Lai kinh tế lợn ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 60. Tính đến năm 2006 cả nước đã nghiên cứu khảo sát trên 45 tổ hợp lợn lai. Phần lớn trong số đó là các lợn lai giữa các giống lợn nội và lợn ngoại. Nhiều tổ hợp lai 2 giống và một phần 3; 4 giống đã được đưa vào ứng dụng trong sản xuất.
Việc sử dụng các giống thuần có năng suất cao trong lai tạo đã tạo ra những tổ hợp lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đi sâu vào nghiên cứu các tính trạng sản xuất của các tổ hợp lai ở nước ta đã có một số kết quả cụ thể: Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cộng sự (1999) cho thấy nái lai F1(LxY) có nhiều chỉ tiêu sinh sản cao hơn so với nái thuần L. Nái lai F1(LxY) có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tương ứng là 9,25-9.87; 8,50 - 8,80 con/ổ; khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa/con là 1,32 kg và 8,12 kg. Nái L có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tương ứng là 9,00-9,83 và 8,27-8,73 con/ổ.
Báo cáo của Lê Thanh Hải và cộng sự (2001),[21] nái lai F1(LxY) và F1(YxL) đều có chỉ tiêu sinh sản cao hơn so với nái thuần L, Y. Nái lai F1(LxY), F1(YxL) và nái thuần L, Y có số con sai sữa/ổ tương ứng là 9,27; 9,25; 8,55 và 8,60 con; với khối lượng toàn ổ khi cai sữa tương ứng là 78,90; 83,10; 75,00 và 67,20 kg.
Kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2006) về năng suất sinh sản của nái lai F1 (LY) cho biết: số con sơ sinh còn sống/ổ là 10,97 con, số con đẻ nuôi/ổ là: 9,88 con, khối lượng sơ sinh/ổ là: 14,60kg, khối lượng sơ sinh/con
là: 1,41kg, thời gian cai sữa là 23,05 ngày, số con cai sữa/ổ là 9,32 con, khối lượng cai sữa/ổ là 52,28kg, khối lượng cai sữa/con là 5,67kg
Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình 2005,[29] đưa ra một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái F1(L × Y) với đực Pietrain (P) và Duroc (D) được trình bày ở bảng 2.2.
Đặng Thị Xuân Điệp (2019), [24] cho biết năng suất sinh sản của nái lai F1(LY) phối với lợn đực Duroc: số con đẻ ra/ổ là 12,31 con, khối lượng sơ sinh/con là 1,32 kg, khối lượng sơ sinh/ổ là 15,30 kg, khối lượng cai sữa/con là 6,22, thời gian cai sữa là 22,88 ngày.