Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Năng Suất Sinh Sản Của Lợn Nái F1 (Landrace X Yorkshire) Phối Với Lợn Đực Duroc Nuôi Tại Trang Trại Ông Đặng Minh Linh, Thôn Đoài, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội. (Trang 37)

3.3.1. Theo dõi các chỉ tiêu đánh giá đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái

- Tuổi động dục lần đầu (ngày): là thời gian tính từ khi sinh ra đến khi động dục lần đầu tiên.

- Tuổi phối giống lần đầu (ngày): là thời gian từ khi sinh ra đến khi phối giống lần đầu tiên.

- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): được tính từ khi lợn sinh ra đến khi đẻ lứa đầu tiên. - Thời gian mang thai (ngày)

- Thời gian cai sữa (ngày)

- Thời gian chở phối (ngày): tính từ khi cai sữa lợn con đến khi động dục trở lại.

- Khoảng cách lứa đẻ (ngày) là khoảng cách giữa hai lần đẻ liên tiếp

3.3.2. Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất sinh sản lợn nái

- Số con đẻ ra/ổ (con)

- Số con sơ sinh sống/ổ (con) - Số con để nuôi/ổ (con) - Số con cai sữa/ổ (con)

- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) - Khối lượng sơ sinh/con (kg) - Khối lượng cai sữa/ổ (kg) - Khối lượng cai sữa/con (kg)

 Tỷ lệ

Số con sau khi đẻ sống đến 24h - Tỷ lệ sơ sinh sống (%) = --- *100

Số con đẻ ra

Số con sống đến cai sữa

- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) = --- * 100 Số con để nuôi

365 (ngày)

- Số lứa/nái/ năm = --- Khoảng cách lứa đẻ (ngày)

- Số con cai sữa/nái/năm = số con cai sữa/ổ * số lứa/nái/năm

3.3.3. Tính tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa

Thức ăn sử dụng cho lợn là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn theo tiêu chuẩn quy định hiện nay bao gồm:

 Thức ăn chờ phối

 Thức ăn chửa kỳ I, II

 Thức ăn nuôi con

 Thức ăn tập ăn

 Khối lượng cai sữa/ổ Từ đó xác định chỉ tiêu sau:

Tổng thức ăn/ổ - TTTĂ/kg lợn cai sữa (kg) =

KL cai sữa/ổ

Tổng thức ăn/ổ bao gồm: Thức ăn chờ phối + Thức ăn chửa kỳ I, II + Thức ăn nuôi con + Thức ăn tập ăn.

3.3.4. Tình hình dịch bệnh trên lợn nái sinh sản và đàn lợn con theo mẹ

3.3.4.1. Các bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản

Viêm vú, viêm tử cung, sót con, sót nhau, dạ dày

3.3.4.2. Các bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ

Tiêu chảy, thiếu sắt, viêm khớp, Hecni, viêm rốn

Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn con theo mẹ được đánh giá qua các chỉ tiêu: + Số con mắc bệnh(con)

+ Số con khỏi bệnh(con ) + Loại thuốc điều trị + Số ngày điều trị (ngày)

+ Tỉ lệ mắc(%)= Số con mắc bệnhSố con theo dõi ×100% + Tỉ lệ khỏi(%) = Số con khỏi bệnhSố con mắc bệnh ×100%

3.4. Phương pháp nghiên cứu

 Thu thập số liệu:

- Thu thập số liệu thứ cấp: Phỏng vấn chủ trại và thông qua sổ sách ghi chép tại trại

- Thu thập số liệu sơ cấp: Theo dõi trực tiếp trên đàn lợn nái và lợn con trong thời gian nghiên cứu.

3.5. Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất sinh sản:

- Với các chỉ tiêu số lượng: tiến hành đếm số lượng lợn con ở các thời điểm: đẻ ra, còn sống sau 24 giờ, để lại nuôi và số con cai sữa.

-Với các chỉ tiêu khối lượng: cân xác định khối lượng lợn con ở các thời điểm cần theo dõi bằng một loại cân thống nhất ở tất cả các lần cân.

- Sơ sinh: cân sau khi lợn con đã được lau khô, cắt rốn, chưa bú sữa đầu, cân từng con bằng cân đồng hồ loại 5 kg của Nhơn Hòa, quan sát và ghi chép số liệu.

- Cai sữa: cân lợn con ở ngày cai sữa trước khi cho ăn, cân từng con bằng cân đồng hồ loại 15 kg của Nhơn Hòa, quan sát và ghi chép số liệu.

3.5.1. Theo dõi về tình hình dịch bệnh trên đàn lợn nái và lợn con theo mẹ

Hàng ngày kiểm tra sức khỏe lợn nái và lợn con 2 lần vào buổi sáng và chiều. Xác định lợn bị bệnh dựa vào biểu hiện lâm sàng và ghi chép vào sổ theo dõi. Đánh số tai lợn con để theo dõi tiêu chảy.

3.5.2. Xác định tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa

Theo dõi, ghi chép lượng thức ăn thu nhận của lợn mẹ qua các thời kỳ: mang thai, nuôi con, chờ phối.

Theo dõi, ghi chép lượng thức ăn thu nhận của lợn con từ tập ăn đến cai sữa. Hằng ngày cân thức ăn cho từng lợn nái và cho từng đàn con trước lúc cho lợn ăn và cân thức ăn thừa (nếu có)

*Tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa

- Theo dõi lượng thức ăn lợn nái và lợn con sử dụng:

Thức ăn lợn nái ăn trong các giai đoạn chờ phối, chửa kỳ I, chửa kỳ II, nuôi con và tập ăn.

TTTĂ/kg lợn con CS = T Tổng T/Ă cho(lợn nái + lợn con đến CS)(kg) Kl cai sữa/ổ (kg)

3.5.2. Phương pháp thực hiện

3.5.2.1. Theo dõi gián tiếp

- Trực tiếp theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị lợn mắc bệnh và ghi chép số liệu hàng ngày.

3.5.2.2. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng

- Hàng ngày theo dõi sức khoẻ đàn lợn, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch rỉ viêm, phân, tình trạng sức khỏe lợn con, khả năng vận động,.. ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại.

3.5.2.3.Phương pháp xác định chỉ tiêu

Tổng số con mắc bệnh

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100 Tổng số con theo dõi

Tổng số con khỏi bệnh - Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x 100 Tổng số con điều trị Tổng số con chết - Tỷ lệ chết (%) = x 100 Tổng số con mắc bệnh

Tổng số ngày điều trị của từng con - Thời gian điều trị TB (ngày) =

Tổng số con điều trị

3.5.2.4. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt

Trại sử dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đang được áp dụng cho đàn lợn thịt nuôi tại trại và theo dõi, đánh giá hiệu quả.

Với châm phương “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thì công việc tiêm phòng và phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trang trại lợn chú Nguyễn Văn Khanh, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực, chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trại, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại trước khi vào khu vực trại nuôi.

Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự

xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin... còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại

Ngày tuổi Loại vắc xin Cách dùng Phòng bệnh

35 CFS1 Tiêm bắp Dịch tả (lần 1)

55 FMD1 Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 1)

65 CFS2 Tiêm bắp Dịch tả (lần 2)

75 FMD2 Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 2)

(Nguồn: Kỹ sư trại)

Hiện tại trang trại Nguyễn Văn Khanh đang sử dụng loại thức ăn cho lợn thịt được sản xuất tại công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam và công ty cổ phần GREEN FEED Việt Nam, danh mục loại thức ăn theo từng giai đoạn và khẩu phần, thành phần thức ăn được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Loại thức ăn, khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng của lợn thịt sử dụng tại trang trại

Loại thức ăn Giai đoạn phát triển của lợn (tuần tuổi) Lượng thức ăn cho ăn Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn

HI-GRO 550S 4 - 6 tuần tuổi 0,1 - 0,6 kg/con/ngày - Độ ẩm (tối đa): 14% - Protein thô (tối thiểu): 21%

(C.P) - Xơ thô (tối đa): 3,5%

- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,6 - 1,2%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3300 Kcal/kg - P tổng số ( tối thiểu - tối đa): 0,4 - 0,9% - Lysine tổng số (tối thiểu): 1,3%

- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,7%

HITEK GF02 (Green Feed) 7 - 10 tuần tuổi 0,6 - 1,3 kg/con/ngày - Độ ẩm (tối đa): 14% - Protein thô (tối thiểu): 20% - Xơ thô (tối đa): 5%

- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,7- 1,2%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3350 Kcal/kg - P tổng số ( tối thiểu - tối đa): 0,5 – 1,2% - Lysine tổng số(tối thiểu):1,4%

- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,7%

HITEK GF03 (Green Feed) 11- 15 tuần tuổi 1,4 - 1,8 kg/con/ngày - Độ ẩm (tối đa): 14% - Protein thô (tối thiểu): 19% - Xơ thô (tối đa): 5%

- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,7-1,2%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3200 Kcal/kg - P tổng số ( tối thiểu - tối đa): 0,5 - 1,2% - Lysine tổng số (tối thiểu): 1,2%

- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,65%

HI-GRO 552S (C.P) 16 - 20 tuần tuổi 1,8 - 2,3 kg/con/ngày - Độ ẩm (tối đa): 14% - Protein thô (tối thiểu): 18% - Xơ thô (tối đa): 6%

- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,5 - 1,2%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3150 Kcal/kg - P tổng số ( tối thiểu - tối đa): 0,5 – 1,0% - Lysine tổng số (tối thiểu): 1,0%

HITEK GF05 (Green Feed) 21- xuất chuồng 2,3 - 2,5 kg/con/ngày - Độ ẩm (tối đa): 14% - Protein thô (tối thiểu): 16% - Xơ thô (tối đa): 8%

- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,8 - 1,2%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3050 Kcal/kg - P tổng số ( tối thiểu - tối đa): 0,6 – 1,2% - Lysine tổng số (tối thiểu): 1,05%

- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,5%

3.5.2.4 .Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh và phác đồ điều trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

- Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn thịt, chúng tôi tiến hành theo dõi hàng ngày thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Bằng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, trạng thái phân... để chẩn đoán bệnh.

- Khi phát hiện lợn bị bệnh, dựa trên triệu chứng lâm sàng để chúng tôi chẩn đoán lợn mắc bệnh gì và từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho tường loại bệnh.

* Điều trị bệnh đường hô hấp cho lợn thịt bằng phác đồ điều trị sau:

- Bromhexine 0,3%, liều lượng 1m/10 kg TT/ngày, tiêm bắp . - Tyful inj, liều lượng 0,5 ml/10 kg TT/48h, tiêm bắp.

- Thời gian điều trị từ 3-5 ngày.

- ZacTran, liều lượng 0,5- 1ml/50kg TT, tiêm bắp.

* Điều trị hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt bằng phác đồ điều trị sau:

- Viaenro-5, liều lượng 1ml/10 kg TT/ngày, tiêm bắp. - Amlistin, liều lượng 1ml/10 kg TT/ngày, tiêm bắp. - Thời gian điều trị từ 3-5 ngày.

* Điều trị bệnh viêm khớp cho lợn thịt bằng phác đồ điều trị sau:

- DEXA, liều lượng 1,5 ml/50 kg TT/ngày, tiêm bắp. - Thời gian điều trị từ 3-5 ngày.

3.6. Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được trong quá trình theo dõi được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả, phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA), sự sai khác giữa các giá trị trung bình được xác định nhờ phương pháp Tukey, ở mức α = 0,05. Tất cả các số liệu được xử lý trên phần mềm Excel và Minitab16.

Các tham số thống kê ước tính bao gồm: - Dung lượng mẫu (n)

- Giá trị trung bình ( ), - Hệ số biến động Cv(%),

-Sai số tiêu chuẩn SE (Standard Error) X

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh và vệ sinh cho lợn. sinh cho lợn.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trang trại trong 3 năm (2019-5/2021)

Loại lợn

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) Nái 95 5,7 95 6 110 5,7 Đực 2 0,1 2 0,1 6 0,3 Lợn hậu bị 0 0 0 0 240 12,5 Lợn con theo mẹ 1216 73,2 1240 78,2 1408 73,7 Lợn thịt 350 21 250 15,7 150 7,8

4.1.1 Quy trình nuôi dưỡng

Trang trại chăn nuôi lợn theo quy mô công nghiệp sử dụng thức ăn của Công ty TNHH Deheus. Khẩu phần ăn cho lợn nái sinh sản được điều chỉnh theo từng giai đoạn hợp lý. Để từ đó kiểm soát được thể trạng của lợn nái không quá gầy hay quá béo trong quá trình sinh sản, nhằm nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái. Thức ăn cho lợn con tập ăn, lợn cai sữa sử dụng loại thức ăn khác nhau phù hợp sự phát triển của từng giai đoạn.

Khẩu phần ăn của từng loại lợn

• Lợn chờ phối: Ở giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để bù đắp năng lượng mất đi trong quá trình sinh sản và nuôi con. Cám cần chứa nhiều protein và năng lượng nên đẩy nhanh quá trình phục hồi và động dục trở lại. Cho lợn ăn 3 kg/ngày (cắt cám ngày đầu sau cai sữa).

• Lợn nái mang thai: Các giai đoạn mang thai khác nhau thì có khẩu phần cho ăn khác nhau, cụ thể trong bảng 3.2.

Lợn chửa kì I (giai đoạn thai từ phối giống đến 84 ngày): cho ăn 1 lần/ngày, lượng thức ăn 1 ngày từ 1,6 đến 3 kg cám tùy thuộc vào từng thể trạng và tuần mang thai. Trong giai đoạn này phải cho lợn ăn giảm dần vì đây là giai đoạn nghỉ ngơi không sử dụng nhiều dinh dưỡng và năng lượng. Không nên cho ăn thừa sẽ gây lãng phí và đặc biệt sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến phôi thai, có thể gây chết thai.

Lợn chửa kì II (giai đoạn thai từ 85 ngày đến 110 ngày): cho ăn 2 lần/ngày, lượng thức ăn 1 ngày 2,5 – 5 kg cám tùy từng thể trạng và tuần mang thai. Giai đoạn này cần cho ăn nhiều hơn bổ sung chất dinh dưỡng và năng lượng để tăng khối lượng bào thai cũng như tăng khối lượng sơ sinh của lợn con.

Bảng 4.2. Chế độ ăn của lợn nái mang thai

Ngày mang thai Nái rạ Nái hậu bị Loại cám

1 – 21 2,5 kg 2,5 kg 3030 22 – 77 1,6 kg 1,6 kg 3030 75 – 84 3 kg 2,2 kg 3030 85 – 109 3 – 4 – 5 kg 2,5 kg 3030 110 5 kg 2,5 kg 3060 111 5 kg 2,5 kg 3060 112 4 kg 2,5 kg 3060 113 3 kg 2 kg 3060 114 - Đẻ 2 kg 2kg 3060

• Lợn nái nuôi con: Cho ăn 2 lần/ngày với lượng tùy thuộc vào thể trạng lợn nái và số con để lại nuôi/lứa. Trong giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng cho hoạt động tiết sữa và giảm hao hụt cho lợn nái.

Một phần của tài liệu Năng Suất Sinh Sản Của Lợn Nái F1 (Landrace X Yorkshire) Phối Với Lợn Đực Duroc Nuôi Tại Trang Trại Ông Đặng Minh Linh, Thôn Đoài, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội. (Trang 37)