Một số tiêu chí hạn chế hiện nay trong công tác quản lý thị trường vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. (Trang 85 - 87)

Việt Nam gắn với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Hạn chế thứ nhất, hiện vẫn đang tồn đọng chính là đảm bảo tính minh bạch thông tin trên thị trường vốn. Cụ thể là khả năng theo dõi, giám sát và phát hiện các hành vi sai trái liên quan đến việc công bố thông tin. Trên thực tế thường xuyên có các vi phạm về việc không công bố thông tin liên quan đến sự kiện dự kiến giao dịch phải công bố theo quy định pháp luật xảy ra như “cơm bữa”. Điển hình là vụ việc làm chấn động cả thị trường vốn Việt Nam và còn dư âm đến tận bây giờ chính là hành vi “bán chui” 74,8 triệu cổ phiếu do ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC) nắm giữ khi không thực hiện công bố thông tin. Đối với hành vi nêu trên của ông Quyết đã diễn ra từ trước ngày 10/01/2022 và sau 24 giờ kể từ khi hành vi vi phạm diễn ra Ủy ban chứng khoán Nhà nước mới nhận được thông báo của sàn HOSE về hành vi không thông báo và không thực hiện công bố thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư số 96/2020/TT-BTC. Nhưng phải sau tám ngày (ngày 18/01/2022) Ủy ban chứng khoán Nhà nước mới ban hành quyết định số 34/QĐ- XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường vốn đối với ông Trịnh Văn Quyết. Nhìn tổng thể trong câu chuyện này có thể thấy trong việc quản lý thị trường vốn của Ủy ban chứng khoán Nhà nước là đâu đó gần như bị động trong việc tiếp nhận thông tin, tức là để tình trạng các bên đã thực hiện giao dịch xong mới biết hoặc phát hiện thông tin muộn, rồi sau đó mới thực hiện kiểm tra, rà soát xem chủ thể phát hành chứng khoán đã thực hiện đúng quy định pháp luật hay chưa.

Hạn chế thứ hai việc xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi theo chưa đạt được mức độ hoàn thiện có tính hệ thống và đóng góp lớn trong hoạt động quản lý. Thực trạng quản lý hiện tại của Ủy ban chứng khoán Nhà

nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 chính là ngay cả khi đã xây dựng hệ thống công bố thông tin IDS (có tên gọi tiếng anh là “Information Disclosure System – IDS”) chuyên dành cho các công ty đại chúng và đi kèm với đó quy chế hướng dẫn công ty đại chúng sử dụng hệ thống công bố thông tin, đều không được phát huy tối đa hiệu quả. Sở dĩ nói vậy, do bản chất của hệ thống IDS là hỗ trợ các công ty đại chúng trong việc báo cáo và công bố thông tin qua điện tử. Tức là hệ thống IDS chỉ là công cụ hỗ trợ cho các công ty trong việc giảm thiểu các công đoạn khi công bố thông tin. Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống này không đóng góp lớn trong công tác quản lý, giám sát do không đưa ra được cảnh báo ngay lập tức cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước biết trước khi xảy ra sự cố trên thị trường vốn mà chỉ là nơi lưu trữ, kiểm tra chéo lại thông tin; do hệ thống phụ thuộc phần lớn vào việc các công ty đại chúng đó có thực hiện khai báo lên hệ thống hay không.

Hạn chế thứ ba là việc cán cân giữa hiệu quả và chi phí bỏ ra vẫn chưa được phù hợp và đảm bảo. Cụ thể là Ủy ban chứng khoản Nhà nước đã xây dựng hệ thống công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhưng vẫn đang ở mức cơ bản. Thể hiện rõ ở phần mềm quản lý, giám sát gần như hoàn toàn độc lập với các phần mềm khác và chưa có sự gắn kết hay tương thích một cách hệ thống với nhau. Ví dụ như, cùng một nội dung về báo cáo của doanh nghiệp phải thực hiện nhiều lần trên các ứng dụng phần mềm khác nhau. Điều này gây mất thời gian cho các doanh nghiệp thực hiện khai báo và gây lãng phí ngân sách để tiếp tục duy trì các phần mềm chồng chéo tính năng. Một góc nhìn khác đối với cổng thông tin điện tử của Ủy ban chứng khoán Nhà nước dường như mới chỉ tập trung vào việc cung cấp và công bố các thông tin đến công chúng tại Việt Nam. Ngoài ra, cổng thông tin bằng bản tiếng anh chưa được phong phú, đa dạng; điều này khiến cho các nhà đâu tư nước đang phải loay hoay trong việc tìm hiểu các thông tin, chính sách liên quan đến thị trường vốn Việt Nam.

Hạn chế thứ tư, chính là chưa đảm bảo được tính hiệu quả của thị trường ở yếu tố cơ bản. Cụ thể là gắn trong công tác quản lý thị trường vốn hiện nay để xảy ra thường xuyên tình trạng nghẽn lệnh giao dịch và lỗi mạng. Trong ba tháng đầu năm 2021 hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) thường xuyên bị nghẽn lệnh. Điều này khiến cho các nhà đầu tư không xác định được mối

quan hệ cung cầu cũng như không thể thực hiện giao dịch mua, bán như bình thường; vấn đề này đã ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các nhà đầu tư và uy tín của thị trường vốn Việt Nam đối với quốc tế. Để lý giải cho vấn đề nghẽn lệnh và lỗi mạng thì theo thống kế chỉ số VN – Index nếu thị trường muốn vượt 1.200 điểm tương ứng với đó là tính thanh khoản phải đạt từ 16.000 – 17.000 tỷ đồng; trường hợp muốn vượt 1.300 điểm thì tính thanh khoán phải đạt hơn 24.000 tỷ đồng; yếu tố chính ở đây là các tiêu chí quản lý đối với hệ thống công nghệ khiến cho thị trường bị biến động mạnh, đặc biệt là khi tính thanh khoản cứ khi đạt đến mốc 22.000 tỷ đồng thì thị trường sẽ bị nghẽn lệnh.

Qua đó, có thể thấy rằng: các vấn đề tồn đọng được nêu ở trên mới chỉ là các tình trạng điển hình vướng mắc trong việc quản lý đối với thị trường vốn hiện nay. Đây đều là những thực trạng đã, đang và sẽ tồn đọng nếu vẫn còn tiếp tục duy trì hiện trạng quản lý như bây giờ và chưa kể đến việc khắc phục, giải quyết tận gốc sự cố là điều khó khăn, gây tốn kém chi phí cũng như nguồn nhân lực. Tuy rằng, việc ngay lập tức giải quyết tận gốc của vấn đề trong việc quản lý không thể trong ngày một, ngày hai được; nhưng quan trọng là nhìn nhận được mấu chốt, quyết tâm khắc phục và bù đắp phần còn thiếu là điều cấp bách hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w