Đặc điểm cá nhân

Một phần của tài liệu lòng tin và các tiền tố của sự thỏa mãn của nhân viên tại các công ty ở việt nam (Trang 31 - 32)

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được rằng các đặc điểm cá nhân (tuổi, giới tính, trình độ học vấn,…) khác nhau sẽ dẫn đến sự hài lòng của nhân viên khác nhau (Mannhein, Barush và Tal, 1997; Mathiew và Zajac, 1990;…).

Theo Spector (2000), đa số nghiên cứu đã cho thấy một vài điểm khác biệt giữa sự thỏa mãn trong công việc giữa nam và nữ. Một nghiên cứu của Alavi và Askaripur (2003) cho thấy giữa nam và nữ không có sự khác biệt về sự thỏa mãn. Trong khi đó, có vài nghiên cứu lại cho rằng giới tính không có tác động đến sự thỏa mãn của nhân viên (D'Elia 1979; Lynch and Verdin 1983; Wellmaker 1985).

Có nhiều nghiên cứu đã tìm ra được rằng tuổi tác không có tương tác mạnh (ý nghĩa thấp) đến sự thỏa mãn của nhân viên (Alavi & Askaripur, 2003; Carr & Human, 1988,…).

Theo như Saal & Knight (1998), kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được rằng thâm niên có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn nhân viên. Cũng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thâm niên có tương tác dương đến sự thỏa mãn nhân viên, có nghĩa là nhân viên nào có thâm niên càng cao thì càng thỏa mãn hơn so với nhân viên có thâm niên ít hơn (Bilgic, 1998; Okpara, 2004; Staw, 1995;…). Lời giải thích do Okpara đưa ra là do nhân viên có thâm niên hơn cũng đã điều chỉnh cho phù hợp công việc của họ nhiều năm, điều này dẫn đến sự thỏa mãn cao hơn.

Có nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những nhân viên có trình độ học vấn cao thường có mức độ thỏa mãn đối với công việc và lòng trung thành thấp hơn so với những người có học vấn thấp ( Lok & Crawford, 2004). Điều này có thể giải thích là do những người có trình độ học vấn cao hơn có thể có những đòi hỏi về nhu cầu cao hơn, nếu tổ chức không đáp ứng được nhu cầu cho họ tốt thì sẽ dẫn đến sự không hài lòng trong công việc.

Một phần của tài liệu lòng tin và các tiền tố của sự thỏa mãn của nhân viên tại các công ty ở việt nam (Trang 31 - 32)