2.2.1. Theo dõi thị trường vốn
Tại Việt Nam hiện nay, việc theo dõi sẽ do Sở giao dịch chứng khoán trực tiếp thực hiện và việc theo dõi đối với các giao dịch diễn tra trên thị trường vốn sẽ được phân loại theo thời gian, bao gồm: theo dõi trong ngày và theo dõi trong khoảng thời gian.
Theo dõi trong ngày có thể coi là cách thức mang tính đột xuất, bởi lẽ được áp dụng đối với những trường hợp không theo bất cứ chuẩn mực về khối lượng, giá cả; hoặc trong quá trình niêm yết và giao dịch trên thị trường có những tin đồn gây bất lợi khiến tác động ngược lại lên thị trường vốn. Để thực hiện việc theo dõi trong ngày thì cơ quan quản lý Nhà nước có quyền yêu cầu công ty niêm yết cung cấp các thông tin liên quan. Đối với các trường hợp bao gồm: (i) giá và khối lượng ngoài mức chuẩn quy định; (ii) giá đạt mức trần hoặc sàn trong phiên giao dịch; (iii) xuất hiện tin đồn về một giao dịch có giá khả nghi; (iv) có thay đổi về cơ cấu, tổ chức, ban lãnh đạo của công ty niêm yết trên sàn giao dịch; (v) có cổ phiếu mới phát hành và đã đăng ký niêm yết, giao dịch.
Theo dõi trong một khoảng thời gian hay còn được gọi là theo dõi dài ngày, đây là cách thức giám sát đối với những chứng khoán thuộc đối tượng cần phải áp dụng biện pháp này khi việc theo dõi trong ngày chưa có kết quả rõ ràng; hoặc những tin đồn diễn ra nghiêm trọng trong một khoảng thời gian; hoặc những tin tức quan trọng bị tiết lộ. Từ việc dùng cách thức giám sát trong ngày sẽ phát hiện các giao dịch diễn ra không theo đúng quy chuẩn hoặc được coi là bất thường thì sẽ tiến hành theo dõi kết quả của giao dịch đó trong nhiều ngày liên tục, để đảm bảo thu thập được đầy đủ các thông tin biến động về giá, khối lượng và tiến hành điều tra.
Ví dụ điển hình của việc theo dõi không dừng lại ở việc phát hiện ra các giao dịch nội gián, mà còn giúp Sở giao dịch chứng khoán và các cơ quan giám sát phát hiện ra các hành vi thao túng thị trường thông qua vụ việc vào ngày 28/01/2022 xử phạt ông Dương Thanh Xuân tại Thái Nguyên và ông Nguyễn Thanh Nam tại Bắc Giang vì hành vi mở và sử dụng 120 tài khoản để giao dịch trên thị trường vốn. Cụ thể là trong giai đoạn từ tháng 07/2021 đến 21/02/2022, cổ phiếu có mã TTB (công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ) đã bị theo dõi, bởi vì vào tháng 7 mới chỉ có giá 5.1000 đồng/cổ phiếu nhưng đến tháng 01/2022 mã cổ phiếu này đã lập định lên đến 13.300 đồng/cổ phiếu, điều này đồng nghĩa với việc trong một thời gian ngắn mà giá trị của cổ phiếu đã tăng 160%. Bên cạnh việc nghi ngờ này, trước kỳ nghỉ tết Nguyên Đán thị trường vốn đã ghi nhận tổng cộng 10 phiên giao dịch, đây là cách thức mua đi, bán lại nhằm đẩy giá cổ phiếu lên cao so với thực tế. Từ đó, chính hành vi thao túng thị
trường đã khiến cho các giao dịch bị tạo cung, cầu giả và tự tạo ra các nhà đầu tư ảo thực hiện giao dịch vòng tròn, liên tục mua và bán đối với một mã cổ phiếu; điều này nhằm mục đích khiến cho cố phiếu đó bị kích tính khoản giả tạo, từ đó tạo ra giá của cổ phiếu mong muốn.
Qua đó, cho dù cơ quan giám sát thị trường vốn áp dụng cách thức theo dõi trong ngày hay một khoảng thời gian thì đều có chung một mục tiêu là duy trì, đảm bảo tính bình ổn của thị trường vốn. Từ đó, đưa ra được các biện pháp xử lý kịp thời đối với các giao dịch bất ổn và xây dựng các biện pháp phòng ngừa đối với các tình huống mang tính chất tương đồng.
2.2.2. Thanh tra thị trường vốn
Tại Việt Nam hiện nay, việc thực hiện thanh tra thị trường vốn được thực hiện theo kế hoạch, định kỳ; hoặc thực hiện đột xuất và phạm vi thanh tra gần như là không giới hạn, cũng như không có chế độ đặc biệt riêng đối với mỗi tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch trên thị trường vốn. Việc thanh tra được coi là một trong những phương pháp giám sát mang tính chất, mức độ cao hơn so với cách thức theo dõi và phải được Sở giao dịch chứng khoán, Ủy ban chứng khoán Nhà nước thực hiện hoặc Bộ Tài chính quyết định. Việc thực hiện thanh tra sẽ không phân biệt bất kỳ chủ thể nào và áp dụng gần như đối với tất cả các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động trên thị trường vốn. Phạm vi thanh tra đối với cách thức này bao gồm từ hoạt động phát hành; các giao dịch; các hoạt động kinh doanh, đăng ký, thanh toán bù trừ, lưu ký cho đến việc tuân thủ các quy định pháp luật; ngoài ra, hiện nay công tác thanh tra được tập trung liên quan đến việc xét duyệt niêm yết, các hoạt động giao dịch và công bố thông tin.
Đối với Sở giao dịch chứng khoán, công tác thanh tra chủ yếu tập trung liên quan đến tình trạng quản lý đối với các hoạt động, giao dịch trên thị trường vốn. Điển hình là vụ việc Bộ Tài chính phải ban hành quyết định số 81/QĐ-TTr về việc thực hiện thanh tra hành chính tạI HOSE. Cụ thể với tình trạng thường xuyên bị nghẽn lệnh từ cuối năm 2020 tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, khi khối lượng lệnh của nhà đầu tư vượt quá khả năng quản lý của hệ thống. Đỉnh điểm là trong phiên giao
dịch sáng ngày 01/06/2021 khi giá giao dịch vượt mốc 21.700 tỷ đồng, dẫn đến tình trạng báo động của hệ thống và khiến dừng giao dịch phiên chiều cùng này. Chính diễn biến sự việc càng kéo dài và khâu xử lý chậm, hay bảng điện tử không hiển thị khớp lệnh kịp thời đã ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư rơi vào tình trạng rủi ro cao và thực hiện bán tháo cổ phiếu.
Đối với các tổ chức niêm yết, công ty đại chúng thì hiện nay đang tập trung thanh tra liên quan đến các vấn đề như việc chào bán chứng khoán ra công chúng, mua bán lại cổ phiếu; để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc huy động cũng như phát hiện được các hành vi vi phạm. Cụ thể và điển hình đối với vụ việc “bán chui” 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã thực hiện thanh tra về việc đã công bố thông tin đối với giao dịch này trước khi chào bán ra công chúng có theo đúng quy định pháp luật hay không. Diễn biến tiếp theo đó là sau khi thực hiện thanh tra trên webside của FLC thì được biết giao dịch này chưa được công bố ra công chúng trước khi chào bán và cũng không gửi thông báo đến Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE). Qua đó, đã phát hiện ra hành vi trái quy định pháp luật và kết luận đây là hành vi “bán chui” cổ phiếu; đồng thời đã đưa ra những chế tài khắc phục tình hình ngay lập tức, để ngăn chặn các tác động xác đến thị trường vốn Việt Nam.
Đối với công ty chứng khoán việc thanh tra sẽ được tập trung chủ yếu về tình hình cung cấp dịch vụ phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra công chúng. Cụ thể là trong tháng 10/2021 Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban chứng khoán Nhà nước thực hiện triển khai đoàn thanh tra tại một số công ty chứng khoán do việc phát hành trái phiếu với số lượng lớn không có tài sản bảo đảm ra thị trường. Đây là trường hợp được coi là không tuân thủ quy định pháp luật về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.
Qua đó, việc giám sát thị trường vốn thông qua cách thức thanh tra sẽ giúp cho cơ quan quản lý có góc nhìn tổng thể đối với những hành vi vi phạm và diễn biến của các tình huống sẽ xuất hiện trên thị trường. Từ đó, đưa ra được phương hướng xử phạt mang tính cảnh báo, răn đe đối với những hành vi vi phạm đó.
2.2.3. Thực trạng công tác giám sát thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnhcách mạng công nghiệp 4.0 cách mạng công nghiệp 4.0
Đối với công tác giám sát, Ủy bản chứng khoán Nhà nước đã từng bước hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật để triển khai các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin. Từ một hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin với hầu hết các trang thiết bị cũ, hiệu năng yếu và rất thiếu, hiện nay Ủy bản chứng khoán Nhà nước đang xây dựng một hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin mang tính hoàn chỉnh và đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu khai thác thông tin, hiện đại hóa trong công tác chuyên môn.
Tính đến tháng 06/2020, Ủy bản chứng khoán Nhà nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán là MSS. Hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán (MSS) được triển khai xây dựng và đang được nâng cấp trong nhiều giai đoạn đã chứng minh là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giám sát của Ủy bản chứng khoán Nhà nước nhằm đảm bảo các hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán tuân thủ các điều khoản của Luật Chứng khoán và quy định khác có liên quan. Tuy nhiên, trong công tác tăng cường bảo vệ các nhà đầu tư trên thị trường vốn thì hệ thống công nghệ cần hoàn thiện việc thiết lập các tiêu chí mang tính cảnh báo sớm, cũng như thực hiện những tiêu chí cảnh báo theo tin đồn, thông tin bất thường. Mặc dù, hệ thống đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về giám sát giao dịch chứng khoán ở bước cơ bản, bao gồm: các dữ liệu giao dịch cổ phiếu của thị trường và báo cáo giám sát định kỳ của hai Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam từ năm 2008 đến nay và định kỳ thu thập dữ liệu báo cáo giám sát thông tin thị trường trực tuyến định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng; nhưng vẫn mang tính thủ công và các đơn vị liên quan phải chủ động nhập dữ liệu lên báo cáo của hệ thống.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã xây dựng và đang nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để quản lý giám sát các thành viên thị trường như: công ty chứng khoán (Hệ thống SCMS); Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư, ngân hàng lưu ký giám sát, Văn phòng đại diện/Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt nam (Hệ thống FMS); người hành nghề chứng khoán (Hệ thống NHNCK), nhà đầu tư nước ngoài (Hệ thống FIMS). Đến nay đã có 100% các thành viên thị trường tham gia sử dụng các hệ
thống công nghệ thông tin để báo cáo và công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử Ủy bản chứng khoán Nhà nước với số lượng: 87 công ty chứng khoán, 44 công ty quản lý quỹ, 06 ngân hàng giám sát, 21 văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam. Các hệ thống này đã tạo lập một cơ sở dữ liệu quản lý tập trung về các đối tượng tham gia thị trường từ đó giúp cho Ủy bản chứng khoán Nhà nước khai thác thông tin, thực hiện phân tích, đánh giá và dự báo để phục vụ cho công tác quản lý giám sát chuyên môn có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, để hệ thống giám sát có thể đám ứng linh hoạt với sự thay đổi của các quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý thị trường vốn thì vẫn còn nhiều bất cập. Do việc xây dựng và phát triển các hệ thống công nghệ thông tin cần phải chú trọng khâu khảo sát, phân tích thiết kế hệ thống. Mục tiêu của các khâu này là thực hiện khảo sát các quy trình chuyên môn nghiệp vụ để nắm bắt được yêu cầu của người sử dụng từ đó đưa ra quyết định, tiếu chí trong việc phân tích thiết kế đối với hệ thống mới. Đồng thời, hệ thống đó phải đáp ứng được yêu cầu hiện tại của người dùng nhưng cũng phải dễ dàng đáp ứng được những cập nhật thay đổi khi cần thiết. Đây được coi là một trong những khâu quan trọng và quyết định sự thành công của quá trình triển khai một dự án ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai dự án, việc lựa chọn nhà thầu có chất lượng tốt, am hiểu nghiệp vụ cũng rất quan trọng do việc triển khai một dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong thị trường vốn có nhiều điểm đặc thù riêng của ngành. Vì vậy, ngoài những yêu cầu chung về kiến thức công nghệ, đơn vị triển khai cần phải có kinh nghiệm và sự hiểu biết đối với các nghiệp vụ quản lý và giám sát của cơ quan quản lý thị trường vốn cũng như các quy định pháp luật liên quan.
2.3 Thực trạng hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cáchmạng công nghiệp 4.0 mạng công nghiệp 4.0
2.3.1. Những tiêu chí đạt được trong công tác quản lý thị trường vốn Việt Namhiện nay gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay gắn với cách mạng công nghiệp 4.0
Tính từ thời điểm thị trường vốn Việt Nam bắt đầu được biết đến cho đến nay đã là 25 năm (từ 1996 – 2021) đã có sự phát triển vượt bậc trong mọi khía cạnh, gắn với
đó là việc ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0, cụ thể là sử dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện quản lý thị trường vốn và đã đạt được những thành tựu nhất định.
Thứ nhất, đối với cơ sở hạ tầng của thị trường vốn vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại cũng đã đóng góp những giá trị cốt lõi trong việc thực hiện quản lý thị trường vốn. Cụ thể là việc xây dựng hệ thống bảo mật thông tin để duy trì tính ổn định của thị trường, đây chính là tiến thành công của Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong việc hình thành và xây dựng hạ tầng công nghệ với hệ thống máy chủ lưu trữ dữ liệu đang được ứng dụng hiện tại. Đồng thời, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã tập trung phát triển, nâng cấp liên tục hạ tầng công nghệ thông tin, để đảm bảo duy trì khả năng triển khai hệ thống, cơ sở dữ liệu quan trọng của ngành. Không dừng lại ở việc xây dựng và lưu trữ thông tin mà còn phát triển hệ thống mạng gắn kết nối giữa Ủy ban chứng khoán Nhà nước với Bộ Tài chính, các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán. Đồng thời, việc kết nối cục bộ giữa các cơ quan, tổ chức quản lý thị trường vốn cũng đáp ứng các quy định về an toàn bảo mật thông tin và đảm bảo đạt đúng tiêu chuẩn do Bộ Tài chính đề ra.
Thứ hai, để đảm bảo được công tác quản lý phù hợp giữa các đơn vị, tổ chức, cơ quan Nhà nước với nhau thì Chính phủ đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thị trường vốn. Cụ thể là xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác quản lý, giám sát các đơn vị, tổ chức được coi là thành viên của thị trường và bao gồm cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức tự quản. Bản chất của hệ thống này chính là thiết lập một nơi lưu trữ của toàn bộ cơ sở dữ liệu, từ đó Ủy ban chứng khoán cũng như các tổ chức tự quản dễ dàng trong việc khai thác thông tin để phân tích, đánh giá, dự báo và đưa ra các biện pháp khắc phục giải quyết vấn đề và phục vụ cho công tác giám sát được tối ưu hóa. Đồng thời, góp phần tăng khả năng cải cách hệ thống chính sách, cũng như tạo điều kiện phát triển cho các đơn vị, tổ chức quản lý đổi mới sáng tạo khung pháp lý.
Ví dụ, xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán