Hoàn thiện cơ chế phối hợp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. (Trang 109 - 110)

Để đưa ra các giải pháp mang tính toàn diện trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, xử phạt vi phạm đối với các chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường vốn thì không thể không nhắc đến cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức quản lý với nhau.

Mặc dù, hiện tại đã có cơ chế phối hợp trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra giữa Ủy ban chứng khoán Nhà nước với các Sở giao dịch chứng khoán (bao gồm: HNX và HOSE) và Trung tâm Lưu ký chứng khoán; nhưng không thể dừng lại ở quy mô các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn phải xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức tự quản, các tổ chức trung gian. Chẳng hạn như công ty chứng khoán, ngân hàng và sắp tới theo mô hình quản lý thị trường vốn trong tương lai sẽ có thêm các công ty con trực thuộc Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Do vậy, để có thể xây dựng cơ chế phối hợp toàn diện giữa các đơn vị, tổ chức, cơ quan quản lý với nhau thì không thể thiếu vai trò của công nghệ thông tin, cụ thể:

Thứ nhất, để giảm thiểu các chi phí phát sinh từ việc xây dựng phần mềm thì điều đầu tiên cần nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu đang có, để đảm bảo nền tảng cơ cản trong công tác quản lý. Cụ thể, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần thực hiện nâng cấp tổng thể đối với toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu cốt lõi, bao gồm: hệ thống quản lý công ty chứng khoán, quản lý quỹ; cơ sở dữ liệu các nhà đầu tư; cơ sở dữ liệu người hành nghề chứng khoán. Bên cạnh đó, không quên phát triển các hệ thống bao gồm: hệ thống công bố thông tin trên thị trường (IDS); hệ thống giám sát giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh (MSS).

Thứ hai, việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống lưu trữ công nghệ thông tin cũng như xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ủy ban chứng khoán Nhà nước với các tổ chức trực tiếp và gián tiếp trong công tác quản lý thị trường vốn đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và công sức. Do vậy, bước đầu tiên Chính phủ cần tập trung nâng cấp phần cứng, để tăng khả năng lưu trữ, xử lý giữ liệu và thực hiện hóa hệ thống kinh tế số ở quy mô tổng thể và mang tính ứng dụng cao. Việc nâng cấp hạ tầng cơ sở dữ liệu lưu trữ hiện hành sẽ góp phần mở rộng việc thực hiện phát triển nền tảng phần mềm báo cáo và

chia sẽ thông tin giữa các tổ chức, cơ quan với nhau. Đồng thời, hỗ trợ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong công tác quản lý, giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm, thao túng thị trường được nhanh chóng và chính xác.

Thứ ba, để xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý với nhau cần gấp rút hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin trong công tác quản lý chéo đến các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, bao gồm: Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký giám sát, văn phòng đại diện/chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, cá nhân hành nghề chứng khoán. Từ việc hoàn thiện hệ thống quản lý chéo sẽ giúp tạo lập ra cơ sở sở dữ liệu quản lý tập trung dành cho các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường vốn. Đồng thời, giúp cơ quan quản lý Nhà nước với đại diện là Ủy ban chứng khoán thực hiện khai thác thông tin từ nhiều nguồn được và dễ dàng phân tích, đánh giá cũng như đưa ra dự báo mang tính thực tiễn phục vụ cho công tác quản lý, giám sát của Ủy ban chứng khoán được hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w