Quá trình hình thành và những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về DỊCH vụ CÔNG TRONG LĨNH vực HÀNH CHÍNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 76 - 89)

VIỆT NAM

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính ở Việt Nam

Sau mười lăm năm đổi mới và thực hiện cải cách hành chính, đến những năm 2000 quan niệm về thực hiện các nhiệm vụ của quản lý hành chính dưới hình thức dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính đã bắt đầu hình thành ở Việt Nam, với mong muốn dịch vụ công sẽ tạo ra sự thay đổi về chất trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ, đã đưa ra yêu cầu: “xây dựng quan niệm đúng đắn về dịch vụ công...”, và đặt ra nhiệm vụ trước mắt là "chuyển được một số công việc và dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủđảm nhận" thể hiện quan điểm chính thức của Nhà nước trong tổ chức cung cấp dịch vụ. Nhưng sự ra đời của các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính không diễn ra đồng thời mà là một quá trình chuyển đổi dần dần với từng dịch vụ tùy vào yêu cầu của nhân dân với dịch vụđó và sự sẵn sàng của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ. Các văn bản pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính vừa với tư cách là hình thức phản ánh nhu cầu, đòi hỏi của dân chúng về dịch vụ, vừa là tuyên bố pháp lý chính thức của Nhà nước với việc ra đời một dịch vụ cụ thể cũng được xây dựng và ban hành vào những thời điểm khác nhau.

Những mô hình thí điểm cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính đầu tiên là của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 20/2002/QĐ-UB ngày 25/02/2002 thành lập Trung tâm lưu trữ và dịch vụ nhà đất thuộc Sở Địa chính - Nhà đất thành phố. Theo quyết định này, Trung tâm có hai chức năng chính là quản lý thông tin địa chính - nhà đất và thí điểm thực hiện một số dịch vụ hành chính công như tư vấn và hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan đến: chuyển quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và đăng ký sở hữu; cấp đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Những

công việc này vốn dĩ các cá nhân, tổ chức phải tự làm để hoàn thiện hồ sơ của mình, nay do cán bộ, công chức của các Trung tâm thực hiện. Trung tâm dịch vụ hành chính công quận Tây Hồ được thành lập theo Quyết định số 23/2002/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 25/02/2002 với nhiệm vụ thực hiện các công việc chuyên môn phục vụ việc giải quyết các nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, bên cạnh đó còn phục vụ theo yêu cầu riêng lẻ của từng cá nhân, tổ chức như hoàn thiện hồ sơ, tiếp nhận yêu cầu làm ngoài giờ, làm nhanh, nhận và trả hồ sơ tại nhà... và thu phí trực tiếp cho các hoạt động dịch vụ này. Tại thành phố Hồ Chí Minh, quyết định số 158/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố ngày 23/8/2004 thành lập các Tổ dịch vụ hành chính công thí điểm tại quận 3,11, Bình Thạnh, Tân Bình để thực hiện các công việc liên quan đến cấp đăng ký kinh doanh, quản lý nhà nước vềđất đai, quản lý lòng, hè đường, trật tựđô thị. Tổ dịch vụ tập trung những công chức có năng lực của các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của nhân dân theo cơ chế liên thông. Mặc dù, các mô hình thử nghiệm này chưa phản ánh đúng tính chất của các dịch vụ công nhưng đó là những thử nghiệm quan trọng, cần thiết để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có nhận thức đúng đắn về tính chất của các dịch vụ công để chuẩn bị cho việc xây dựng, ban hành những văn bản quy phạm pháp luật phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hình thức cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính.

Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại các cơ quan hành chính ởđịa phương, được coi là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên thể hiện quyết tâm cam kết cung cấp cho nhân dân những dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. Nhưng phải đến Nghịđịnh số 64/2007/NĐ-CP Vềứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, định nghĩa trực tiếp về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính mới được pháp luật ghi nhận. Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg và Nghị định số 64/2007/NĐ-CP là hai văn bản quy định về những vấn đề chung nhất về quy trình cung cấp dịch vụ. Sau một thời gian tổ chức thức hiện, hai văn bản này đã được thay thế bằng Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg và Nghị định số 43/2011/NĐ-CP đã thể hiện những điểm tiến bộ vượt bậc khi đã xác định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công

chức phải phối hợp với nhau trong quy trình giải quyết yêu cầu của nhân dân; bỏ bớt những giai đoạn, công việc mà người dân phải làm trong thủ tục hành chính, đặc biệt xác định rất rõ các mức độ Nhà nước cam kết cung cấp dịch vụ thuận tiện cho dân chúng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin.

Pháp luật về các dịch vụ công cụ thể được ban hành trong khoảng thời gian mười năm trở lại đây, nhất là trong những năm cuối thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. Đây có thể coi là kết quả thể hiện sự thành công của 10 năm thực hiện Chương trình và làm tiền đề triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết 30C/2011/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ.

Các văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính theo hướng quy định độc lập một, một số các dịch vụ trong một văn bản. Trong cùng năm 2006, Luật Công chứng và Luật Trợ giúp pháp lý được ban hành, đây đều là kết quả của việc pháp điển hóa các quy định pháp luật trước đó về công chứng, trợ giúp pháp lý để phản ánh kịp thời yêu cầu thực tiễn về hai dịch vụ này. Cũng trong khoảng thời gian này rất nhiều Nghị định của Chính phủđược ban hành để quy định về các dịch vụ khác nhau trên tinh thần các Luật của Quốc hội được ban hành, sửa đổi, bổ sung như Bộ luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Cư trú...Các nghị định quy định về những dịch vụ thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân và các doanh nghiệp như: Nghịđịnh số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 Vềđăng ký và quản lý hộ tịch; Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; Nghịđịnh số 136/2007/NĐ-CP ngày 14/8/2007 Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Nghịđịnh số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 Về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 Về tư vấn pháp luật; Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 Về đăng ký doanh nghiệp; Nghịđịnh số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 Vềđăng ký giao dịch bảo đảm;...

Các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ hoặc quy định về cung cấp các dịch vụ thuộc thẩm quyền của Bộ. Các thông tư của Bộ có thể kể đến như Thông tư số 07/2009/TT- BGTVT ngày 19/6/2009 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về đào tạo, sát hạch,

cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 15/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011); Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 6/5/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng; Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/ 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ Về giấy phép hoạt động khoáng sản; Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28/2/2007 của Bộ Văn hóa thông tin, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông; Thông tư liên tịch số 85/2008/TTLT-BVHTTDL-BTTTT ngày 18/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp phép, đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm...

Tại một số địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng đã ban hành những văn bản pháp luật để quy định về cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính phù hợp với tình hình địa phương, một số văn bản tiêu biểu như Quyết định số 12/2011/QĐ-UB ngày 08/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Quy chế phối hợp cung cấp thông tin về các hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Quyết định số 27/2011/QĐ-UB ngày 30/8/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Về cấp giấy phép quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 117/2009/QĐ- UB ngày 01/12/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Về việc ban hành quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội, Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND ngày 14/9/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Về cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh...

Có thể thấy, sự ra đời các văn bản quy phạm pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là kết quả của việc sửa đổi, bổ sung, thay thế những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau. Các văn bản mới được ban hành đã quy định tương đối trọn vẹn những nội dung của từng dịch vụđộc lập hoặc quy định một số nội dung của một dịch vụ cụ thể, khẳng định được

sự tồn tại của các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. Các văn bản quy phạm pháp luật cũng đồng thời xác lập một quy trình phù hợp để cung cấp dịch vụđến cá nhân, tổ chức, làm cơ sở pháp lý cho quá trình chuyển đổi các hoạt động quản lý hành chính thành các hoạt động dịch vụ và cung cấp dịch vụ của các cơ quan, tổ chức sau chuyển đổi.

Pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính hiện nay ở Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật được quy định trong các luật, nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khác nhưng chủ yếu vẫn là các quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính ban hành. Về nội dung, bao gồm các quy định chung cho tất cả các dịch vụ, các quy định về một, một số dịch vụ cụ thể hoặc các quy định cụ thể về một dịch vụ.

2.1.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính ở Việt Nam hiện nay

Dù được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như luật của Quốc hội, nghị định của Chính phủ hay thông tư của Bộ trưởng, quyết định của Ủy ban nhân dân, pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính bao gồm hai mảng nội dung chính: Các quy định về tổ chức, cung cấp dịch vụ và các quy định về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính.

2.1.2.1. Quy định v t chc, cung cp dch v công trong lĩnh vc hành chính

Các quy định của pháp luật về tổ chức, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là nội dung cơ bản của một, một số văn bản quy phạm pháp luật về một dịch vụ cụ thể. Các quy định về tổ chức, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính gồm những nội dung cụ thể: các nguyên tắc của dịch vụ; điều kiện, yêu cầu đối với cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; quyền và nghĩa vụ của các bên; thủ tục thực hiện dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính.

* Các nguyên tắc của dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính

Nguyên tắc là các tư tưởng chỉ đạo cho tổ chức, cung cấp dịch vụ và là bảo đảm cơ bản nhất cho việc cung cấp dịch vụđạt được mục đích mà Nhà nước mong muốn. Các nguyên tắc được pháp luật quy định phù hợp với từng nhóm dịch vụ hoặc từng dịch vụ cụ thể. Nhìn chung, các nguyên tắc sau đây được ghi nhận trong pháp luật về dịch vụ:

Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

Trong Nhà nước pháp quyền thì pháp luật giữ vị trí thượng tôn và bất kỳ hành vi, hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cũng phải đảm bảo tuân theo các quy định của pháp luật. Dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là những hoạt động

vừa liên quan đến lợi ích nhà nước vừa gắn liền với quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức nên nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật càng được nhấn mạnh. Nguyên tắc này được quy định trực tiếp trong Luật Công chứng, Luật Trợ giúp pháp lý, Nghị định số 83/2007/NĐ-CP Về đăng ký giao dịch đảm bảo, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP Về tư vấn pháp lý, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch, Nghịđịnh số 43/2010/NĐ-CP Vềđăng ký doanh nghiệp.

Nguyên tắc khách quan, chính xác

Nguyên tắc khách quan, chính xác là đòi hỏi tất yếu để đảm bảo không có sự

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về DỊCH vụ CÔNG TRONG LĨNH vực HÀNH CHÍNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 76 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)