Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái

Một phần của tài liệu Năng Suất Sinh Sản Của Lợn Nái F1 (Landrace X Yorkshire) Phối Với Lợn Đực Duroc Nuôi Tại Trang Trại Ông Đặng Minh Linh, Thôn Đoài, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội. (Trang 54 - 58)

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chăn nuôi. Năng suất sinh sản cao có thể tăng số con

đẻ ra/lứa, khối lượng sơ sinh/con và điều đó đáp ứng nhu cầu về con giống thương phẩm của trại. Để đạt được năng suất cao trong chăn nuôi lợn nái sinh sản cần chú ý đến các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái, các chỉ tiêu này được trình bày trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái F1 (L x Y)

Chỉ tiêu ĐVT N SE Cv (%)

Tuổi động dục lần đầu Ngày 45 199,04 0,89 3,01 Tuổi phối giống lần đầu Ngày 45 241,04 0,89 2,49

Tuổi đẻ lứa đầu Ngày 45 357,98 2.21 4,13

Thời gian mang thai Ngày 180 114,27 0,08 1,04

Thời gian cai sữa Ngày 180 24,43 0,15 8.25

Thời gian chờ phối (động dục trở lại) Ngày 135 4,61 0,14 36,49 Khoảng cách lứa đẻ Ngày 135 142,92 0,19 1,62

+ Tuổi động dục lần đầu

Chỉ tiêu này được tính từ khi con vật sinh ra cho đến khi động dục lần đầu tiên, tuổi động dục lần đầu quá muộn hay quá sớm đều không tốt với chất lượng con nái sau này. Tùy theo từng giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau mà tuổi động dục khác nhau.

Qua bảng 4.10 cho thấy tuổi động dục lần đầu tiên của lợn nái F1 (L x Y) tại trại là 199,04 ngày. Kết quả này có sự sai khác so với nhiều nhà nghiên cứu. Theo Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009), [28] tuổi động dục lần đầu của lợn nái F1 (L x Y) khi nuôi tại trung tâm chăn nuôi Tân Thành – Vũng Tàu là 214,40 ngày.

Theo kết quả nghiên cứu của Từ Quang Hiển và Lương Nguyệt Bích (2005) [15] tuổi động dục lần đầu của lợn Yorkshire và lợn F1(LY) lần lượt là 235,80 và 237,12 ngày. Tuy nhiên sự chênh lệch này có thể là do sự sai khác

về điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc tại mỗi trang trại cũng như sự khác biệt về yếu tố khí hậu giữa hai miền Bắc Nam.

+ Tuổi đẻ lứa đầu :

Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi phối giống lần đầu, hiệu quả của việc phối giống (tỉ lệ thụ thai) và các yêu tố ngoại cảnh.

Theo bảng 4.10 tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái F1 (LY) nuôi tại trại là 357,98 ngày.

Theo Trịnh Hồng Sơn và Nguyễn Thị Hương (2019), [35] tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái F1(LY) là 339,47 ngày; theo Phùng Thị Vân và cs (2002), [1] cho biết tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái F1(LY) là 376,20 ngày. So sánh cho thấy kết quả nghiên cứu của tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Trịnh Hồng Sơn và Nguyễn Thị Hương (2016), [2] do tuổi phối lần đầu và thời gian chờ phối trở lại sau cai sữa dài hơn nhưng thấp hơn so với kết quả của tác giả Phùng Thị Vân và cs (2002),[1].

+ Thời gian mang thai :

Thời gian mang thai là chỉ tiêu sinh lý mang tính ổn định cao, đặc trưng cho loài và ít chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm trong các giai phát triển của bào thai, đồng thời dự tính được thời gian đẻ của lợn nái từ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc và nuôi dưỡng phù hợp.

Thời gian mang thai của nái F1(LY) tại trang trại của anh Đặng Minh Linh thôn Đoài-Việt Hùng-Đông Anh-Hà Nội là 114,27 ngày nằm trong khoảng thời gian mang thai chung của lợn nái là (111-118) ngày. Nghiên cứu của Vũ Đình Tôn (2008), trên đàn lợn nái F1(LxY) phối với đực Duroc và Landrace cho kết quả lần lượt là 113,98 và 114,13 ngày.

+ Thời gian cai sữa:

Thời gian cai sữa (thời gian nuôi con) là yếu tố chịu nhiều tác động từ chế độ chăm sóc quy trình nuôi dưỡng và kỹ thuật của trang trại. Yếu tố này cũng phản ánh chất lượng sữa và chất lượng thức ăn tập ăn cho đàn lợn.

Thời gian cai sữa ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đàn lợn con. Nếu giá lợn cao mà thúc ép việc cai sữa quá sớm sẽ gây stress cho đàn lợn và kéo theo nhiều bệnh khác cho đàn lợn con. Ngược lại nếu thời gian cai sữa kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đển lợn mẹ, kéo dài khoảng cách lứa đẻ của nái/năm làm ảnh hưởng đến lượng con cai sữa/nái/năm làm cho đàn lợn giảm năng suất sinh sản.

Thời gian cai sữa giao động từ 21-28 ngày. Tại trang trại chúng tôi theo dõi được thời gian cai sữa trung bình của đàn lợn F1(LY ) là 24,43 ngày.

+ Thời gian chờ phối :

Là khoảng thời gian con nái nghỉ ngơi sau một chu kỳ sinh sản nhằm phục hồi lại cơ quan sinh sản cũng như tích lũy vật chất để tiếp tục bước vào chu kỳ sinh sản tiếp theo. Nó thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, điều kiện chăn nuôi và kỹ thuật chăm sóc chế độ dinh dưỡng. Thời gian này càng ngắn thì khoảng cách lứa đẻ được thu hẹp, hiệu quả chăn nuôi được nâng cao giảm bớt được chi phí thức ăn. Do vậy đây chính là chỉ tiêu cần tác động nhằm nâng cao năng suất của lợn nái thông qua việc tăng số lứa/nái/năm.

Theo nghiên cứu của tôi tại trang trại thời gian chờ phối trở lại của nái F1(LY) là 4,61 ngày. Kết quả nghiên cứu này của tôi cao hơn so với kết quả của tác giả Trịnh Hồng Sơn và Nguyễn Thị Hương (2019), [9] là 2,47 ngày và thấp hơn so với kết quả của tác giả Phan Xuân Hảo ( 2006),[34] và cs (2005), [34] là 6,37 ngày.

+ Khoảng cách lứa đẻ :

Khoảng cách lứa đẻ bao gồm: thời gian mang thai, thời gian nuôi con và thời gian chờ phối. Chỉ tiêu này thể hiện được hiệu suất sinh sản của đàn lợn nái.

Đây là chỉ tiêu tác động trực tiếp đến số lứa đẻ/nái/năm. Do vậy người ta thường tìm cách rút ngắn lại để nâng cao số lứa đẻ/nái/năm. Để có thể rút ngắn khoảng cách lứa đẻ người ta chỉ có thể tác động vào thời gian nuôi con và thời gian chờ phối sau cai sữa.

Theo kết quả của chúng tôi nghiên cứu tại trại thì khoảng cách lứa đẻ của nái F1(LY) là 142,92 ngày. Kosovac và cs (1997),[44] cho biết khoảng cách lứa đẻ ở lợn nái F1(LY) là 154,60 ngày. Như vậy, so với kết quả theo dõi của tác giả thì kết quả theo dõi của đề tài này là thấp hơn.

Một phần của tài liệu Năng Suất Sinh Sản Của Lợn Nái F1 (Landrace X Yorkshire) Phối Với Lợn Đực Duroc Nuôi Tại Trang Trại Ông Đặng Minh Linh, Thôn Đoài, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội. (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)