3.3.1. Kiểm tra và sửa chữa bơm xăng
Dấu hiệu hỏng bơm xăng:
- Động cơ quay bình thường nhưng khó khởi động.
- Xảy ra hiện tượng cháy không hoàn toàn ngắt quãng (khởi động nhưng động cơ không nổ được).
- Tốc độ động cơ thấp (động cơ chạy không tải kém). - Ì động cơ, tăng tốc kém (khả năng tải kém).
- Động cơ chết máy sau khi khởi động một thời gian ngắn.
Quy trình kiểm tra:
Bước 1: Thử kích hoạt bơm xăng bằng máy chuẩn đoán.
- Tắt khóa OFF
- Nối máy chuẩn đoán với giắc chẩn đoán phía dưới cột vô lăng. - Bật khóa điện ON
- Bật nguồn thiết bị chuẩn đoán.
- Kiểm tra bơm xăng có hoạt động bằng cách lắng nghe tiếng kêu từ phía thùng xăng hoặc dùng tay đặt vít của bộ phận giảm giao động trên giàn phân phối khi kích hoạt trên máy chẩn đoán.
Bảng 3.2. Bảng kết quả kiểm tra [7]
Bước 2: Kiểm tra ECU thân xe (điện áp rơ le mở mạch bơm xăng)
- Đo điện áp theo bảng 3.3.
Bảng 3.3. Bảng điện áp tiêu chuẩn [7]
Kết quả:
Bước 3: Kiểm tra dây điện và giắc nối (ECU chính thân xe - rơ le tích hợp)
- Tháo Rơ le tích hợp ra khỏi hộp đấu nối khoang động cơ. - Tháo giắc nối của ECU thân xe chính.
- Đo giá trị điện trở theo bảng 3.5.
Điện trở tiêu chuẩn (kiểm tra ngắn mạch)
Bảng 3.5. Điện trở tiêu chuẩn [7]
- Lắp lại rơ le tích hợp
- Nối lại giắc nối của ECU thân xe chính.
Bước 4: Kiểm tra ECU chính thân xe (rơ le mở mạch)
- Tháo ECU thân xe chính.
- Nối cực dương của ắc quy vào 4D - 1, và nối cực âm ắc quy vào cực 4E- 5.
Bảng 3.6. Bảng điện trở tiêu chuẩn [7]
Kết quả:
Bước 5: Kiểm tra dây điện và giắc nối (ECU thân xe chính - ECM)
- Tháo giắc nối của ECU thân xe chính. - Ngắt giắc nối ECM.
- Đo điện trở theo bảng 3.7 và 3.8. Điện trở tiêu chuẩn (kiểm tra hở mạch)
Bảng 3.7. Bảng điện trở tiêu chuẩn [7]
Điện trở tiêu chuẩn (kiểm tra ngắn mạch)
- Lắp lại giắc nối của ECU thân xe chính. - Nối lại giắc nối ECM.
Bước 6: Kiểm tra dây điện và giắc nối giữa ECU chính thân xe bơm nhiên liệu
và mát thân xe.
- Kiểm tra dây điện và giắc nối của ECU thân xe chính. + Tháo giắc nối của ECU thân xe chính.
+ Ngắt giắc nối của bơm nhiên liệu. + Đo điện trở theo bảng 3.9 và 3.10. Điện trở tiêu chuẩn (kiểm tra hở mạch)
Bảng 3.9. Bảng điện trở tiêu chuẩn [7]
Điện trở tiêu chuẩn (kiểm tra ngắn mạch)
Bảng 3.10. Bảng điện trở tiêu chuẩn [7]
+ Lắp giắc nối của ECU thân xe chính.
- Kiểm tra dây điện và các giắc nối giữa bơm nhiên liệu với mát của thân xe.
+ Ngắt giắc điện của bơm nhiên liệu. + Đo điện trở theo bảng 3.11.
Điện trở tiêu chuẩn (kiểm tra hở mạch)
Bảng 3.11. Bảng điện trở tiêu chuẩn [7]
+ Nối lại giắc nối bơm nhiên liệu.
Bước 7: Kiểm tra bơm nhiên liệu
- Kiểm tra điện trở của bơm nhiên liệu. + Đo điện trở theo bảng 3.12.
Điện trở tiêu chuẩn
Bảng 3.12. Điều kiện tiêu chuẩn [7]
- Kiểm tra sự vận hành của bơm nhiên liệu Cấp điện áp ắc quy vào cả 2 cực.
3.3.2. Kiểm tra và sửa chữa bộ điều áp
Dấu hiệu hỏng của bộ điều áp:
- Hệ thống nhiên liệu có áp suất quá cao.
- Hệ thống nhiên liệu bị tụt áp suất đẫn đến động cơ khó khởi động, không tải kém và tổn thất công suất.
Quy trình kiểm tra [7]:
Thực tế trong quá trình hoạt động của động cơ sử dụng hệ thống phun xăng trực tiếp thì bộ điều áp rất ít hư hỏng giống như hiện tượng nêu trên vì: áp suất của bơm không thể làm lò xo của bộ điều áp bị thay đổi đàn tính và trong hệ thống cũng đã có lọc xăng lọc bỏ cặn bẩn và tạp chất rồi nên không có vật thể lạ kẹt vào van. Trừ trường hợp ngoại lệ khác. Chính vì vậy khi phát hiện hư hỏng của hệ thống chính xác ở bộ điều áp thì ta tiến hành thay thế bộ điều áp mới đúng chủng loại mà không tiến hành bảo dưỡng sửa chữa vì bộ điều áp không thể tháo rời ra được.
3.3.3. Kiểm tra và sửa chữa vòi phun xăng
Dấu hiệu hỏng của bộ điều áp:
- Động cơ quay bình thường nhưng khó khởi động. - Chồm xe (khả năng không tải kém).
- Động cơ chết máy ngay sau khi khởi động.
- Xảy ra hiện tượng cháy không hoàn toàn ngắt quãng (khởi động nhưng động cơ không nổ được).
- Ì động cơ khả năng tăng tốc kém (tải kém).
Quy trình kiểm tra:
Bước 1: Kiểm tra ECU (điện áp tại các chân 10, 20, 30, 40 của ECU)
- Bật khóa điện ON
- Đo điện áp theo bảng 3.13. Điện áp tiêu chuẩn
Bảng 3.13. Bảng điện áp tiêu chuẩn [7]
- Nối lại giắc nối ECM
Bước 2: Kiểm tra dây điện và các giắc nối
- Ngắt giắc nối ECM
- Đo điện trở theo các giá trị ở bảng 3.14. Điện trở tiêu chuẩn:
Bảng 3.14. Bảng điện trở tiêu chuẩn [7]
- Nối lại giắc nối ECM
- Kiểm tra điện trở
+ Dùng một ôm kế, đo điện trở giữa các cực theo bảng 3.15. Điện trở tiêu chuẩn:
Bảng 3.15. Bảng điều kiện tiêu chuẩn [7]
+ Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay thế vòi phun. - Kiểm tra hoạt động
Lượng phun: 47 đến 58 cm3 trong 15 giây, chênh lệch về thể tích giữa các vòi phun là: 11 cm3 hay nhỏ hơn.
+ Nếu lượng phun không như tiêu chuẩn, hãy thay vòi phun nhiên liệu. Chú ý: Luôn phải bật tắt ở phía ắc quy.
- Kiểm tra rò rỉ.
+ Nhỏ giọt nhiên liệu: 1 giọt hoặc ít hơn trong khoảng 12 phút.
Bước 4: Kiểm tra rơ le tích hợp
- Ngắt các giắc nối của vòi phun. - Đo điện trở theo bảng 3.16. Điện trở tiêu chuẩn:
Bảng 3.16. Bảng điều kiện tiêu chuẩn điện trở [7]
- Nối lại các giắc vòi phun.
Bước 5: Kiểm tra dây điện và giắc nối
- Ngắt các giắc nối của vòi phun. - Ngắt giắc nối ECM.
- Đo điện trở theo bảng 3.17 và 3.18. Điện trở tiêu chuẩn (kiểm tra hở mạch):
Bảng 3.17. Bảng điện trở tiêu chuẩn (kiểm tra hở mạch) [7]
Bảng 3.18. Bảng điện trở tiêu chuẩn (kiểm tra ngắn mạch) [7]
- Nối lại các giắc vòi phun. - Nối lại giắc nối ECM.
Bước 6: Kiểm tra dây điện và các giắc nối (cụm vòi phun nhiên liệu)
- Ngắt các giắc nối của vòi phun.
- Tháo rơ le tích hợp ra khỏi hộp đầu nối khoang động cơ. - Đo điện trở theo bảng 3.19 và 3.20.
Điện trở tiêu chuẩn (kiểm tra hở mạch):
Điện trở tiêu chuẩn (kiểm tra ngắn mạch):
Bảng 3.20. Bảng điện trở tiêu chuẩn (kiểm tra ngắn mạch) [7]
- Nối lại các giắc vòi phun. - Lắp lại rơ le tích hợp.
3.3.4. Kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp
Dấu hiệu hư hỏng:
- Công suất động cơ giảm.
- Động cơ rung giật khi chạy cầm chừng. - Động cơ tăng tốc khó.
- Xe hay bị chết máy khi dừng đèn đỏ. Trên một số kiểu xe thì cảm biến MAF cung cấp cho ECU thông tin về nhiệt độ khí nạp và tải động cơ (để điều chỉnh các chức năng của hộp số tự động), vì vậy các dấu hiệu hư hỏng có thể nhiều hơn.
Quy trình kiểm tra [8]:
- Trước tiên, mở nắp capô và xác định vị trí của cảm biến MAF. Thông thường nó thường nằm trên đường ống nạp, giữa bộ lọc không khí và bướm ga.
- Xác định vị trí giắc cắm trên cảm biến, nếu không chắc chắn bạn nên tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe.
- Xác định các dây nguồn, dây mass và dây tín hiệu trên giắc cắm. - Kiểm tra tín hiệu nguồn và mass.
- Kiểm tra thông mạch. - Kiểm tra tín hiệu. - So sánh các kết quả đo.
Tín hiệu đầu ra của cảm biểm MAF là 1-5 V, giá trị này thay đổi phụ thuộc vào khối lượng mà khí nạp qua cảm biến. Khi động cơ dừng thì chúng có điện áp đầu ra là 0.98 V - 1.02 V.
3.3.5. Kiểm tra cảm biến áp suất tuyệt đối trong đường ống nạp
Hình 3.1. Cách đo kiểm tra cảm biến MAP
1.Cảm biến MAP 5.Dây tín hiệu điện áp đến ECM 2.Ống nối đến bơm chân không 6.Đồng hồ vạn năng
3.Dây 5V từ ECM đến 7.Dây mát của cảm biến 4.Đầu nối để tách các dây
Dấu hiệu hư hỏng:
- Ống chân không nối với cảm biến MAP bị tuột/tắc. - Hỏng cảm biến MAP.
- Hỏng cảm biến góc bướm ga TPS.
- Tiếp xúc đầu nối với cảm biến MAP hỏng. - Hỏng dây tín hiệu.
- Chập mạch tín hiệu của cảm biến MAP. - Mất nối đất cho cảm biến MAP hoặc TPS. - Hư hỏng bộ điều khiển PCM.
Quy trình kiểm tra [8]:
- Tháo ống nối chân không từ đường ống nạp khởi đầu nối của cảm biến. Dùng một bơm chân không loại bơm tay hoặc một nguồn chân không nào đó có thể điều chỉnh thay đổi được độ chân không nối với đầu nối của cảm biến.
- Bật khóa điện động cơ nhưng không khởi động động cơ.
- Dùng vôn kế (hoặc tần số kế) đo điện áp (hoặc tần số) giữa dây tín hiệu về ECU và dây mất của cảm biến.
Để kiểm tra cảm biến hoạt động có tốt không cần đo sự thay đổi của điện áp cảm biến theo độ chân không nối vào từ ống 2 trên hình 3.1. Tín hiệu điện áp kiểm tra phải giảm gần như tuyến tính theo mức tăng của độ chân không.
3.3.6. Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cảm biến nhiệt độ khí nạp nạp
Dấu hiệu hư hỏng:
- Hòa khí nghèo, động cơ ô tô khó khởi động và rung giật ở chế độ cầm chừng.
- Trên một số xe hiện đại, cảm biến ECT hư hỏng có thể khiến mất lửa động cơ.
- Trên một số xe khác thì cảm biến ECT hư hỏng sẽ ảnh hưởng tới hộp số, quạt làm mát và đồng hồ đo nhiệt độ.
Quy trình kiểm tra [8]:
- Cho động cơ hoạt động, dùng nhiệt độ hồng ngoại hoặc nhiệt kế tiếp xúc đo nhiệt độ nước làm mát của động cơ tại nơi đặt cảm biến và đồng thời do điện trở hoặc điện áp giữa hai cực của cảm biến.
- Dựa trên bảng số liệu đặc tính của cảm biến về quan hệ giữa nhiệt độ và điện trở hoặc điện áp trong các tài liệu hướng dẫn sử dụng và hiệu chỉnh của nhà chế tạo để tra ra nhiệt độ tương ứng với điện trở hoặc điện áp đo được.
- So sánh nhiệt độ đo với nhiệt độ suy ra từ điện trở hoặc điện áp để đánh giá sự làm việc của cảm biến, sự chênh lệch tối đa cho phép giữa hai số liệu nhiệt độ không được quá 5°C, nếu chênh lệch quá, cần kiểm tra lại các đầu nối và dây dẫn từ cảm biến đến bộ xử lý trung tâm, dây dẫn tốt có thể kết luận cảm biến bị hỏng, cần phải thay cảm biến mới.
Cảm biến nhiệt độ khí nạp được dùng để cung cấp thông tin về nhiệt độ khí nạp cho bộ xử lý trung tâm để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun cho phù hợp. Khi nhiệt độ khí nạp thấp thì tỷ trọng cao nên khối lượng khí nạp nhiều, do đó lượng nhiên liệu phun cần nhiều hơn so với lượng nhiên liệu phun khi nhiệt độ khí nạp cao.
3.3.7. Kiểm tra cảm biến độ mở bướm ga
Quy trình kiểm tra [8]:
- Bật khóa điện nhưng không khởi động động cơ, bướm ga ở vị trí độ mở ứng với chế độ không tải.
- Đo điện áp giữa dây tín hiệu và dây mát của cảm biến. Điện áp đo ở vị trí này của bướm ga thường vào khoảng 0,5 V.
- Khóa điện vẫn bật và động cơ không hoạt động, mở từ từ bướm ga và kiểm tra vôn kế. Tín hiệu điện áp trên vôn kế phải tăng đều và liên tục theo mức tăng độ mở, nếu không tăng là cảm biến hỏng, khi bướm ga mở hoàn toàn điện áp xấp xỉ dưới 5V.
- Từ từ đóng bướm ga đến vị trí mở của chế độ không tải, điện áp chỉ trên vôn kế cũng phải giảm đều đặn đến giá trị điện áp quy định ở độ mở bướm ga của chế độ không tải. Nếu điện áp đo được ở độ mở bướm ga không tải hoặc ở độ mở hoàn toàn bướm ga không đúng với giá trị quy định của nhà chế tạo phải nới vít hãm thân cảm biến và xoay thân cảm biến đi một góc thích hợp so với trục bướm ga rồi hãm chặt vít lại.
Để có kết quả kiểm tra tin cậy nhất, nên dùng oscilloscope để kiểm tra sự thay đổi điện áp biểu diễn trên đồ thị vì có thể có hiện tượng tín hiệu bị gián đoạn (bằng 0 tại một vị trí độ mở bướm ga nào đó mà khó phát hiện khi dùng vôn kế số hoặc vôn kế kim chỉ). Các cảm biến tốt phải có mức tăng đều đặn tín hiệu điện áp theo sự tăng độ mở bướm ga giữa giá trị điện áp ứng với bướm ga mở ở chế độ không tải và giá trị điện áp ứng với bướm ga mở hoàn toàn và giảm đều đặn giữa hai giá trị đó khi đóng dần bướm ga.
3.3.8. Kiểm tra cảm biến ôxy
Dấu hiệu hư hỏng: - Bị bám bẩn
- Cảm biến chết
- Cảm biến bị cong, gãy, đứt dây điện
Quy trình kiểm tra [8]:
Bước 1:
Cho đầu dương (+) dây đo kết nối với đầu ra của cảm biến ôxy, đầu âm (-) nối với sườn xe hoặc thân máy. Máy xe đang nóng, vặn chìa khoá sang ON nhưng không nổ máy, điện thế từ cảm biến ở mức 0.4 – 0.45 V là bình thường.
Bước 2:
Tháo rời đầu nối cảm biến ôxy kết nối với Vôn kế. Nổ máy xe, thay đổi tốc độ tăng ga lên xuống, nếu thấy điện thế dao động trong khoảng 0.5 V là bình thường, khác mức này nghĩa là cảm biến đang gặp vấn đề.
3.3.9. Kiểm tra cảm biến trục khuỷu
Dấu hiệu hư hỏng: - Chỉnh sai khe hở từ - Đứt dây
- Dây tín hiệu chạm dương, chạm mát - Lỏng giắc
- Chết cảm biến
- Gãy răng tạo tín hiệu trên vành răng do dùng tua vít bẩy
Quy trình kiểm tra [8]:
- Kiểm tra khi bật chìa khóa On:
+ Chân dương có 12V, mát 0V, signal 5V. Sử dụng đồng hồ osiloscope đo chân Signal khi đề máy có tín hiệu xung vuông như phần thông số kỹ thuật. + Khi dùng máy chẩn đoán có thể phân tích tín hiệu cảm biến trục khuỷu bằng cách phân tích dữ liệu Engine Speed.
3.3.10. Kiểm tra cảm biến trục cam
Dấu hiệu hư hỏng:
- Chỉnh sai khe hở từ (với loại cảm biến nằm trong Delco) - Đứt dây
- Dây tín hiệu chạm dương, chạm mát - Lỏng giắc
- Chết cảm biến
- Gãy răng tạo tín hiệu trên vành răng do dùng tua vít bẩy - Hư hộp ECU nên báo lỗi cảm biến trục cam
Quy trình kiểm tra [8]:
- Đối với 2 loại cảm biến này, chúng ta kiểm tra khi bật On chìa: Chân dương có 12V (hoặc 5V), mát 0V, signal 5V.
- Sử dụng đồng hồ đo hiển thị xung (osiloscope) đo chân Signal khi đề máy có tín hiệu xung vuông như phần thông số kỹ thuật.
KẾT LUẬN
Ô tô đang được sự dụng rộng rãi ở nước ta như một phương tiện đi lại cá nhân cũng như vận chuyển hành khách và hàng hóa. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng ô tô trong một vài năm trở lại đây, đặc biệt là các ô tô đời mới đang kéo theo vấn nạn ô nhiễm không khí. Đầu năm nay nước ta đã áp dụng tiêu