Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Năng Suất Sinh Sản Của Lợn Nái F1 (Landrace X Yorkshire) Phối Với Lợn Đực Duroc Nuôi Tại Trang Trại Ông Đặng Minh Linh, Thôn Đoài, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội. (Trang 35 - 37)

Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, lai giống là một trong những biện pháp quan trọng để sản xuất lợn thịt có năng suất chất lượng cao được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Lúc đầu chỉ áp dụng tổ hợp lai kinh tế đơn giản như lai giữa hai giống lợn, về sau có nhiều tổ hợp lai kinh tế phức tạp ba, bốn, năm giống lợn và cao hơn nữa là các chương trình lai tạo lợn hybrid.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà chọn giống lợn trên thế giới đã sử dụng các phương pháp lai, tạo ưu thế lai nhằm tạo ra con lai thương phẩm nhiều máu có năng suất và tỷ lệ nạc cao. Nhiều giống lợn cao sản đã được sử dụng làm nguyên liệu cho các công thức lai như Yorkshire (Y), Landrace (L), Duroc (D), Pietrain (Pi)...

Lai giữa 3 giống lợn L, Y và D, con lai có tốc độ tăng khối lượng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp và số ngày đạt khối lượng giết thịt 94 kg thấp hơn so với các công thức lai khác (Haminell et al., 1993).

Các nghiên cứu của Gerasimov et al. (1997) cho biết lai hai, ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ ra/lứa, tỷ lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con. Lai hai giống làm tăng số con đẻ

ra/lứa so với giống thuần (10,9 con so với 10,1 con), tăng khối lượng sơ sinh và khối lượng khi cai sữa. Ưu thế lai về khối lượng khi cai sữa tới 18,30% (Chokhataridi, 2000). Vì vậy việc sử dụng lai hai, ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thương phẩm Gerasimov et al. (1997),[36]. Nghiên cứu của Pogodaev et al. (1997) cũng có kết quả tương tự. Kalash Nicova (2000), [38] đã nghiên cứu về năng xuất sinh sản của công thức lai cho kết quả nghiên cứu như sau: số con đẻ ra/ổ, khối lượng sơ sinh/con của công thức lai F1(LY) với Duroc là 10,20 con; 1,64kg, của F1 (LY) phối L là 9,80 con; 1,36kg, của F1(LY) phối Y là 10,30 con; 1,13kg. Tummaruk và Cs (2000),[41] cho biết năng suất sinh sản của lợn Yorkshire và Landarce Thụy Điển giai đoạn 1993 – 1998 như sau: Số con đẻ ra/ổ lần lượt là 11,54 và 11,61 con, số con sơ sinh sống trên ổ là 10,58; 10,94 con, thời gian chờ phối sau cai sữa là 5,4 ngày và 5,6 ngày, tuổi đẻ lứa đầu là 368,0 ngày và 355,6 ngày.

Như vậy, thành tựu nghiên cứu của các nhà chăn nuôi đã góp phần không nhỏ để đưa ra biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác tối đa tiềm năng giống chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn sinh sản nói riêng.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Năng Suất Sinh Sản Của Lợn Nái F1 (Landrace X Yorkshire) Phối Với Lợn Đực Duroc Nuôi Tại Trang Trại Ông Đặng Minh Linh, Thôn Đoài, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội. (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)