng ngăn chặn các dấu hiệu vi phạm pháp luật thông qua cơ chế thông báo ngay lập tức đến cơ quan quản lý. Từ đó, với sự tác động tiêu cực mang tính cố ý của công ty đại chúng đến giá của chứng khoán trên thị trường phần nào được kiểm soát và giúp thị trường vốn được duy ổn định, tâm lý của nhà đầu tư bị không bị xáo trộn, đồng thời hạn chế được các hành vi thao túng giá cổ phiếu.

Thứ ba, đối với việc tái cấu trúc thị trường giao dịch chứng khoán theo định hướng phân cấp công ty mẹ, công ty con thì cần xây dựng hệ thống phần mềm phù hợp với cơ chế quản lý, điều hành giữa các tổ chức với nhau và phải đảm bảo tương thích với cơ sở pháp lý. Từ việc kết hợp giữa mô hình tổ chức với phần mềm quản lý tương thích sẽ khiến cho hoạt động của từng phân cấp công ty có sự chuyên biệt, mỗi công ty con sẽ được chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực của thị trường vốn. Từ đó, khi điều kiện cho phép sẽ mở ra cơ hội cho Sở giao dịch chứng khoán cũng như Tổng công ty Lưu lý và Bù trừ chứng khoán Việt Nam có thể chuyển sang hoạt động theo loại hình công ty cổ phần. Đồng thời, góp phần mở rộng phạm vi hoạt động đối với các dịch vụ cung cấp, cũng như tạo điều kiện tốt hơn cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Qua đó, với quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn thông qua hệ thống pháp luật nhưng được gắn với công nghệ thông tin hiện đại sẽ mang tính bao

quát, tổng thể và góp phần hệ thống hóa công tác quản lý. Đồng thời, giúp tăng tính tương thích, phối hợp giữa các cơ quan quản lý với nhau, cũng như tăng khả năng cải cách hệ thống chính sách quản lý, tạo điều kiện phát triển cho các tổ chức trong công cuộc đổi mới sáng tạo khung pháp lý.

3.1.2.2. Siết chặt công tác kỷ luật, kỷ cương trên thị trường vốn

Nhìn mặt bằng chung, tuy rằng thị trường vốn đã có hành lang pháp lý đối với những hành vi vi phạm, nhưng vẫn chưa mang tính thực thi cao. Trên thực tế vẫn phát sinh các vấn đề vi phạm dù đã được các cơ quan quản lý tiên lượng trước và đưa vào quy định pháp luật, nhưng đến khâu xử phạt thì lại không mang được tính răn đe. Từ đó, khiến cho hành vi vi phạm có mức độ và quy mô tương đồng vẫn tiếp diễn, lặp đi

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w