Hiệu quả quản lý thị trường vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. (Trang 32)

1.2.1. Quản lý thị trường vốn

1.2.1.1 Khái niệm

Khái niệm quản lý ở đây được tập trung nghiên cứu dưới góc độ quản lý của Nhà nước đối với thị trường vốn. Đầu tiên cần phải tìm hiểu, nghiên cứu khái niệm thế nào là “quản lý Nhà nước”, trong đó, hiểu theo nghĩa rộng thì quản lý Nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, sử dụng quyền lực đó để điều chỉnh các quan hệ xã được xem là quan trọng, cần thiết. Quản lý Nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại.

Đồng thời, cũng là hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước do các cơ quan Nhà nước thực hiện nhằm xác lập trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu từng thời kỳ. Bao gồm toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Theo đó gắn với khái niệm “quản lý thị trường vốn” ở góc độ vĩ mô thì có thể hiểu là Nhà nước thực hiện quản lý đối với toàn bộ thị trường vốn quốc gia với phạm vi điều chỉnh bao trùm là các lĩnh vực, các ngành kinh tế, các chủ thể tham gia vào thị trường và không giới hạn về lãnh thổ, nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững, đúng theo định hướng đã đặt ra. Đồng thời, quản lý đối với thị trường vốn là sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động xây dựng, vận hành, phát triển thị trường vốn, thông qua hệ thống pháp luật và bằng các biện pháp cụ thể, tạo ra môi

trường và điều kiện cho sự phát triển của thị trường vốn, nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển của nền kinh tế”.

Bên cạnh đó, gắn khái niệm “quản lý thị trường vốn” trong bối cảnh vi mô và gắn với các tổ chức tự quản thì có thể hiểu đây là hoạt động của các đơn vị quản lý có thẩm quyền bằng cách thông qua việc thực thi pháp luật để tác động đến thị trường vốn một cách hệ thống và có tổ chức; đồng thời tác động ngược lại đối với hệ thống quản lý thị trường vốn bằng cách góp ý kiến hoặc ban hành các chính sách trong phạm vi thẩm quyền với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Qua đó, quản lý thị trường vốn là việc cơ quan Nhà nước thực hiện quản lý ở tầm vĩ mô và các tổ chức tự quản thực hiện quản lý ở tầm vi mô đối với hoạt động diễn ra trên thị trường vốn và thực hiện quản lý đối với các loại hàng hóa là chứng khoán, nhằm mục đích phát huy hiệu quả trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế và giúp thị trường phát triển ổn định, bền vững, giảm thiểu những biến động xấu.

1.2.1.2 Các nội dung quản lý thị trường vốn

Hệ thống văn bản pháp luật

Nhắc đến hiệu quả quản lý thị trường vốn thông qua hệ thống pháp luật thì phải quan tâm đến kết quả đạt được từ sự tác động của các chính sách đến các quan hệ xã hội so với những yêu cầu đặt ra khi bàn hành pháp luật. Đối với hiệu quả của pháp luật mang lại cần được đánh giá theo từng cấp độ khác nhau từ hiệu quả các quy phạm pháp luật, chế định pháp luật cho đến toàn bộ hệ thống pháp luật. Để có thể đánh giá chất lượng và mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật cần có các tiêu chí đánh giá cơ bản là: Tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất; tính phù hợp và tính khả thi của hệ thống pháp luật.

Thứ nhất, là tính toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật của thị trường vốn được thể hiện ở hai cấp độ. Cấp độ chung là sự đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật, tại đây điều khó nhất chính là xác định rõ ranh giới giữa các hoạt động đang diễn ra ở thị trường để tạo ra được tính hệ thống pháp luật. Còn ở cấp độ chi tiết, sự đồng bộ được thể hiện ở việc không mâu thuẫn, không trùng lặp hay chồng chéo các quy định pháp luật. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật toàn diện và đồng bộ còn thể hiện

ở khả năng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên lĩnh thị trường vốn. Về kết cấu, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thị trường vốn phải logic, chặt chẽ; điều này đỏi hỏi các cơ quan ban hành không chỉ chú trọng tới hệ thống luật về tổ chức bộ máy Nhà nước mà còn quan tâm tới mức độ khả năng điều chỉnh một cách toàn diện đến các quan hệ xã hội thuộc thị trường chứng khoán. Tính thống nhất của của các văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện từ từng khía cạnh của các bộ phận cho đến cả hệ thống pháp luật. Đồng thời, không có các hiện tượng trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau giữa các điều khoản trong văn bản quy phạm pháp luật. Do vậy, tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến tính khả thi và hiệu quả thực thi đối với thị trường vốn.

Thứ hai, tính phù hợp của hệ thống pháp luật được thể hiện ở sự tương quan với trình độ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, thuần phong mỹ tục, đạo đức và các thỏa thuận công ước, điều ước quốc tế. Bởi lẽ, các quy định pháp luật vừa phản ánh được những quy luật kinh tế, vừa phản ánh được quy tắc đặc thù của từng lĩnh vực. Đồng thời, tính phù hợp phải tương thích với điều kiện chính trị, đường lối, chính sách của quốc gia. Sự tác động khác nhau của các văn bản quy phạm pháp luật lên các quan hệ giao dịch trên thị trường vốn luôn có tính qua lại, tương thích lẫn nhau. Trường hợp nếu không quan tâm tới sự phù hợp, hài hòa giữa các chủ thể tham gia giao dịch của thị trường vốn trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật thì có thể dẫn đến các hiệu tượng tiêu cực trong xã hội, chẳng những phát huy được vai trò của pháp luật mà còn làm lu mờ bản chất điều chỉnh, điều tiết của pháp luật, bởi lẽ khi đó không đạt được mục đích mong muốn. Qua đó, việc phù hợp các quy định pháp luật sẽ dễ dàng thực hiện, điều chỉnh các giao dịch trên thị trường vốn, từ đó, góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển thị trường.

Thứ ba, để đạt được hiệu quả quản lý thị trường vốn cần hướng đến mục tiêu các quy phạm pháp luật phải có tính thực thi. Một hệ thống pháp luật có chất lượng hay không phần lớn phụ thuộc vào các quy định ban hành có phù hợp với sự phát triển của đất nước trong mỗi thời kỳ hay không. Đồng nghĩa với việc nếu ban hành các quy định pháp luật cao hơn hoặc quá thấp so với thực tế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, tính thực thi pháp luật.

Qua đó, để đạt được hiệu quả quản lý thị trường vốn thì hệ thống pháp luật được coi là một trong những cơ sở tiền đề đảm bảo cho việc thực thi và áp dụng pháp luât tại thị trường vốn đạt được kết quả trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo được khả năng thực hiện hóa các quy định. Đồng thời, từ đó kích thích sự phát triển của thị trường vốn và là chìa khóa để mở ra cánh cửa đổi mới nền kinh tế.

Các cơ quan và mô hình quản lý

Hiện nay trên thế giới có hai nhóm quản lý thị trường vốn chủ yếu bao gồm: một là các cơ quan trực thuộc Nhà nước thực hiện quản lý thị trường vốn; hai là các tổ chức tự quản hay còn gọi là tổ chức tự định chế.

Tùy thuộc chính sách và hệ thống kinh tế của mỗi quốc gia mà nhóm các cơ quan quản lý Nhà nước thị trường vốn cũng sẽ được phân cấp và có tên gọi khác nhau, nhưng thường được biết đến là Ủy ban chứng khoán trực thuộc Chính Phủ hoặc Bộ ban ngành chuyên môn như Bộ Tài chính; hoặc Ngân hàng Trung ương, tất cả đều thực hiện chức năng quản lý thông qua việc trực tiếp ban hành các văn bản điều chỉnh thị trường vốn trong phạm vi cho phép, hoặc đưa ra những kiến nghị những ý kiến mang tính định hướng, phát triển lên Chính phủ, Quốc Hội, Bộ để các cơ quan cấp cao thực hiện ban hành pháp luật mang tính điều chỉnh, điều tiết thị trường vốn. Tuy nhiên, không phải vì một số quyền hạn bị hạn chế phải xin phê duyệt của các cơ quan cấp cao mà Ủy ban chứng khoán bị giảm đi tính năng quản lý thị trường vốn. Trên thực tế Ủy ban chứng khoán hoặc Ngân hàng Trung ương là cơ quan quản lý chuyên ngành đầy đủ của Nhà nước trong lĩnh vực này và đây là cơ quan đại diện Nhà nước thực hiện vai trò chủ trì, phối hợp với các Bộ ban ngành liên quan.

Nhóm tiếp theo thực hiện quản lý thị trường vốn là các tổ chức tự quản. Đúng với tên gọi “tự quản”, trên cơ sở tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức này sẽ bị giới hạn quyền quản lý thị trường vốn và phải chủ động thực hiện việc thu, chi ngân sách nội bộ, thậm chí phải đóng thuế cho Chính phủ. Trên thị trường, thông thường có hai hình thức tổ chức tự quản là Sở giao dịch chứng khoán hoặc Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. Nếu theo mô hình tự quản là Sở giao dịch chứng khoán thì sẽ bao gồm các công ty chứng khoán là thành viên của Sở. Các

công ty chứng khoán này sẽ chịu trách nhiệm trước Sở về việc điều hành, quản lý đối với các hoạt động đang diễn ra trên thị trường.

Trường hợp theo mô hình tổ chức tự quản là Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thường được biết đến với bản chất là tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Hiệp hội sẽ đại diện cho các bên là thành viên của tổ chức, để duy trì tính cân bằng lợi ích các bên trên cơ sở đảm bảo lợi chung của thị trường. Chức năng chính của Hiệp hội là điều hành các giao dịch qua quầy và đưa ra những kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước những vướng mắc, bất cập đang diễn ra, nhằm đảm bảo tính ổn định của thị trường. Ngoài ra, Hiệp hội còn là nơi thu thập và phản ánh các khiếu nại của khách hàng đến các thành viên.

Qua đó, có thể thấy các cơ quan quản lý thị trường vốn cho dù là cơ quan quản lý Nhà nước hay các tổ chức tự quản thì đều có chung một nhiệm vụ đó là đảm bảo tính ổn định và sự phát triển của thị trường. Do đó, trên thực tế và xét về góc độ quản lý thì vẫn cần sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các tổ chức này.

Nguyên tắc quản lý

Dù quản lý thị trường theo mô hình các cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý hay giao cho các tổ chức tự quản thì đều hướng đến một mục tiêu chung là làm sao để thị trường vốn phát triển và trở thành kênh dẫn vốn tối đa cho nền kinh tế, do đó cần xây dựng cụ thể, chi tiết các nguyên tắc quản lý thị trường.

Nguyên tắc đầu tiên cần đề cập đến chính là tính minh bạch, công khai thông tin. Đối lập với minh bạch, công khai là gian lận, che giấu hoặc cung cấp các thông sai lệch làm ảnh hưởng đến thị trường. Để hạn chế và kiểm soát được những mặt đối lập của thị trường thì cần xây dựng hệ thống pháp luật bắt buộc, có tính thực thi cao và đảm bảo dựa trên nguyên tắc quản lý minh bạch và công khai. Từ đó mới ngăn chặn được các hành vi lừa đảo làm rối loạn thị trường hay cung cấp thông tin sai sự thật, gây ra việc thao túng giá thị trường, dẫn đến xuất hiện các lợi ích nhóm.

Nguyên tắc thứ hai là cần quản lý thị trường vốn dựa trên cơ sở đảm bảo tính công bằng. Hiện nay, nhìn chung thị trường vốn trên thế giới ngày càng phát triển nên việc tổ chức hoạt động sẽ càng phức tạp hơn, chưa kể quá trình cạnh tranh diễn ra gay gắt. Do

vậy, muốn ổn định và phát triển thị trường vốn thì cần phát triển thị trường theo hướng cạnh tranh lành mạnh. Điều này sẽ tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong các mối quan hệ bao gồm từ các chủ thể tham gia thị trường với nhau cho đến mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thị trường với các cơ quan quản lý.

Nguyên tắc thứ ba trong quản lý thị trường vốn chính là phải đạt được tính hiệu quả của thị trường. Hiệu quả ở đây được hiểu là phải đáp ứng được khả năng huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính. Do nhu cầu vốn của các chủ thể kinh tế có quy mô lớn, đa dạng các lĩnh vực; nên để quản lý thị trường vốn được hiệu quả thì cần ban hành các chính sách phù hợp nhằm điều tiết và phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý, đem lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện quản lý thị trường vốn cũng cần có sự cân đối, phù hợp với tình hình thực tế và tránh việc tổ chức bộ máy vận hành cồng kềnh. Ngược lại, nếu quản lý quá lỏng lẻo thì vừa không đạt được hiệu quả thị trường mà lại làm mất đi tính năng điều phối thị trường. Qua đó, vẫn cần phải duy trì cân bằng việc quản lý nhưng vẫn đem lại hiệu quả thị trường vốn.

Qua đó, tùy từng thời điểm và định hướng phát triển của từng quốc gia mà các cơ quan quản lý sẽ cân đối và áp dụng từng nguyên tắc quản lý khác nhau hoặc phối hợp với nhau.

Phương thức quản lý

Do thị trường vốn có hai nhóm quản lý là các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức tự quản, từ đó việc quản lý thị trường vốn sẽ có phương thức tương đồng. Đầu tiên, quản lý thị trường vốn bằng phương pháp pháp luật, tức thông qua các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước để thực hiện quản lý các hoạt động diễn ra trên thị trường. Có thể nhìn nhận rằng, đây là phương thức quản lý cổ điển và phổ biến được sử dụng thường xuyên ở hầu hết các lĩnh vực không chỉ áp dụng riêng đối với thị trường vốn. Nhưng không phải vì sự thông dụng đó mà phương thức này mất đi tính ưu việt vốn có. Trước hết, phải công nhận rằng, khi bất kỳ văn bản pháp luật nào ra đời để điều chỉnh thị trường vốn đều có tính thực thi cao, bởi lẽ được như vậy do dựa trên cơ sở là hệ thống pháp luật mang tính bắt buộc đối với tất cả mọi thành viên khi tham gia vào thị trường. Thứ hai là phương thức quản lý này dựa trên nguyện vọng của số đông và nhờ đó sẽ áp dụng các quy định hiện hành cho mọi chủ thể khi tham gia giao dịch, do vậy sẽ đảm bảo, xây dựng được tính chặt chẽ, công bằng của thị trường

vốn. Thứ ba là việc quản lý bằng phương thức pháp luật sẽ mang tính rõ ràng, minh bạch, công khai và khi xảy ra hành vi vi phạm trên thị trường vốn sẽ dễ dàng quản lý.

Trên đây đều là những ưu điểm khi sử dụng phương pháp quản lý thị trường vốn bằng pháp luật, nhưng cũng bộc lộ các điểm hạn chế, chẳng hạn như do không thể tiên đoán, lường trước được những tình huống, diễn biến các chiều hướng có thể xảy ra nên khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật sẽ mang tính “áp đặt” do không được cụ thể hóa trong văn bản. Điều này làm hạn chế tính năng động, sự sáng tạo vốn có của thị trường vốn và có thể xây tổn thất là khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, hình thức quản lý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w