Các quan điểm chỉ đạo quá trình hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về DỊCH vụ CÔNG TRONG LĨNH vực HÀNH CHÍNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 134 - 144)

HIỆN NAY

Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính bao gồm những hoạt động như xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới, sửa đổi những quy định không còn phù hợp, bổ sung thêm các quy định còn thiếu, cũng như loại bỏ những quy định sai trái, không còn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn nhằm làm cho từng văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng tốt, hệ thống các văn bản thống nhất, đồng bộ. Hoàn thiện pháp luật là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động, có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước, của các tổ chức xã hội và đông đảo nhân dân. Đểđạt được các mục tiêu đề ra, hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau:

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nêu rõ: "Thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng" [3], Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của Đảng cũng khẳng định "Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng" [29, tr.221]. Đểđạt được các mục tiêu đó, Nhà nước phải xây dựng pháp luật và các thiết chế phù hợp khuyến khích các thành phần kinh tế, các cá nhân, tổ chức trong nước đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội.

Khi đánh giá về nền kinh tếở Việt Nam hiện nay có thể nhận thấy một sốđặc điểm nổi bật: Một là, kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là mô hình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp nên các thiết chế cần thiết do Nhà nước bảo đảm, trong đó có các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, chưa theo kịp với tốc độ phát triển nhanh của các yếu tố thị trường. Hai là, nền kinh tế thị trường có xuất phát điểm và gắn bó chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn, vì thế đất đai là tài sản, tư liệu sản xuất quan trọng. Các giao dịch dân sự, thương mại, kinh tế xoay quanh quyền sử dụng đất chiếm tỉ lệ lớn, trong khi pháp luật và năng lực thực thi pháp luật về đất đai của nhà nước vẫn còn hạn chế. Ba là, kinh tế thị trường ở Việt Nam chịu tác động của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hội nhập kinh tế làm nảy sinh những quan hệ, giao dịch dân sự, thương mại, kinh tế có yếu tố nước ngoài. Với những quan hệ giao dịch này thì các quy định vốn có của hệ thống pháp luật Việt Nam không còn phù hợp.

Kinh tế thị trường đã đặt ra những yêu cầu khách quan cho công tác xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính vì:

- Nền kinh tế thị trường vận hành theo các quy luật của thị trường, trong đó các quan hệ thương mại, kinh tế, tài chính, dân sự phát triển theo quy luật cung - cầu với đặc trưng là tự do kinh doanh, nhấn mạnh đến quyền tự quyết định của doanh nghiệp, doanh nhân. Tuy nhiên, tự do của người kinh doanh này bị giới hạn và kiểm soát bởi tự do của người kinh doanh khác và quyền lợi của khách hàng. Tự do kinh doanh là quyền Hiến định của công dân, trách nhiệm của Nhà nước là phải đảm bảo bình đẳng quyền tự do kinh doanh cho tất cả mọi công dân. Vậy nên tự do

kinh doanh cần có phương thức thích hợp để kiểm soát, trong đó có phương thức thông qua các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính.

- Kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau về hình thức sở hữu, quy mô vốn, ngành nghề, đối tượng khách hàng nhưng đều bình đẳng. Để tồn tại và mở rộng thị trường, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau. Cạnh tranh lành mạnh là động lực thúc đẩy phát triển, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, giá thành hợp lý. Cạnh trạnh không lành mạnh sẽ làm suy yếu thị trường, rối ren các quan hệ xã hội, phá vỡ trật tự, an toàn xã hội. Bảo đảm môi trường pháp lý và các điều kiện thuận lợi cho tự do cạnh tranh là yêu cầu mà các nhà đầu tư, người sản xuất, kinh doanh, khách hàng đặt ra cho Nhà nước. Nhà nước thỏa mãn yêu cầu này bằng một trong những cách thức thích hợp là cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính.

- Trong nền kinh tế thị trường vai trò của Nhà nước có thay đổi lớn. Một mặt, Nhà nước là một nhà đầu tư lớn với trách nhiệm điều tiết thị trường nhưng vẫn phải bảo đảm bình đẳng với các nhà đầu tư khác. Mặt khác, Nhà nước là chủ thể duy nhất thực hiện việc quản lý thị trường, hài hòa các yếu tố thị trường cũng như giải quyết những tiêu cực mà thị trường đưa lại. "Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụđiều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường. Tăng cường công tác giám sát, (...) chủđộng điều tiết, giảm các tác động tiêu cực của thị trường, không phó mặc cho thị trường hoặc can thiệp làm sai lệch các quan hệ thị trường" nhằm "thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường"[29, tr.264]. Một trong những phương thức để Nhà nước có thể hoàn thành nhiệm vụ quản lý thị trường mà không can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp là tổ chức cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính cho cá nhân, tổ chức.

Dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính vừa hướng tới phục vụ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, vừa là phương thức quản lý của Nhà nước. Nhiệm vụ đặt ra là phải có pháp luật về dịch vụ với chất lượng cao và tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật đó, bảo đảm cung cấp các dịch vụ thuận lợi, nhanh chóng, có chất lượng. Nếu hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nói riêng vẫn còn hạn chế, bất cập, chưa thực sựđáp ứng được yêu cầu của phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính vẫn là nhiệm vụ quan trọng, tất yếu.

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật có giá trị tối thượng, mọi cơ quan, cá nhân, tổ chức đều phải tôn trọng pháp luật, các quan hệ xã hội có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống đất nước đều được điều chỉnh bằng pháp luật. "Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân... Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật"[4]. Về xây dựng nhà nước pháp quyền, quan điểm định hướng của Đảng chỉ rõ "Đẩy nhanh công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên cả bốn mặt: chức năng, nhiệm vụ; tổ chức bộ máy; cán bộ và phương thức hoạt động. Định rõ những việc Nhà nước phải làm và bảo đảm đủ các điều kiện để làm tốt; khắc phục tình trạng buông lỏng hoặc làm thay,(...) hiện đại hoá nền hành chính nhà nước"[5, tr.257].

Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa các quyền của công dân được nhà nước tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Ngược lại Nhà nước cũng đòi hỏi công dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, thực hiện quyền theo đúng quy định của pháp luật nhằm tạo ra và duy trì một trật tự xã hội với sự bảo vệ của pháp luật. Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhìn dưới góc độ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân có những yêu cầu riêng biệt:

- Pháp luật phải đảm bảo có đầy đủ các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Xã hội và dân chúng có nhu cầu về loại hình dịch vụ công nào thì pháp luật phải tạo cơ sở pháp lý cho dịch vụ công đó ra đời và được cung cấp trên thực tế. Ngược lại, những dịch vụ nào không cần thì phải lập tức loại bỏ hoặc chuyển sang hình thức dịch vụ khác cho phù hợp. Ví dụ, dịch vụ thừa phát qua quá trình thí điểm cho thấy dân chúng có nhu cầu thực sự cần thiết phải được quy định và triển khai thực hiện trong phạm vi toàn quốc. Ngược lại, cấp giấy phép khắc dấu cho doanh nghiệp là dịch vụ không còn cần thiết, thay vì buộc doanh nghiệp phải xin phép khắc dấu, pháp luật chỉ cần yêu cầu doanh nghiệp phải công khai mẫu dấu hoặc chỉ cần quy định doanh nghiệp phải đăng ký mẫu dấu là đủ.

- Pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính phải có đầy đủ những nội dung cần thiết, đặc biệt phải có những thiết chế để bảo vệ quyền, lợi ích của cá

nhân, tổ chức trong dịch vụ. Các quy định pháp luật đầy đủ, phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện trên thực tế mà không cần phải có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước. Pháp luật toàn diện, thống nhất, phù hợp cũng giúp cho các chủ thể chủ động thực hiện hoặc kiềm chế không thực hiện hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật mà không phải chạy theo các mệnh lệnh hành chính của các cơ quan nhà nước.

- Pháp luật chỉ phát huy được vai trò tối thượng của mình nếu hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, chất lượng cao thể hiện được ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Pháp luật về dịch vụ công phản ánh nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ, giao dịch. Nếu pháp luật chỉ phản ánh lợi ích của nhà nước, đặt sự thuận tiện cho các cơ quan nhà nước trực tiếp cung cấp dịch vụ lên hàng đầu thì tất yếu chất lượng của pháp luật sẽ không cao, "nếu nhà lập pháp nhận thức sai về các mục tiêu, nắm lấy một thứ nguyên tắc trái với nguyên tắc tự nhiên của sự vật khiến cho các mục tiêu chồng chéo nhau... thì chúng ta sẽ thấy pháp luật mặc nhiên bị suy yếu" [55, tr.88]. Nhưng nếu pháp luật được ban hành để làm vừa lòng dân chúng, cho dù đó là số đông dân chúng mà không đảm bảo các mục tiêu phát triển đất nước, không có sự hài hòa giữa lợi ích của từng cá nhân với lợi ích chung của xã hội, giữa lợi ích của nhóm xã hội này với lợi ích của nhóm xã hội khác thì xã hội cũng phát triển lệch lạc. Vì thế, trong nhà nước pháp quyền, pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính không chỉ thể hiện nguyện vọng của nhân dân, không chỉ là công cụ để nhà nước cai trị mà còn là chuẩn mực để dung hòa các lợi ích trong xã hội.

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế

Việt Nam đã hội nhập quốc tế và khu vực sâu, rộng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, thể dục, thể thao. Hội nhập quốc tếđã "tạo cho nước ta vị thế mới với những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ" [29, tr.272].

Hội nhập kinh tế quốc tế cho phép thu hút được nguồn tài chính lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài cho phát triển sản xuất, kinh doanh và thực hiện dịch vụ. Đầu tư nước ngoài không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn là một kênh quan trọng giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm

nghèo. Các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam cần sự trợ giúp, cam kết đảm bảo từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai dự án đầu tư, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo tồn, phát triển vốn, thu lợi nhuận.

Hội nhập quốc tế cũng làm gia tăng đột biến các quan hệ, giao dịch có yếu tố nước ngoài và tạo ra những thách thức trực tiếp với các dịch vụ liên quan đến xuất, nhập cảnh, đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, người nước ngoài nhận trẻ em mồ côi, tàn tật Việt Nam làm con nuôi, đăng ký tài sản của người nước ngoài. Như vậy, hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là để đảm bảo cho pháp luật thích nghi được với các yêu cầu mới phát sinh khi hội nhập quốc tế. Mặt khác, để hội nhập Việt Nam phải thực hiện những cam kết quốc tế đa phương hoặc song phương, những cam kết khu vực, khối hoặc toàn cầu. Nội địa hóa các cam kết quốc tế vào các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có các văn bản về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là đòi hỏi tất yếu của hội nhập.

Các tập quán và thông lệ quốc tế cũng tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật, các cơ quan nhà nước ở Việt Nam phải thay đổi quan niệm, tư duy trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Trong hội nhập quốc tế, hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ bị tác động trực tiếp bởi các tư tưởng, kỹ thuật lập pháp của các nước trên thế giới. Các tổ chức quốc tế, các Chính phủ nước ngoài cũng muốn áp đặt kỹ thuật pháp lý, nội dung các quy định của mình cho Việt Nam để đảm bảo sự thống nhất về pháp lý cho quan hệ hợp tác. Hội nhập buộc chúng ta phải học tập, chọn lọc để tiếp thu những yếu tố tiến bộ trong pháp luật của các nước phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình, cũng nhưđảm bảo sự hài hòa giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của các tổ chức quốc tế, tập quán, thông lệ quốc tế, các điều quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính và quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, được ban hành kèm theo Quyết đinh của Thủ tướng Chính phủ số 136/2001/QĐ- TTg ngày 17/9/2001, đã nêu các mục tiêu của cải cách hành chính, trong đó có mục tiêu "Xoá bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân" và "Các cơ quan trong hệ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về DỊCH vụ CÔNG TRONG LĨNH vực HÀNH CHÍNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 134 - 144)