Năng suất sinh sản là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi, không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất. Năng suất sinh sản cao sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cho người chăn nuôi.
Kết quả về một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của nái nuôi tại trang trại được thể hiện ở bảng 4.11
Bảng 4.11. Năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY)
Chỉ tiêu F1(LY)
n X SE Cv(%)
Số con đẻ ra/ổ (con) 180 13,48 ± 0,13 12,95
Số con đẻ ra còn sống/ổ (con) 180 12,80 ± 0,11 11,27
Số con để nuôi/ổ (con) 180 14,59 ± 0,21 20,06
Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ (%) 180 95,43 ± 0,52 7,29
Số con cai sữa/ổ (con) 180 12,34 ± 0,11 10,77
Khối lượng sơ sinh/con (kg) 180 1,48 ± 0,01 4,67 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 180 19,97 ± 0,23 15,83 Khối lượng cai sữa/con (kg) 180 6,12 ± 0,03 7,18 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 180 75,96 ± 0,93 16,44
Tỷ lệ nuôi sống đến Cs 180 96,71 ± 0,45 6,29
Qua kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.1 có thể nhận xét về năng suất sinh sản của đàn lợn nái F1(LY) như sau:
+ Số con đẻ ra/ ổ
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá số lượng trứng rụng được thụ thai, sự phát triển của bào thai, kỹ thuật và phương thức phối giống. Số con đẻ ra nhiều hay ít phụ thuộc vào số trứng rụng, số hợp tử được hình thành và khả năng thụ thai của lợn mẹ. Số con sơ sinh/lứa là tổng tất cả số con sơ sinh bao gồm: Số con đẻ ra còn sống, số con đẻ ra bị chết, khô và dị tật.
Kết quả bảng 4.11 cho thấy, số con đẻ ra/ổ của lợn F1(LY) là 13,48 con. Theo tác giả Vũ Đình Tôn (2008),[30] Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005),[30] thì số con đẻ ra/ổ của lợn LY lần lượt là 12,31 và 10,34 con. Như vậy so sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả thì kết quả nghiên cứu tại trại là cao hơn. Điều này có thể giải thích là do lợn nái được tăng cường chọn lọc, cải tiến kỹ thật chăn nuôi, thức ăn, chuồng trại và phục vụ tốt hơn.
+ Số con đẻ ra còn sống/ổ
Là số con đẻ ra sống được đến khi lợn mẹ đẻ con cuối cùng. Đây là chỉ tiêu đánh giá sức sống của thai, khả năng nuôi thai của lợn mẹ và kĩ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng nái mang thai. Kết quả bảng 4.11, chỉ tiêu này của nái F1(LY) là 12,80 con.
Theo nghiên cứu của tác giả Phan Xuân Hảo (2006),[34] lợn nái F1(LY) có chỉ tiêu số con sơ sinh còn sống/ổ là 10,97 con/ổ. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005),[30] cho biết số chỉ tiêu này là 10,02 con/ổ. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn của các tác giả trên. + Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ
Kết quả cho thấy tổ hợp lai Duroc x F1(L × Y) có tỷ lệ sơ sinh sống là 95,43. Theo Phan Xuân Hảo (2006),[34] tỷ lệ sơ sinh sống/ổ của tổ hợp lai
Duroc x F1 (L × Y) là 95,32%, như vậy kết quả của tôi cao hơn của tác giả. Điều này có thể giải thích do lợn con chết lúc sơ sinh, số thai non, thai gỗ ở mức trung bình, công tác đỡ đẻ của người trực ca kịp thời.
+ Số con cai sữa/ổ:
Là số lợn con được nuôi sống đến khi cai sữa. Chỉ tiêu này chứng tỏ khả năng nuôi con khéo của lợn nái, chất lượng sữa mẹ và yếu tố kỹ thuật của người chăn nuôi quản lý, chăm sóc lợn nái trong thời gian nuôi con và chăm sóc lợn con theo mẹ. Đồng thời đây cũng là chỉ tiêu quyết định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái. Nếu tiến hành cai sữa sớm cho lợn con sẽ góp phần tăng số lứa/nái/năm cũng như hạn chế được một số bệnh lây lan từ lợn mẹ sang lợn con.
Bảng 4.11 cho ta thấy rằng số con cai sữa/ổ của lợn F1( LY) là 12,34 con. Theo tác giả Phan Xuân Hảo (2006),[34] cho biết nái LY có số con cai sữa/ổ là 9,32 con.
Như vậy kết quả theo dõi của chúng tôi là cao hơn của tác giả. + Khối lượng sơ sinh/con (kg)
Chỉ tiêu này chủ yếu phụ thuộc vào số con sơ sinh được sinh ra, thường số con sơ sinh được sinh ra càng ít thì khối lượng sơ sinh/con càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này phản ánh quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái mang thai. Khối lượng sơ sinh/con có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng cai sữa/con, khối lượng sơ sinh/con càng lớn thì khối lượng cai sữa/con càng lớn.
Kết quả theo dõi tại trại được thể hiện qua bảng 4.11 cho thấy khối lượng sơ sinh/con của nái F1(LY) là 1,48 kg.
Theo Trần Văn Phùng (2004), [22] tác giả Phan Xuân Hảo (2006), [34] khối lượng sơ sinh/ con của nái F1(LY) lần lượt là 1,52 và 1,41 kg. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại trại là tương đương với kết quả của tác giả Vũ Đình Tôn và cs và cao hơn so với kết quả của tác giả Phan Xuân Hảo. + Khối lượng cai sữa/con (kg)
Khối lượng cai sữa/con là chỉ tiêu cho biết tốc độ tăng trưởng và phát triển của lợn con giai đoạn theo mẹ. Nó đánh giá khả năng tiết sữa của lợn nái có đều, tốt hay không và đánh giá được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ của trại.
Kết quả khối lượng cai sữa/con của lợn nái F1(LY) là 6,12 kg. Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Tôn và cs(2008),[14] công bố khối lượng cai sữa/con là 6,22kg ở thời gian cai sữa là 22,88 ngày. Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) cho biết khối lượng cai sữa/con của nái F1(LY) phối với đực Duroc là 6,81kg.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Tôn và cs (2008),[14] và kết quả nghiên cứu của tác giả Đoàn Văn Soạn và Đăng Vũ Bình (2011).
+ Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
Chỉ tiêu này liên quan đến khả năng nuôi thai của lợn mẹ, nó phản ánh kỹ thuật chăm sóc lợn nái mang thai của nhà chăn nuôi. Khối lượng sơ sinh/ổ tỷ lệ thuận với khối lượng sơ sinh/con. Kết qủa ở bảng 4.11 cho biết khối lượng sơ sinh/ổ của nái LY là 19,97 kg/ổ. Chỉ tiêu này trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Tôn và cs(2008),[14] cho biết ở nái LY khối lượng sơ sinh/ổ là 15,30kg.
+ Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào khối lượng cai sữa/con, chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con trong thời gian bú sữa và phụ thuộc vào thời gian cai sữa. Nó có ảnh hưởng đến khối lượng lợn lúc xuất bán.
Khối lượng cai sữa/ổ của nái F1(LY) là 75,96 kg/ổ. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn (2008), [34] cho thấy khối lượng cai sữa/ổ ( ở 22,60 ngày) của công thức nái lai F1(LY) khi phối với đực Duroc và đực PiDu lần lượt là: 57,02 (kg) và 58,45 (kg). Nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2006) cho biết khối lượng cai sữa/ổ của nái F1(LY) là 52,28 kg/ổ.
Như vậy kết quả nghiên cứu của đề tài này cao hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
+ Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa
Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu có liên quan chặt chẽ đến điều kiện nuôi dưỡng, khả năng chăm sóc, mức độ khéo nuôi con của lợn mẹ.
Theo bảng 4.5 thì tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của tổ hợp lai Duroc x F1 (L × Y) nuôi ở trang trại là 96,71%. Kết quả này cao hơn kết quả của Phan Xuân Hảo (2006): tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của tổ hợp lai Duroc x F1 (L × Y) là 94,17%.
+ Số lứa/nái/năm
Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá năng suất chất lượng sinh sản của đàn lợn nái. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại trang trại thì số lứa/nái/năm của đàn lợn nái F1(LY) là 2,55 lứa/nái/năm.
Nhận xét chung :
Kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái F1(LY) của trang trại cho thấy năng suát sinh sản của đàn lợn nái này rất tốt. Do trang trại có nguồn giống tốt và đầu tư khoa học kĩ thuật cao, áp dụng chặt chẽ và thực hiện tốt các quy trình kĩ thuật về chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh.