THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1 Đối với giáo viên:

Một phần của tài liệu Giáo án công nghệ 6 mới đã sửa đầy đủ (Trang 56 - 62)

1. Đối với giáo viên:

- Một số hình ảnh, video liên quan đến các nội dung trong chương I – Nhà ở - Sơ đồ khái quát các nội dung đã học trong chương I

- Máy chiếu, giấy A0, bút dạ

- Hệ thống các câu hỏi và bài tập có liên quan. ( Thiết kế trên PowerPoint) - Phiếu học tập

2. Đối với học sinh

- Dụng cụ học tập cho quá trình hoạt động nhóm

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động1 : XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu:

- Hệ thống lại các kiến thức đã nghiên cứu trong chương I và II - Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa hệ thống lôgic các đơn vị đã học. - Làm các câu hỏi giáo viên trình chiếu trên màn chiếu.

b) Nội dung:

- Sơ đồ tư duy về chương I nhà ở c) Sản phẩm.

- Tóm tắt những nội dung chính đã học trong chương. d)Tổ chức thực hiện:

2. Hoạt động 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu:

- Hệ thống hóa kiến thức. b) Nội dung:

- Tìm hiểu nội dung đã học để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập1,

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt *Chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức trò chơi:

- Quan sát hình ảnh, nêu tên nội dung đã học liên quan đến hình ảnh

+ GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát

- Giáo viên yêu cầu: Trong chương nhà ở các bạn đã học những nội dung chính nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ

* Thực hiện nhiệm vụ

+ HS quan sát sau đó nêu tên các nội dung liên quan đã được học

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:HS trả lời theo ý hiểu, kết quả thảo

luận…

*Báo cáo kết quả

- Các nhóm cử đại diện trình bày.

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá =>Giáo viên dẫn dắt: Vậy để nhớ lại các kiến thức đã học trong chương I chúng ta cùng vào bài hôm nay

c) Sản phẩm.

- Đáp án phiếu học tập 1,2,3 nội dung phiếu hướng tới nội dung phần sản phẩm cần đạt.

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt * Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv treo bảng phụ sơ đồ hóa kiến thức hệ thống lại KT. - GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận khoảng 5 phút và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập Nhóm 1,2 trả lời phiếu học tập số 1. Nhóm 3,4 trả lời phiếu học tập số 2. Nhóm 5,6 trả lời phiếu học tập số 3. * Thực hiện nhiệm vụ HS nhận phiếu học tập và hoàn thành phiếu.

GV yêu cầu HS trao đổi phiếu học tập cho nhau theo nhóm 1-2, 3-4, 5-6

HS đổi phiếu cho nhau. * Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

HS nhận xét bài của bạn. * Kết luận, nhận định GV nhận xét phần trình bày HS.

GV chốt lại kiến thức như phần sản phẩm cần đạt

* Phiếu học tập 1 Câu 1:

*Vai trò của nhà ở: Nhà ở có vai trò như:

- Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên như: lắng, mưa, gió, bão..., môi trường.

- Nhà ở là nơi đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của các thành viên trong gia đình như: ăn uống, vệ sinh, nghỉ ngơi, làm việc, học tập, vui chơi, giải trí,...

Câu 2:

Quy trình xây dựng nhà ở gồm 3 bước chính sau:

Bước 1: Chuẩn bị: chọn kiểu nhà, vẽ thiết kế, chọn vật liệu, chọn đồ dùng trang trí nội thất,... Bước 2: Thi công: xây móng, dựng khung nhà, xây tường, lợp mái,...

Bước 3: Hoàn thiện: trát tường, quét vôi, trang trí nội thất, lắp đặt hệ thống điện, nước,...

* Phiếu học tập 2 Câu 1

- Năng lượng điện

- Năng lượng chất đốt: củi, than, dầu, ga...

Câu 2:

Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng điện như:

- Chỉ sử dụng điện khi cần thiết; tắt các đồ dùng điện khi không sử dụng;

- Điều chỉnh hoạt động của đồ dùng ở mức vừa đủ dùng.

- Thay thế các đồ dùng điện thông thường bằng các đồ dùng tiết kiệm điện;

- Tận dụng gió, ánh sáng tự nhiên và năng lượng mặt trời để giảm bớt việc sử dụng các đồ dùng điện

Câu 1:

- Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hay bán tự động cho các thiết bị trong gia đình, nhờ đó giúp cuộc sống trở nên tiện nghi hơn, đảm bảo an ninh, an toàn và tiết kiệm năng lượng.

- Một số thiết bị điện trong ngôi nhà thông minh: bóng đèn, tivi, camera, ...

Câu 2: Những đặc điểm của ngôi nhà thông minh:

Một ngôi nhà thông minh thường có các đặc điểm sau:

- Tiện ích: có hệ thống điều khiển các đồ dùng điện của ngôi nhà tự động hoạt động theo chương trình cài đặt sẵn.

- An ninh, an toàn: có thể giám sát ngôi nhà và điều khiển các đồ dùng điện trong nhà từ xa bằng phần mềm cài đặt trên điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay.

- Tiết kiệm năng lượng: tận dụng tối đa năng lượng từ gió tự nhiên và ánh sáng mặt trời. Ví dụ: hs tự liện hệ thực tế

Phiếu học tập số 4

Câu 1 Thực phẩm và dinh dưỡng:

Giá trị dinh dưỡng gồm 4 nhóm thực phẩm chính:

- Nhóm giàu chất đạm - Nhóm giàu chất béo

- Nhóm giàu chất đường bột - Nhóm giàu chất khoáng

Câu 2: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

- Ăn uống thiếu chất gây cho cơ thể bị suy dinh dưỡng

- Ăn uống thừa chất gây béo phì và các bênh liên quan

Câu 3 Chế độ ăn uống khoa học

Cần có bữa ăn dinh dưỡng hợp lí Phân chia số bữa ăn hợp lí

Câu 4. Xây dựng bữa ăn hợp lí:

Chi phí vừa phải

Xây dựng bữa ăn hợp lí.

Phiếu học tập số 5.

Câu 1:Bảo quản thực phẩm

Vai trò của và ý nghĩa bảo quản thực phẩm: Việc chế biến giúp thực phẩm trở nên dễ tiêu hoá, an toàn và thơm ngon hơn. Các phương pháp chế biến thực phẩm làm phong phú bữa ăn cho con người.

Phương pháp bảo quản thực phẩm:

- Các phương pháp bảo quản thực phẩm: phơi khô, ướp lạnh, cấp đông, ngâm giấm, ngâm đường, ướp muối, muối chua, hút chân không,...

Câu 2. Chế biến thực phẩm:

Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.

a. Trộn hỗn hợp thực phẩm

- Là cách pha trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín bằng các phương pháp khác, kết hợp với gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao.

b.Ngâm chua thực phẩm

Ngâm chua là phương pháp ngân thực phẩm vào hỗn hợp nước ngâm một thời gian để thực phẩm lên men vi sinh vật hoặc thấm hỗn hợp nước ngâm, tạo ra món ăn có vị chua đặc trưng. Các loại hỗn hợp nước ngâm thường được sử dụng là hỗn hợp nước muối, hỗn hợp giấm đường

Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.

a.Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước.

-Luộc là làm chín mềm thực phẩm trong môi trường nước với thời gian thích hợp. Thời gian luộc thực phẩm động vật thường lâu hơn luộc thực vật.

-Nấu là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước, có nêm gia vị vừa ăn.Với món nấu thực phẩm thường chín mềm hơn luộc.

-Kho là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà. Món kho thường sử dụng thực phẩm động vật

b. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo.

- Rán (chiên) là làm chín thực phầm với lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa. Thực phẩm sau khi tẩm, ướp gia vị được rán chín, vàng đầu hai mặt.

- Xào là làm chín thực phầm với lượng chất béo vừa phải, đun với lửa to trong thời gian ngắn. Trong khi xào người ta nêm gia vị cho vừa ăn.

- Rang là làm chín thực phầm với lượng chất béo rất ít, đun với lửa vừa. Trong khi rang người ta nêm gia vị cho vừa ăn. Tuy nhiên, với một số loại hạt hoặc đậu, khi rang có thể không cần sử dụng chất béo.

c. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước và bằng nguồn nhiệt trực tiếp.

- Hấp (đồ) và chưng là các phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Nước được đun sôi với lửa to để hơi nước bốc lên nhiều, làm chín thực phẩm.

- Nướng phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt. Thực phẩm sau khi tẩm, ướp gia vị được nướng chín đều hai mặt.

3. Hoạt động 3. LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu : Củng cố kiến thức; HS áp dụng kiến thức vừa học để tìm hiểu vai trò của nhà ở trong thực tế.

- Nội dung các câu hỏi do giáo viên đưa ra trên màn chiếu. c) Sản phẩm.

Câu trả lời của học sinh hướng tới phần sản phẩm cần đạt. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt * Chuyển giao nhiệm vụ

+ Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trên màn chiếu ai là triệu phú và một số câu hỏi khác

Chọn chữ cái (A, B, C, D) trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Phần nào sau đây của ngôi nhà nằm sâu

dưới mặt đất?

A. Móng nhà. B. Sàn nhà. C. Cột nhà. D. Dầm nhà.

Câu 2. Kiến trúc nào sau đây không phải là kiến

trúc nhà đặc trưng của Việt Nam? A. Nhà liền kề. B. Nhà trên xe C. Nhà ba gian D. Nhà nổi.

Câu 3. Vật liệu nào sau đây không dùng để xây

dựng ngôi nhà lớn kiên cố hoặc các A Xi măng, cát B Thép C. Lá (he, hanh, dừa…) D. Gạch đá

Câu 4: Món ăn gồm các loại nhóm nào

A. Xương B. Gạch ống

C. Gỗ D. Chất béo, đường bôt, đạm.

Câu 5: Khi sử dụng tủ lạnh, cách làm nào giúp

tiết kiệm điện?

A. Không đóng chặt cửa tủ lạnh

B. Dùng tủ lạnh dung tích lớn cho gia đình ít người

C. Hạn chế số lần và thời gian mở cửa tủ lạnh D. Cất đồ ăn còn nóng vào tủ lạnh

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc câu hỏi và chọn đáp án trên màn hình chiếu và giơ tay nhanh nhất để được quyền trả lời

*Báo cáo, thảo luận:

- Gọi hs trả lời cá nhân và so sánh với đáp án nếu trả lời đúng được tuyên dương

*Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh và tuyên dương hs trả lời đúng

Một phần của tài liệu Giáo án công nghệ 6 mới đã sửa đầy đủ (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w