Những tiêu chí đạt được trong công tác quản lý thị trường vốn Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. (Trang 82 - 85)

hiện nay gắn với cách mạng công nghiệp 4.0

Tính từ thời điểm thị trường vốn Việt Nam bắt đầu được biết đến cho đến nay đã là 25 năm (từ 1996 – 2021) đã có sự phát triển vượt bậc trong mọi khía cạnh, gắn với

đó là việc ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0, cụ thể là sử dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện quản lý thị trường vốn và đã đạt được những thành tựu nhất định.

Thứ nhất, đối với cơ sở hạ tầng của thị trường vốn vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại cũng đã đóng góp những giá trị cốt lõi trong việc thực hiện quản lý thị trường vốn. Cụ thể là việc xây dựng hệ thống bảo mật thông tin để duy trì tính ổn định của thị trường, đây chính là tiến thành công của Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong việc hình thành và xây dựng hạ tầng công nghệ với hệ thống máy chủ lưu trữ dữ liệu đang được ứng dụng hiện tại. Đồng thời, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã tập trung phát triển, nâng cấp liên tục hạ tầng công nghệ thông tin, để đảm bảo duy trì khả năng triển khai hệ thống, cơ sở dữ liệu quan trọng của ngành. Không dừng lại ở việc xây dựng và lưu trữ thông tin mà còn phát triển hệ thống mạng gắn kết nối giữa Ủy ban chứng khoán Nhà nước với Bộ Tài chính, các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán. Đồng thời, việc kết nối cục bộ giữa các cơ quan, tổ chức quản lý thị trường vốn cũng đáp ứng các quy định về an toàn bảo mật thông tin và đảm bảo đạt đúng tiêu chuẩn do Bộ Tài chính đề ra.

Thứ hai, để đảm bảo được công tác quản lý phù hợp giữa các đơn vị, tổ chức, cơ quan Nhà nước với nhau thì Chính phủ đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thị trường vốn. Cụ thể là xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác quản lý, giám sát các đơn vị, tổ chức được coi là thành viên của thị trường và bao gồm cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức tự quản. Bản chất của hệ thống này chính là thiết lập một nơi lưu trữ của toàn bộ cơ sở dữ liệu, từ đó Ủy ban chứng khoán cũng như các tổ chức tự quản dễ dàng trong việc khai thác thông tin để phân tích, đánh giá, dự báo và đưa ra các biện pháp khắc phục giải quyết vấn đề và phục vụ cho công tác giám sát được tối ưu hóa. Đồng thời, góp phần tăng khả năng cải cách hệ thống chính sách, cũng như tạo điều kiện phát triển cho các đơn vị, tổ chức quản lý đổi mới sáng tạo khung pháp lý.

Ví dụ, xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán (có tên gọi tiếng anh là “Market Surveillance System – MSS”) từ năm 2013 và đã được nâng cấp năm 2020. Để giảm thiểu gánh nặng quản lý trong việc thực hiện giám sát thị trường vốn, hệ thống MSS đã hỗ trợ Ủy ban chứng khoán cũng như cơ quan quản lý khác trong công cuộc giám sát bằng cách đưa ra những thông báo và đây là

công cụ hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan quản lý. Từ đó, giúp cho công tác giám sát các hoạt động diễn ra trên thị trường vốn của các cơ quan quản lý có tính tương thích, phối hợp chặt chẽ giữa các bên với nhau.

Bên cạnh đó, thành tựu mang đậm tính công nghệ trong quản lý nội bộ của Ủy ban chứng khoán, đó là phần mềm quản lý chung giữa Ủy ban chứng khoán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Ủy ban. Phần mềm này được sử dụng để quản lý các văn bản điều hành, các chương trình quản lý tài sản thuộc ngành tài chính và chương trình kế toán hành chính sự nghiệp. Bên cạnh đó, còn triển khai, phát triển phần mềm phục vụ các hoạt động nội bộ của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, chẳng hạn như phần mềm quản lý thu phí; hệ thống quản lý thống kê nội bộ; thiết lập hệ thống cơ sở giữ liệu để phục cho công tác thanh tra, giám sát các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động trên thị trường vốn.

Thứ ba, trong công tác đảm bảo tính công bằng giữa các nhà đầu tư trong việc tiếp cận các thông tin là như nhau thì Chính phủ đã xây dựng hệ thống công bố thông tin dành riêng cho các công ty đại chúng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường vốn (phần mềm này có tên gọi tiếng anh là “Information Disclosure System – IDS”). Đây là công nghệ giúp hỗ trợ các công ty đại chúng trong việc báo cáo và công bố thông tin thông qua điện tử thay thế cho việc báo cáo bằng văn bản trước kia. Chẳng hạn như, việc công bố báo cáo tài chính điện tử theo quý, năm của các công ty đại chúng được niêm yết trên thị trường sẽ giúp cho việc tiếp cận thông tin của các nhà đầu tư được dễ dàng, nội dung giống nhau; góp phần duy trì cán cân giữa lợi nhuận các nhà đầu tư với hiệu quả của thị trường vốn.

Đồng thời, để góp phần đảm bảo tính công bằng giữa các nhà đầu tư thì các chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường vốn đều có thể tìm kiếm các thông tin liên quan một cách nhanh chóng, chính xác thông qua cổng điện tử của Ủy ban chứng khoán Nhà nước (htpps: www.ssc.gov.vn). Đây là cổng thông tin điện tử được nâng cấp trở thành nơi kết nối giữa Ủy ban chứng khoán Nhà nước với người dân, doanh nghiệp và hướng tới xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến với mức 3, 4 tích hợp với Cổng dịch vụ quốc gia Việt Nam; từ đó giảm thiểu và cải cách các thủ tục hành chính liên quan.

Qua đó, việc sử dụng công nghệ thông tin được coi là nền tảng đại diện cho cách mạng công nghiệp 4.0 trong việc thực hiện quản lý của cơ quan Nhà nước. Hiện nay, công nghệ thông tin đã phát huy vai trò và trở thành nhu cầu tất yểu đối với các hoạt động nghiệp vụ của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và các cơ quan, tổ chức quản lý khác; từ đó định hướng xây dựng và trở thành Chính phủ số.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w