Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nâng cao công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty vận tải biển đông (Trang 26 - 29)

Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc

3.2.3Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

3.2.3.1 Môi trường kinh doanh bên trong doanh nghiệp

a, Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp

Mục tiêu, chiến lược được xem như một bản kế hoạch tổng hợp dài hạn, nó tạo ra cho các thành viên của một doanh nghiệp một bộ khung để hưỡng dẫn tư duy và hành động. Vì vậy mà nó có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động và thực sự hữu ích trong thực tiễn kinh doanh. Những chính sách đãi ngộ phi tài chính cũng không nằm ngoài mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp và chịu ảnh hưởng rất lớn của mục tiêu, chiến lược. Các chính sách đãi ngộ phi tài chính phải gắn với mục tiêu, chiến lược và khuyến khích đội ngũ lao động thực hiện chúng, tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động làm việc tích cực để được hưởng sự đãi ngộ tốt nhất và qua đó góp phần thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Ví như một doanh nghiệp đặt ra mục tiêu tăng cường vị thế trên thị trường, tăng doanh thu, mở rộng thị phần thì một trong những điều mà họ cần làm được đó là thúc đẩy tinh thân làm việc của những người lao động bằng cách giao cho họ công việc phù hợp, tạo môi trường làm việc tốt để họ hoạt động tốt công việc… Từ đó mà mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp mới có thể đạt được. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đặt ra mục tiêu, chiến lược rồi yêu cầu người lao động thực hiện mà không có những hoạt động đãi ngộ phi tài chính hợp lý thì mục tiêu, chiến lược đó khó có thể đạt được. Khi doanh nghiệp biết cân đối hài hòa giữa mục tiêu chung với mục tiêu riêng của những người lao động, gắn được lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc vì cả bản thân họ và doanh nghiệp.

b, Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Cho dù nhà quản trị muốn dành cho nhân viên của mình rất nhiều đãi ngộ, nhưng nếu hoạt động kinh doanh kém hiệu quả thì những chính sách hay kế hoạch thực hiện công tác đãi ngộ khó mà thực hiện được. Rõ ràng nếu như tiền lương, tiền thưởng… không được dư dả thì người lao động khó có thể hăng say làm việc, lúc này nhà quản trị phải thực sự khéo léo, vừa phải giải quyết những khó khăn trong hoạt động kinh doanh vừa phải động viên tinh thần nhân viên, truyền cảm hứng cho họ cùng nhau vượt qua khó khăn. Ngược lại, khi mà doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì khi đó người lao động nhận được không chỉ là vật chất mà còn là sự hứng thú trong công việc, góp phần cải tại môi trường làm việc.

Văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt là bầu không trong doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới đãi ngộ phi tài chính trong doanh nghiệp, nếu có được bầu không khí thoải mái, gắn bó, thân thiết thì các nhân viên sẽ coi đó như là gia đình thứ hai, qua đó họ sẽ cống hiến và làm việc hết sức mình vì gia đình thân yêu đó. Văn hóa doanh nghiệp tác động đến việc xây dựng chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp. Chính sách đãi ngộ nói chung và chính sách đãi ngộ phi tài chính nói riêng của doanh nghiệp phải được xây dựng sao cho phù hợp với văn hóa vốn có của nó, vưa thúc đẩy các yếu tố mới, tích cực phát triển văn hóa doanh nghiệp. Ví như các doanh nghiệp Nhật Bản, họ đã xây dưng cho mình một nét văn hóa rất riêng, đó là xây dựng chế độ làm việc suốt đời và khuyến khích cha truyền con nối, họ biến các công ty thành một tập thể mà mỗi thành viên đều thấy mình phải đem hết tài năng và công sức đẻ xây dựng. Để làm được điều đó, họ đã làm rất tốt công tác đãi ngộ phi tài chính, đặc biệt là đãi ngộ thông qua môi trường làm việc, đó là một môi trường phát triển về tinh thân với mối quan hệ cởi mở, thân mật, gắn bó giữa các thành viên để tạo hứng thú làm việc cho họ. Chính những điều này đã góp phần tạo nên sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản trong những năm qua.

d, Các yếu tố thuộc về nhà quản trị

Nhà quản trị có ảnh hưởng rất lớn công tác đãi ngộ phi tài chính, các yếu tố như quan điểm, trình độ, nhận thức, năng lực, sở thích… sẽ quyết định đến việc phân công, phân cấp, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau… Thực tế, muốn làm cho nhân viên hăng say trong công việc thì nhà lãnh đạo nhất thiết phải “có lửa” và phải truyền được lòng đam mê công việc của mình sang cho nhân viên, còn một người sếp làm việc với tâm trạng bình bình, hiểu sao cũng được thì khó có được đội ngũ nhân viên hăng hái.

Mỗi phong cách lãnh đạo đều có ưu nhược điểm khác nhau, việc kết hợp các phong cách lãnh đạo khác nhau chỉ nằm trên giấy tờ. Vì vậy nhà quản trị giỏi sẽ đưa ra các cách đãi ngộ sao cho tối ưu nhất, tức là phù hợp nhất đối với nhân viên của mình. Họ lúc nào cũng phải như đang “đi trên dây” đủ xa để cho nhân viên phục vụ, đủ gần để có thể là chỗ dựa tinh thần cho nân viên.

e, Các yếu tố thuộc về bản thân nhân viên

Công ty có hơn 600 nhân viên, trong đó có công nhân, thủy thủ, nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh…mỗi nhân viên có sở trường, năng lực, công việc khác nhau do đó chính sách đãi ngộ cũng không thể giống nhau được, mỗi loại lao động cần có một chính sách đãi ngộ riêng sao cho phù hợp với những đặc thù của ban thân người

lao động. Đây cũng chính là một trong nhưng khó khăn khi doanh nghiệp triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ.

f, Nhân tố liên quan đến công việc

Công việc cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới chế độ đãi ngộ phi tài chính của công ty. Do đặc thù của các thủy thủ là lênh đênh trên biển nhiều ngày, lại rất nguy hiểm do sự biến động thường xuyên của thời tiết. Do đó cần phải có chính sách đãi ngộ phi tài chính hợp lý, cũng như chế độ nghỉ phép phù hợp để cho các thủy thủ có thời gian thăm gia đình, từ đó các thủy thủ sẽ gắn bó hơn vơi doanh nghiệp.

3.2.3.2 Môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp

a, Hệ thống pháp luật:

Về lao động ở nước ta đã được xây dựng khá hoàn thiện, trong đó, quan trọng nhất là bộ luật lao động: Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia Bộ luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

b, Môi trường kinh tế:

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong suốt hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng và phát triển thần kì, được bạn bè trong khu vực và thế giới thừa nhận và đánh giá cao. Kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới được đánh dấu bằng một số mốc quan trọng là khi Hoa Kì xóa bỏ cấm vận vào năm 1994, gia nhập ASEAN vào năm 1995 và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO vào tháng 11 năm 2006 .Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được duy trì ở mức cao, với tốc độ tăng trưởng trung bình là 7%, mức thu nhập bình quân của người dân đã tăng liên tục và năm 2008 đã đạt mức bình quân 1000$/người/ năm, đưa Việt Nam lần đầu tiên ra khỏi danh sách các nước nghèo. Tỉ lệ lạm phát được kiểm soát khá tốt trong

giai đoạn 2000-2007 tuy nhiên do ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế thế giới như sự gia tăng các yếu tố đầu vào của sản xuất cũng như những nhân tố nội tại của nền kinh tế như sự tăng trưởng nóng…đã khiến cho tỉ lệ lạm phát của năm 2008 đột ngột tăng cao, trên 20%/ năm. Tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với mức thu nhập bình quân cao hơn đối với người dân đặt ra yêu cầu công tác đãi ngộ nhân sự cả tài chính và phi tài chính phải được nâng cao để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người lao động. Tỉ lệ lạm phát cao cũng đặt ra đòi hỏi tăng thu nhập của người lao động cũng phải tăng cao trên mức lạm phát, có như thế thì mức sống của họ mới thực sự được cải thiện về chất.

c, Môi trường văn hóa xã hội:

Việt Nam là quốc gia có dân số đứng thứ 13 trên thế giới với dân số khoảng 86 triệu dân Kết cấu dân số Việt Nam là dân số trẻ, với trên 50% nằm trong độ tuổi lao động. Chính đặc điểm này đã tạo ra ưu thế của Việt Nam đó là có một lực lượng lao động trẻ dồi dào. Mặt khác, nguồn lao động Việt Nam luôn được đánh giá là lực lượng lao động chăm chỉ, ham học hỏi, chịu khó và thông minh. Tuy nhiên, tác phong làm việc còn chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu cần phải được điều chỉnh để hình thành tác phong lao động công nghiệp cho phù hợp với đòi hỏi thực tế.

Một phần của tài liệu nâng cao công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty vận tải biển đông (Trang 26 - 29)