Năng suất sinh sản của lợn nái không những phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào lứa đẻ, ở những lứa khác nhau sẽ cho kết quả về năng suất sinh sản là khác nhau. Việc nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn qua các lứa đẻ là rất quan trọng giúp người chăn nuôi thấy được năng suất của lợn biến động qua các lứa đẻ, nắm được mức độ sinh sản tốt xấu của từng nái để có biện pháp chọn lọc hay loại thải kịp thời.
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về số con/ổ của tổ hợp lai F1( LY) qua các lứa đẻ được thể hiện rõ ở bảng 4.12
Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu số con/ổ của lợn nái F1(LY) (n=45 )
Lứa
Số con sơ sinh/ổ (con) Số con sơ sinh sống/ổ (con)
Số con cai sữa/ổ (con) ±m Cv (%) ± 𝑚 Cv (%) ± 𝑚 Cv (%) 1 11,91b ± 0,19 11,01 11,48b±0,16 9,57 11,13a±0,14 8,48 2 12,86ab ± 0,20 10,29 12,26b±0,15 8,41 11,82a±0,13 7,71 3 13,87ab ± 0,19 9,43 13,16ab±0,14 7,42 12,71a±0,12 6,63 4 15,27a ± 0,14 6,15 14,29a±0,13 6,26 13,71a±0,14 7,06
Chú thích: Các giá trị trung bình trong cùng một cột mang các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả ở bảng số liệu cho thấy: - Số con sơ sinh/ổ :
Chỉ tiêu này cho biết khả năng đẻ sai của một giống cũng như trình độ kỹ thuật phối giống, chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái mang thai. Đánh giá được số trứng rụng được thụ tinh và sự phát triển của bào thai.
Số con đẻ ra/ổ của nái từ lứa 1 đến lứa 4 lần lượt là 11,91 con; 12,86 con; 13,87 con; 15,27 con. Kết quả cho thấy số con đẻ ra/ổ thấp ở lứa 1, tăng dần ở lứa 2 đến lứa 4.
Theo Võ Trọng Hốt và cs. (2000),[8] lợn cái hậu bị ở lứa thứ nhất cho số con/ổ thấp, sau đó từ lứa 2 trở đi, số lợn con đẻ ra/ổ sẽ tăng dần lên cho đến lứa 6, lứa 7 thì bắt đầu giảm. Như vậy kết quả chúng tôi thu được cũng tuân theo quy luật này.
So sánh thống kê cho thấy ở chỉ tiêu này giữa lứa 1 và lứa 4 với các lứa 2; 3 sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
- Số con còn sống/ổ :
Số con sơ sinh sống/ổ ở lứa 1 đến lứa 4 trong nghiên cứu này lần lượt là: 11,48 con; 12,26 con; 13,16 con; 14,29 con. Như vậy cũng như chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh còn sống/ổ tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4.
Theo Phan Xuân Hảo (2006), [34] số con sơ sinh sống/ổ tăng từ lứa 1 đến lứa 4. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có quy luật tương tự với nghiên cứu của tác giả.
So sánh thống kê cho thấy ở chỉ tiêu này giữa lứa 1; 2 với các lứa 3; 4 sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
-Số con cai sữa/ổ :
Số con cai sữa/ổ từ lứa 1 đến lứa 4 của nái F1 (LY) nuôi tại trại lần lượt là: 11,13 con; 11,82 con; 12,71 con và 13,71 con. Như vậy chỉ tiêu số con cai sữa/ổ tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4.
Theo kết quả nghiên cứu của Từ Quang Hiền và Lương Nguyệt Bích (2005), Phan Xuân Hảo (2006), [34] cho rằng số con/lứa tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4, sau đó giảm dần đến lứa 10. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có quy luật tương tự với các nghiên cứu trên.
Chỉ tiêu này giữa các lứa có sự sai khác rõ rệt (P<0,05); lứa 4 sai khác với lứa 1, 2, 3; lứa 1, 2, 3 không có sự sai khác.
Biểu đồ 4.1 Một số chỉ tiêu về số con/ổ của đàn lợn nái F1(LY) qua các lứa đẻ
Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4
số con sơ sinh/ổ 11,91 12,86 13,87 15,27
số con sơ sinh sống/ổ 11,48 12,26 13,16 14,92
Số con cai sữa/ổ 11,13 11,82 12,71 13,71
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 số l ư ợ ng
số con sơ sinh/ổ số con sơ sinh sống/ổ Số con cai sữa/ổ
Kết quả về một số chỉ tiêu khối lượng đàn con của nái F1(LY) phối với đực Duroc qua các lứa đẻ thể hiện ởbảng 4.13
Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu khối lượng của lợn nái qua các lứa đẻ (n=45)
Lứa
Khối lượng sơ sinh/con (kg) Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
± 𝑚 Cv (%) ± 𝑚 Cv (%)
1 1,40a ± 0,04 2,16 16,76b ± 0,28 10.38 2 1,43a ± 0,06 2,86 18,46b ± 0,28 10,25 3 1,54a ± 0,04 2,15 21,49ab ± 0,32 10,26 4 1,51a ± 0,06 2,86 23,16a ± 0,25 7,28
Chú thích: Các giá trị trung bình trong cùng một cột mang các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa (P < 0,05)
Khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng sơ sinh/con đánh giá khả năng nuôi thai của lợn mẹ và khả năng sinh trưởng, phát triển của bào thai cũng như của lợn con sau này.
Kết quả ở bảng 4.13 cho thấy, ở lợn nái F1(LY) nuôi tại trại, khối lượng sơ sinh/ổ đạt thấp nhất ở lứa 1 (16,67 kg), cao nhất ở lứa 4 (23,16 kg).
So sánh thống kê cho thấy ở chỉ tiêu này giữa lứa 3; 4 với các lứa còn lại sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Khối lượng sơ sinh/con của nái F1(LY) từ lứa 2 đến lứa 4 có sự biến động không nhiều. Lứa 1 đạt thấp nhất (1,40 kg), cao nhất ở lứa 3 (1,54kg).
So sánh thống kê cho thấy cho thấy, giữa các lứa khối lượng sơ sinh/con sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P >0,05).
Biểu đồ 4.2. khối lượng sơ sinh/con và khối lượng sơ sinh/ổ của lợn nái F1(LY)
Bảng 4.14. Khối lượng cai sữa/con và khối lượng cai sữa/ổ qua các lứa đẻ
(n=35)
Lứa Khối lượng cai sữa/con (kg) Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
± 𝑚 Cv (%) ± 𝑚 Cv (%) 1 5,66a ± 0,027 3,23 63,10a ± 0,83 70,92 2 5,91a ± 0,016 1,81 69,92b ± 0,87 78,13 3 6,19a ± 0,048 5,24 78,75c ± 0,99 89,74 4 6,71a ± 0,019 1,93 92,07d ± 1,00 102,75
-Khối lượng cai sữa/con
Khối lượng cai sữa/con là chỉ tiêu đánh giá mức độ tăng khối lượng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ và khả năng nuôi con của lợn nái. Khối lượng cai sữa/con phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số con để nuôi, ngày cai
1,4 1,43 1,54 1,51 16,76 18,46 21,49 23,16 0 5 10 15 20 25
Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4
kg
sữa, khả năng tiết sữa của lợn nái, chất lượng sữa của lợn nái. Khối lượng cai sữa/con của lợn nái từ lứa 1 đến lứa 4 lần lượt là 5,66 kg/con; 5,91 kg/con; 6,19 kg/con; 6,71 kg/con.
So sánh thống kê cho thấy: Giữa các lứa sự sai khác chỉ tiêu này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
-Khối lượng cai sữa/ổ
Là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của lợn nái và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái trong giai đoạn nuôi con và lợn con trong giai đoạn theo nái. Từ kết quả ở bảng 4.14 cho thấy, khối lượng cai sữa/ổ có sự biến động qua các lứa. So sánh thống kê cho thấy ở chỉ tiêu này giữa các lứa,lứa 4 và lứa 1 có sự sai khác và sai khác với lứa 2 và 3
Biểu đồ 4.3. Khối lượng cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/con của lợn nái F1(LY) qua các lứa đẻ
5,66 5,91 6,19 6,71 63,1 69,92 78,75 92,07 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 lứa 4
kg