Tiêu chí đánh giám ức độ hoàn thiện và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về DỊCH vụ CÔNG TRONG LĨNH vực HÀNH CHÍNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 63 - 76)

CÔNG TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH

Hoàn thiện pháp luật là quá trình được thực hiện thường xuyên, lâu dài trong đó các cơ quan nhà nước phối hợp cùng với các tổ chức xã hội, các nhà khoa học, các cá nhân, tổ chức khác phát hiện, đánh giá những quy định cụ thể hay một văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với các quy định của văn bản có hiệu lực pháp luật cao hơn, với điều kiện kinh tế - xã hội, hoàn cảnh thực tếđể tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quy định khác thay thế nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và thống nhất của pháp luật.

1.3.1. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính

Để đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính cần phải "dựa vào những tiêu chí (tiêu chuẩn) nhất định được xác định về mặt lý thuyết, từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong mỗi giai đoạn cụ thể, xem xét một cách khách quan và rút ra những kết luận, làm sáng tỏ những ưu điểm và nhược điểm..."[72, tr.60]. Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật. Mặc dù không quy định trực tiếp các tiêu chí đánh giá một văn bản quy phạm pháp luật nhưng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định các tiêu chí thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật gồm:

a) Sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh;

b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng;

c) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật và tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

d) Tính khả thi của dự thảo văn bản, bao gồm sự phù hợp giữa quy định với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển của xã hội và điều kiện bảo đảm để thực hiện;

đ) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản (Điều 36).

Các quy định của Luật chính là yêu cầu có tính pháp lý về chất lượng của một văn bản quy phạm pháp luật. Có ý kiến cho rằng đánh giá một văn bản pháp luật được căn cứ vào hai yêu cầu cơ bản là tính hợp pháp và tính hợp lý. Tính hợp pháp là thuộc tính thể hiện yêu cầu của nhà nước về sự phù hợp với các quy phạm pháp luật về hình thức, thẩm quyền ban hành, thủ tục xây dựng và nội dung [31, tr.41]. Tính

hợp lý là sự thể hiện và diễn đạt đúng đắn mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu của thực tiễn, sự hài hòa giữa ý chí của nhà nước với các quy luật khách quan, những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội [31, tr.79]. Tuy nhiên, để đánh giá một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cần dựa vào các tiêu chí cơ bản là: tính toàn diện và đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, ngôn ngữ và kỹ thuật xây dựng pháp luật, tính khả thi của các quy định pháp luật [86, tr.507-509], [72, tr.60].

1.3.1.1. Tính toàn din và đồng b

Tính toàn diện và đồng bộ của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính thể hiện mức độ bao quát được các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật và là cơ sở để pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính có thể giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn cung cấp, quản lý dịch vụđặt ra. Để phù hợp với tiêu chí này, Nhà nước phải bảo đảm có đủ các quy định pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính thích hợp đểđiều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính.

Tính toàn diện và đồng bộ của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính được xem xét dưới hai cấp độ:

Sự toàn diện và đồng bộ của pháp luật về một dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính cụ thể, ở cấp độ này tính toàn diện đòi hỏi pháp luật phải có đầy đủ các nội dung có liên quan đến dịch vụ cụ thể đó. Thông thường, một dịch vụ được quy định trong một hoặc trong một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan chặt chẽ được tập hợp theo thứ bậc về hiệu lực nên tính toàn diện của pháp luật về một dịch vụ cụ thểđược đánh giá thông qua một văn bản hoặc nhóm văn bản cụ thể.

Sự toàn diện và đồng bộ của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nói chung, ở cấp độ này, pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính phải đảm bảo đã có đầy đủ quy định đối với tất cả các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, không có dịch vụ nào không có pháp luật để điều chỉnh phải vay mượn các quy định khác.

Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mọi hoạt động liên quan đến quyền, lợi ích của nhân dân đều được điều chỉnh bằng pháp luật vì thế việc điều chỉnh bằng pháp luật với các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là tất yếu, nên tính toàn diện, đồng bộ của pháp luật là một tiêu chí quan trọng đểđánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật.

1.3.1.2. Tính phù hp

hoàn thiện của pháp luật, đồng thời cũng là tiền đề quyết định hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế.

Tính phù hợp của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:

Sự phù hợp của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính với điều kiện kinh tế - xã hội.

Dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính gắn liền với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. Những quyền, nghĩa vụ này được pháp luật quy định phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cá nhân, tổ chức khi thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình lại góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính phải phản ánh trung thực, khách quan điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những giai đoạn nhất định và phải dự báo, định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo. "Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở nội dung của pháp luật luôn có sự tương quan với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội, không thể cao hơn hoặc quá thấp hơn so với trình độ phát triển đó"[86, tr.508]. Thông thường sự phù hợp của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ bộc lộ rõ khi các quy định pháp luật được triển khai thực hiện trên thực tế.

Sự phù hợp của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam.

Phương thức lãnh đạo quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, là vạch ra đường lối, ban hành chính sách, chủ trương để lãnh đạo toàn diện đất nước. Thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng là yêu cầu có tính chính trị - pháp lý đối với các cơ quan nhà nước trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Thể chế hóa không phải là sao chép nguyên văn đường lối, chủ trương, chính sách thành pháp luật nhưng phải đảm bảo sự phù hợp của pháp luật với các nguyên tắc, các nội dung cụ thể được đưa ra trong các văn kiện của Đảng, nhất là các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc và văn bản của các cơ quan Trung ương Đảng, là những cơ quan cao nhất của Đảng.

Pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính phải đảm bảo phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự,... liên quan đến từng dịch vụ cụ thể, nhất là các chủ trương, chính sách về cải cách hành chính.

Sự phù hợp của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính với yêu cầu khách quan của tổ chức, cung cấp, hưởng thụ dịch vụ.

Pháp luật là phương tiện để điều chỉnh hành vi của các bên trong dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhưng pháp luật chỉ phát huy được vai trò của mình nếu phản ánh được những yếu tố khách quan của dịch vụ. Pháp luật phải đảm bảo phù hợp với tính chất, đặc điểm của dịch vụ, phù hợp với khả năng của chủ thể cung cấp dịch vụ hay nhu cầu, nguyện vọng của người hưởng thụ dịch vụ. Nếu pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính duy ý chí, không phản ánh các yêu cầu khách quan của dịch vụ sẽ gây ra những khó khăn cho việc cung cấp, hưởng thụ dịch vụ hoặc làm biến dạng tính chất của các dịch vụ, là nguyên nhân của vi phạm pháp luật hay tình trạng cửa quyền, sách nhiễu của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cung cấp dịch vụ. Pháp luật không phù hợp với yêu cầu khách quan của dịch vụ vừa ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, vừa ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

1.3.1.3. Tính thng nht

Chất lượng của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của từng văn bản quy phạm pháp luật quy định về dịch vụ mà còn phụ thuộc vào sự thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật với nhau. Tính thống nhất của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là tiêu chí để đảm bảo các quy định của pháp luật có thểđược triển khai thực hiện đồng bộ trên thực tế. Thống nhất là quy định như nhau về một vấn đề hoặc các quy định không mâu thuẫn, loại trừ nhau nên tính thống nhất của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính được thể hiện dưới ba mức độ:

Thống nhất giữa các nội dung của pháp luật về một dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, ví dụđảm bảo sự thống nhất giữa nguyên tắc hoạt động công chứng với quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên; quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên phải phù hợp với quy định về tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên, thủ tục công chứng.

Thống nhất giữa các quy định pháp luật về các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính với nhau. Thống nhất giữa các quy định của pháp luật về các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính với nhau thể hiện trước hết ở chỗ có sự tương thích giữa các quy định về những dịch vụ công cùng loại với nhau như giữa pháp luật về công chứng với pháp luật về chứng thực; giữa pháp luật vềđăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với cấp giấy chứng nhận về ngành nghề kinh doanh có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điều kiện... Biểu hiện cao nhất là sự thống nhất giữa pháp luật về tất cả các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính với nhau.

Thống nhất giữa các quy định của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính với các quy định pháp luật khác có liên quan, ví dụ, sự thống nhất giữa pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở với các quy định về đất đai, xây dựng, nhà ở; thống nhất giữa pháp luật về đăng ký doanh nghiệp với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, về kinh tế, thương mại; thống nhất giữa pháp luật về công chứng với pháp luật về hợp đồng thương mại, dân sự, quy định về di chúc...

Tính thống nhất của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính còn biểu hiện ở chỗ không có những nội dung mâu thuẫn hay chồng chéo nhau, văn bản do cơ quan hành chính ban hành không trái với văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước, văn bản của cơ quan cấp dưới không trái với văn bản của cơ quan cấp trên về cùng một vấn đề.

1.3.1.4. K thut xây dng pháp lut

Kỹ thuật xây dựng pháp luật là tiêu chuẩn đánh giá trình độ, năng lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành và hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. Kỹ thuật pháp lý cao cho phép cơ quan ban hành pháp luật có thể chuyển tải được ý chí của nhà nước, nguyện vọng của nhân dân, phản ánh được các điều kiện thực tiễn một cách hợp lý nhất qua các quy định. Kỹ thuật pháp lý cao còn thể hiện sự tương thích bền vững của các quy định pháp luật trong một giai đoạn. Tiêu chí về kỹ thuật xây dựng pháp luật có thểđược biểu hiện dưới những góc độ sau:

Hình thức văn bản được lựa chọn để quy định về một dịch vụ hoặc một vấn đề cụ thể của dịch vụ phù hợp với yêu cầu điều chỉnh pháp luật về dịch vụở thời điểm ban hành. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm nhiều văn bản thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau, lựa chọn cơ quan nào ban hành văn bản để điều chỉnh dịch vụ phải căn cứ vào yêu cầu thực tế khách quan.

Đảm bảo kết cấu của từng văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ, nội dung, bố cục của văn bản rõ ràng giúp cho người phải thực hiện xác định được trọn vẹn thông tin. Ở mức độ này, văn bản quy phạm pháp luật phải khái quát được vấn đề cần điều chỉnh, tránh tình trạng để giải quyết một công việc phải sử dụng nhiều văn bản khác nhau.

Ngôn ngữ của các văn bản quy phạm pháp luật về dịch vụ chính xác, rõ ràng, không đa nghĩa, các thuật ngữ chuyên môn phải được định nghĩa ngay trong cùng

văn bản quy phạm pháp luật. Ngôn ngữ chính là hình thức thể hiện nội dung các quy định pháp luật. Nếu ngôn ngữ không chuyển tải chính xác nội dung của quy phạm tất yếu dẫn đến việc hiểu và thực hiện sai quy định của pháp luật.

Mức độ hoàn thiện của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính còn thể hiện ở chỗ các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, có tính ổn định nên "mức độ hệ thống hóa cao, sự tồn tại của nhiều bộ luật cũng được coi là biểu hiện của hệ thống pháp luật hoàn thiện"[86, tr.509].

1.3.1.4. Tính kh thi

Tính khả thi có thểđược hiểu là các quy định của pháp luật có khả năng thực hiện trên thực tế, tính khả thi là tiêu chí quyết định hiệu quả điều chỉnh thực tế của pháp luật. Tính khả thi có mối liên hệ chặt chẽ với các yêu cầu về tính toàn diện, tính thống nhất, tình phù hợp và kỹ thuật xây dựng pháp luật. Nếu pháp luật bao quát được các quan hệ xã hội phát sinh từ dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính thì có khả năng tác động đồng bộ khi được tổ chức thực hiện trên thực tế. Pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, với đường lối chủ trương, chính sách của Đảng hay yêu cầu khách quan của việc cung cấp dịch vụ là điều kiện tiên quyết để pháp luật được triển khai có hiệu quả trên thực tế. Nếu các quy định pháp luật không thống nhất, các quy định tối nghĩa, đa nghĩa, thiếu cụ thể cũng ảnh hưởng đến tính khả thi. Ngoài ra, tính khả thi của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về DỊCH vụ CÔNG TRONG LĨNH vực HÀNH CHÍNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 63 - 76)