Quy trình chăm sóc lợn tại trại

Một phần của tài liệu Năng Suất Sinh Sản Của Lợn Nái F1 (Landrace X Yorkshire) Phối Với Lợn Đực Duroc Nuôi Tại Trang Trại Ông Đặng Minh Linh, Thôn Đoài, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội. (Trang 49)

-Lợn nái chờ phối

Gồm nái hậu bị được chọn làm giống và đã động dục lần 3, lợn nái sau khi cai sữa. Lợn nái sau khi tách con được đưa xuống chuồng bầu và chuyển sang giai đoạn chờ phối. Thông thường lợn nái sau khi tách con sẽ động dục trở lại sau 3 – 5 ngày, vào ngày cai sữa không cho lợn ăn để tránh lợn tiết sữa nhiều gây tức bầu vú, viêm vú. Chuyển lợn nái xuống cuối chuồng với chế độ thắp sáng nhiều hơn bình thường kích thích lợn sớm động dục trở lại. Với những lợn nái lâu động dục trở lại thì trại áp dụng biện pháp cho lợn đực đi qua các dãy lợn nái để kích thích và phát hiện động dục, nhốt những con lợn nái cạnh lợn đực giống. Khẩu phần ăn của lợn chờ phối là 3 kg/ngày. Lợn nái được bổ sung một số loại vitamin C, K, A, D, E bằng cách tiêm 15 ml ADE + B.Complex.

Thời điểm phối giống: Hàng ngày thường xuyên quan sát cơ quan sinh dục của lợn nái chờ phối và cả những lợn nái đã được phối trước đó 18 đến 22 ngày. Lợn nái động dục có các biểu hiện như bỏ ăn, cắn các con lợn nái ô bên đặc biệt là âm hộ sưng đỏ lên và chuyển sang màu đỏ thẫm và hơi xẹp xuống có dịch nhờn keo dính, lợn ở trạng thái hưng phấn muốn gần gũi con đực. Lúc này lợn nái đang ở trạng thái mê ì và đó chính là thời điểm phối giống thích hợp nhất. Nếu lợn kéo dài động dục tới 48 giờ thì trứng sẽ rụng vào 8 – 12 giờ trước khi kết thúc chịu đực. Để phối giống đạt kết quả cao số con đẻ ra nhiều cần phối lặp lại 2 – 3 lần và lần sau cách lần trước 10 – 12 giờ.

- Lợn nái mang thai

Trong tất cả các giai đoạn thì giai đoạn mang thai là quan trọng nhất, nó quyết định năng suất của lợn nái và lợn con sinh trưởng tốt hơn ở các giai

đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn này cần phải chú ý khẩu phần ăn, các nhân tố có thể gây stress cho lợn nái để giảm tỷ lệ sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó giảm tỷ lệ loại thải lợn nái hàng năm.

Lợn nái mang thai trong thời kỳ này có nhiều sự thay đổi cùng với đó là sự phát triển của bào thai nên cần chăm sóc và nuôi dưỡng hết sức cẩn thận. Khẩu phần ăn của lợn nái mang thai cũng được thay đổi để phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của bào thai. Quy trình vệ sinh lợn nái cần chú ý, vào mùa đông chỉ rửa vào buổi trưa để giảm bớt lạnh. Vào mùa hè phải rửa chuồng 2 lần/ngày và bật hệ thống dàn mát, quạt thông gió. Buổi chiều hàng ngày khoảng 15h thì rửa máng ăn và vệ sinh gầm chuồng, theo dõi và phát hiện lợn bỏ ăn xem có gì bất thường: động dục hay bị bệnh để có hướng giải quyết và chữa trị.

-Lợn nái nuôi con

Lợn mang thai trước khi đẻ dự kiến 7 ngày được đưa lên chuồng đẻ để làm quen với chuồng mới. Đặc biệt được vệ sinh cơ quan sinh dục và bầu vú. Trước đẻ dự kiến 1 – 3 ngày cần chuẩn bị lồng úm, đèn sưởi, panh kẹp, khăn lau, dung dịch sát trùng, bột lăn (bột Mistral), gel và khi lợn có biểu hiện sắp đẻ thì cần bật đèn sưởi để lồng úm ấm. Các biểu hiện lợn nái sắp đẻ như: đứng nằm không yên, ủi chuồng, tiểu mót, đi phân lắt nhắt, bầu vú có sữa trắng đục chảy thành tia khi dùng tay bóp vào đầu vú và đặc biệt khi thấy có nước ối và phân su thì lợn sẽ đẻ sau 30 phút đến 1 giờ.

Phương pháp đỡ đẻ: khi lợn vỡ ối thì tiêm 30ml kháng sinh Amocixilin (Hitamox), tiêm vào ngày đẻ và sau đẻ tiêm 2 mũi cách ngày; khi thấy lợn con ra nên nhanh chóng lấy hết dịch ở mũi và miệng của lợn con sau đó dùng khăn lau sạch và xoa cho lợn con một lớp lăn để giữ ấm. Tiêm cho lợn nái mỗi ngày 2 ml Oxytoxin, tiêm 3 ngày liên tiếp sau đẻ. Trong trường hợp lợn nái khó đẻ cần can thiệp bằng cách dùng tay móc để thay đổi ngôi thai cho

đúng hoặc lấy con ra ngoài, khi móc cần chú ý tay phải sát trùng cẩn thận, bôi gel và chú ý các thao tác đúng kĩ thuật tránh xây sát đường sinh dục của lợn nái. Cho lợn con bú sữa đầu tăng kháng thể cho lợn con, tiến hành ghép đàn với các đàn khác để tăng độ đồng đều về số lượng và khối lượng của đàn lợn. Đặc biệt đối với lợn nái đang đẻ tiết nhiều sữa, chúng ta nên vắt sữa cho lợn con còi uống, tận dụng sữa đầu.

Khẩu phần ăn của lợn nái khi đẻ và khi nuôi con: Vào ngày lợn đẻ và sau 1 ngày đẻ cho lợn nái ăn ít khoảng 1 – 2 kg/ngày và cho ăn 2 lần/ngày. Những ngày sau đó tăng dần khối lượng thức ăn lên 1kg/ngày.

-Chăm sóc lợn con theo mẹ

Cần đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp với yêu cầu của lợn con, vào mùa hè khi thời tiết nóng bức bật quạt thông gió và hệ thống dàn mát, mùa đông thì nên chắn gió và bật đèn sưởi nhưng vẫn cần đảm bảo độ thông thoáng của chuồng nuôi. Lợn con 1 ngày tuổi tiến hành mài nanh, cắt đuôi và bổ sung sắt cho lợn con, trước khi bấm nanh thì cho lợn con uống 2 ml kháng sinh Amocixilin để tránh nhiễm trùng. Ngày thứ 3 tiến hành bấm tai, cho lợn con uống cầu trùng và thiến cho lợn đực, trước khi thiến cần tiêm kháng sinh và sát trùng vật dụng trước khi thiến. Cho lợn con uống 2cc men tiêu hóa mỗi ngày vào 3, 4, 5 ngày tuổi. Ngày thứ 4 bắt đầu cho lợn con tập ăn, cho lợn con ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần rắc một ít thức ăn. Lần rắc cám sau phải loại bỏ những cám còn sót lại của lần cho ăn trước đảm bảo giữ nguyên mùi thơm hấp dẫn của cám và đảm bảo vệ sinh tránh lợn con bị đi ỉa do ăn phải cám bị ẩm mốc, dính phân nước tiểu. Khi lợn con có hiện tượng đi ỉa thì phải dừng ngay việc tập ăn và điều trị kịp thời. Máng ăn phải luôn sạch, khô ráo.

4.1.3. Quy trình vệ sinh thú y

Trang trại đề cao phòng bệnh hơn chữa bệnh nên rất nghiêm ngặt trong

vấn đề vệ sinh phòng dịch và tiêm vacxin cho lợn các giai đoạn khác nhau. Trước khi vào chuồng lợn tất cả mọi người đều phải tắm sát trùng thật kỹ,

thay quần áo và ủng riêng của trại, đi qua hố sát trùng, xịt tay bằng cồn. Công nhân phải đi qua hố sát trùng và xịt cồn vào tay khi đi sang các chuồng khác. Buổi trưa công nhân đều phải ăn trưa và nghỉ trưa ở khu cách ly. Đối với các xe ra vào trại đều được phun thuốc sát trùng trước khi vào trại, lái xe phải tắm sát trùng và thay quần áo riêng của trại. Công nhân khi ra khỏi trại về thì sẽ được cách ly 1 đến 2 ngày mới được vào chuồng để đảm bảo không lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào trại. Vệ sinh phòng dịch thì trại phun thuốc sát trùng 2 lần/ngày, có hố sát trùng trước khi vào các chuồng và cổng trại, thay sát trùng hàng ngày; rắc vôi nền chuồng đẻ hàng ngày. Vệ sinh môi trường xung quanh chuồng nuôi, rắc vôi bột 1 lần/tuần. Diệt các loại động vật gây hại, vật trung gian truyền bệnh: chuột, ruồi, muỗi,... Khơi thống cống rãnh, phát quang bụi rậm tạo điều kiện bất lợi cho mầm bệnh phát triển. Phân hàng ngày được thu vào bao và gom xuống nhà phân vào cuối buổi chiều.

Định kỳ tiêm phòng cho đàn lợn theo lịch trình đầy đủ, đúng cách, đúng liều lượng.

Bảng 4.5. Lịch tiêm vacxin cho đàn hậu bị

Tuần Vacxin Cách dùng Liều dùng (ml/con) Bệnh được phòng 1 PRRS + Circo Tiêm bắp 2ml + 1ml

Hội chửng rối loạn hô hấp và sinh sản + Hội chứng còi cọc sau cai sữa lợn con

2 Parvo Tiêm bắp 2ml Khô thai

3 SFV Tiêm bắp 2ml Dịch tả lợn

4 AD + FMD Tiêm bắp 2ml + 2ml Hội chửng rối loạn hô hấp và sinh sản

5 PRRS Tiêm bắp 2ml Hội chửng rối loạn hô hấp và sinh sản

6 Parvo Tiêm bắp 2ml Khô thai

7 FMD + AD Tiêm bắp 2ml+2ml Hội chửng rối loạn hô hấp và sinh sản

Bảng 4.6. Lịch tiêm vacxin cho đàn lợn nái

Thời gian Vacxin Cách

dùng

Liều dùng

(ml/con) Bệnh được phòng

10 tuần SFV Tiêm bắp 2ml Dịch tả

12 tuần FMD Tiêm bắp 2ml Lở mồm long móng

4 tháng/lần (3,7,11) PRRS Tiêm bắp 2ml Hội chửng rối loạn hô

hấp và sinh sản 4 tháng/lần (4,8,12) AD Tiêm bắp 2ml Giả dại

Bảng 4.7. Lịch tiêm vacxin cho đàn lợn đực Loại

lợn Thời gian Vaccine

Liều/ con Vị trí tiêm Bệnh được phòng Đực hậu bị

Sau nhập 0-7 ngày PRRS 2ml tiêm

bắp

Hội chửng rối

loạn hô hấp và sinh sản

Sau nhập 7-14 ngày Parvo 2ml tiêm bắp

Xảy thai truyền nhiễm, đóng dấu lợn, lepto, tẩy giun sán Sau nhập 14-21 ngày SFV 2ml tiêm

bắp Dịch tả Sau nhập 21-28 ngày AD+FMD 2ml tiêm

bắp

Hội chửng rối

loạn hô hấp và sinh sản

Sau nhập 28-35 ngày PRRS 2ml tiêm bắp

Hội chửng rối loạn hô hấp và

sinh sản Sau nhập 35-42 ngày Parvo 2ml tiêm

bắp

Xảy thai truyền nhiễm, đóng dấu lợn, lepto, tẩy giun sán Đực khai thác 4 tháng 1 lần (3,7,11) PRRS 2ml tiêm bắp Hội chửng rối loạn hô hấp và sinh sản 4 tháng 1 lần (4,8,12) AD+FMD 2ml tiêm bắp Hội chửng rối loạn hô hấp và sinh sản 4 tháng 1 lần (2,6 ) SFV 2ml tiêm bắp Dịch tả

Bảng 4.8. Lịch tiêm vaccine và điều trị các bệnh thường gặp cho lợn con

Ngày tuổi Tên sản phẩm Liều dùng Phòng bệnh

1 Nova Fe + B12 2 ml Thiếu máu

3 Diacoxin 5% 2 ml Cầu trùng

18 Circo 0,5 ml Chống còi cọc

Ceftocil 1 ml Tiêu chảy, Viêm phổi

Pendistrep LA 1 ml Viêm khớp

Bảng 4.9. Lịch tiêm vaccine và điều trị các bệnh thường gặp cho lợn nái Tuần

mang thai Tên sản phẩm Liều dùng Phòng bệnh

10 Coglapest 2ml Dịch tả

12 Aftopor/Cavac

FMD/Aftogen 2ml Lở mồm long móng

13 Circo 2ml Chống còi cọc

Đẻ Vectrilmoxin LA 1ml/20kgP Hội chứng MMA

Oxytocin 2ml Đầy sản dịch

Cai sữa ADE+B.Complex 10ml Kích thích lên giống

Invermectin 8ml Chích ghẻ

Hitamox + Oxyocin 30ml + 2ml Viêm tử cung Hitamox + Analgil 30 ml + 2ml Viêm vú

Lyncomicin 20ml Viêm phổi

Pendistrep LA 10ml Viêm khớp

Hitamox + Oxytocin 30ml + 2ml Tiêu chảy

4.2. Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục

4.2.1 Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chăn nuôi. Năng suất sinh sản cao có thể tăng số con

đẻ ra/lứa, khối lượng sơ sinh/con và điều đó đáp ứng nhu cầu về con giống thương phẩm của trại. Để đạt được năng suất cao trong chăn nuôi lợn nái sinh sản cần chú ý đến các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái, các chỉ tiêu này được trình bày trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái F1 (L x Y)

Chỉ tiêu ĐVT N SE Cv (%)

Tuổi động dục lần đầu Ngày 45 199,04 0,89 3,01 Tuổi phối giống lần đầu Ngày 45 241,04 0,89 2,49

Tuổi đẻ lứa đầu Ngày 45 357,98 2.21 4,13

Thời gian mang thai Ngày 180 114,27 0,08 1,04

Thời gian cai sữa Ngày 180 24,43 0,15 8.25

Thời gian chờ phối (động dục trở lại) Ngày 135 4,61 0,14 36,49 Khoảng cách lứa đẻ Ngày 135 142,92 0,19 1,62

+ Tuổi động dục lần đầu

Chỉ tiêu này được tính từ khi con vật sinh ra cho đến khi động dục lần đầu tiên, tuổi động dục lần đầu quá muộn hay quá sớm đều không tốt với chất lượng con nái sau này. Tùy theo từng giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau mà tuổi động dục khác nhau.

Qua bảng 4.10 cho thấy tuổi động dục lần đầu tiên của lợn nái F1 (L x Y) tại trại là 199,04 ngày. Kết quả này có sự sai khác so với nhiều nhà nghiên cứu. Theo Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009), [28] tuổi động dục lần đầu của lợn nái F1 (L x Y) khi nuôi tại trung tâm chăn nuôi Tân Thành – Vũng Tàu là 214,40 ngày.

Theo kết quả nghiên cứu của Từ Quang Hiển và Lương Nguyệt Bích (2005) [15] tuổi động dục lần đầu của lợn Yorkshire và lợn F1(LY) lần lượt là 235,80 và 237,12 ngày. Tuy nhiên sự chênh lệch này có thể là do sự sai khác

về điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc tại mỗi trang trại cũng như sự khác biệt về yếu tố khí hậu giữa hai miền Bắc Nam.

+ Tuổi đẻ lứa đầu :

Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi phối giống lần đầu, hiệu quả của việc phối giống (tỉ lệ thụ thai) và các yêu tố ngoại cảnh.

Theo bảng 4.10 tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái F1 (LY) nuôi tại trại là 357,98 ngày.

Theo Trịnh Hồng Sơn và Nguyễn Thị Hương (2019), [35] tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái F1(LY) là 339,47 ngày; theo Phùng Thị Vân và cs (2002), [1] cho biết tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái F1(LY) là 376,20 ngày. So sánh cho thấy kết quả nghiên cứu của tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Trịnh Hồng Sơn và Nguyễn Thị Hương (2016), [2] do tuổi phối lần đầu và thời gian chờ phối trở lại sau cai sữa dài hơn nhưng thấp hơn so với kết quả của tác giả Phùng Thị Vân và cs (2002),[1].

+ Thời gian mang thai :

Thời gian mang thai là chỉ tiêu sinh lý mang tính ổn định cao, đặc trưng cho loài và ít chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm trong các giai phát triển của bào thai, đồng thời dự tính được thời gian đẻ của lợn nái từ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc và nuôi dưỡng phù hợp.

Thời gian mang thai của nái F1(LY) tại trang trại của anh Đặng Minh Linh thôn Đoài-Việt Hùng-Đông Anh-Hà Nội là 114,27 ngày nằm trong khoảng thời gian mang thai chung của lợn nái là (111-118) ngày. Nghiên cứu của Vũ Đình Tôn (2008), trên đàn lợn nái F1(LxY) phối với đực Duroc và Landrace cho kết quả lần lượt là 113,98 và 114,13 ngày.

+ Thời gian cai sữa:

Thời gian cai sữa (thời gian nuôi con) là yếu tố chịu nhiều tác động từ chế độ chăm sóc quy trình nuôi dưỡng và kỹ thuật của trang trại. Yếu tố này cũng phản ánh chất lượng sữa và chất lượng thức ăn tập ăn cho đàn lợn.

Thời gian cai sữa ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đàn lợn con. Nếu giá lợn cao mà thúc ép việc cai sữa quá sớm sẽ gây stress cho đàn lợn và kéo theo nhiều bệnh khác cho đàn lợn con. Ngược lại nếu thời gian cai sữa kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đển lợn mẹ, kéo dài khoảng cách lứa đẻ của nái/năm làm ảnh hưởng đến lượng con cai sữa/nái/năm làm cho đàn lợn giảm năng suất sinh sản.

Thời gian cai sữa giao động từ 21-28 ngày. Tại trang trại chúng tôi theo dõi được thời gian cai sữa trung bình của đàn lợn F1(LY ) là 24,43 ngày.

+ Thời gian chờ phối :

Là khoảng thời gian con nái nghỉ ngơi sau một chu kỳ sinh sản nhằm phục hồi lại cơ quan sinh sản cũng như tích lũy vật chất để tiếp tục bước vào chu kỳ sinh sản tiếp theo. Nó thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, điều kiện chăn nuôi và kỹ thuật chăm sóc chế độ dinh dưỡng. Thời gian này càng ngắn thì khoảng cách lứa đẻ được thu hẹp, hiệu quả chăn nuôi được nâng cao giảm bớt được chi phí thức ăn. Do vậy đây chính là chỉ tiêu cần tác động nhằm nâng cao năng suất của lợn nái thông qua việc tăng số lứa/nái/năm.

Theo nghiên cứu của tôi tại trang trại thời gian chờ phối trở lại của nái F1(LY) là 4,61 ngày. Kết quả nghiên cứu này của tôi cao hơn so với kết quả của tác giả Trịnh Hồng Sơn và Nguyễn Thị Hương (2019), [9] là 2,47 ngày và thấp hơn so với kết quả của tác giả Phan Xuân Hảo ( 2006),[34] và cs (2005), [34] là 6,37 ngày.

+ Khoảng cách lứa đẻ :

Khoảng cách lứa đẻ bao gồm: thời gian mang thai, thời gian nuôi con và thời gian chờ phối. Chỉ tiêu này thể hiện được hiệu suất sinh sản của đàn

Một phần của tài liệu Năng Suất Sinh Sản Của Lợn Nái F1 (Landrace X Yorkshire) Phối Với Lợn Đực Duroc Nuôi Tại Trang Trại Ông Đặng Minh Linh, Thôn Đoài, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)