Dùng một bơm chân không loại bơm tay hoặc một nguồn chân không nào đó có thể điều chỉnh thay đổi được độ chân không nối với đầu nối của cảm biến.
- Bật khóa điện động cơ nhưng không khởi động động cơ.
- Dùng vôn kế (hoặc tần số kế) đo điện áp (hoặc tần số) giữa dây tín hiệu về ECU và dây mất của cảm biến.
Để kiểm tra cảm biến hoạt động có tốt không cần đo sự thay đổi của điện áp cảm biến theo độ chân không nối vào từ ống 2 trên hình 3.1. Tín hiệu điện áp kiểm tra phải giảm gần như tuyến tính theo mức tăng của độ chân không.
3.3.6. Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cảm biến nhiệt độ khí nạp nạp
Dấu hiệu hư hỏng:
- Hòa khí nghèo, động cơ ô tô khó khởi động và rung giật ở chế độ cầm chừng.
- Trên một số xe hiện đại, cảm biến ECT hư hỏng có thể khiến mất lửa động cơ.
- Trên một số xe khác thì cảm biến ECT hư hỏng sẽ ảnh hưởng tới hộp số, quạt làm mát và đồng hồ đo nhiệt độ.
Quy trình kiểm tra [8]:
- Cho động cơ hoạt động, dùng nhiệt độ hồng ngoại hoặc nhiệt kế tiếp xúc đo nhiệt độ nước làm mát của động cơ tại nơi đặt cảm biến và đồng thời do điện trở hoặc điện áp giữa hai cực của cảm biến.
- Dựa trên bảng số liệu đặc tính của cảm biến về quan hệ giữa nhiệt độ và điện trở hoặc điện áp trong các tài liệu hướng dẫn sử dụng và hiệu chỉnh của nhà chế tạo để tra ra nhiệt độ tương ứng với điện trở hoặc điện áp đo được.
- So sánh nhiệt độ đo với nhiệt độ suy ra từ điện trở hoặc điện áp để đánh giá sự làm việc của cảm biến, sự chênh lệch tối đa cho phép giữa hai số liệu nhiệt độ không được quá 5°C, nếu chênh lệch quá, cần kiểm tra lại các đầu nối và dây dẫn từ cảm biến đến bộ xử lý trung tâm, dây dẫn tốt có thể kết luận cảm biến bị hỏng, cần phải thay cảm biến mới.
Cảm biến nhiệt độ khí nạp được dùng để cung cấp thông tin về nhiệt độ khí nạp cho bộ xử lý trung tâm để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun cho phù hợp. Khi nhiệt độ khí nạp thấp thì tỷ trọng cao nên khối lượng khí nạp nhiều, do đó lượng nhiên liệu phun cần nhiều hơn so với lượng nhiên liệu phun khi nhiệt độ khí nạp cao.