Những thành tựu của pháp luật và thực hiện pháp luật về dịch vụ công trong

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về DỊCH vụ CÔNG TRONG LĨNH vực HÀNH CHÍNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 89 - 102)

LUẬT VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH

Mới được hình thành trong một thời gian ngắn khoảng mười năm và chỉ thực sự định hình vài năm trở lại đây nhưng nhìn chung pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Bản thân sự ra đời của các văn bản quy phạm pháp luật về dịch vụ công đã là một bước tiến lớn trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

2.2.1. Những thành tựu của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính

Những kết quả tích cực của hoạt động xây dựng pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính trong thời gian vừa qua được thể hiện qua chất lượng của

các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành. Những thành tựu nổi bật của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là:

2.2.1.1. Pháp lut v dch v công trong lĩnh vc hành chính đã được ban hành tương đối toàn din để đáp ng yêu cu điu chnh các quan h xã hi trong dch v công trong lĩnh vc hành chính

Các văn bản quy phạm pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính có nguồn gốc là các quy định về quản lý hành chính trước kia nay được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của dịch vụ công. Cho đến hiện nay, hầu hết các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính đã được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật thích hợp. Đặc biệt những dịch vụ liên quan đến quyền, lợi ích của đa số nhân dân hoặc lợi ích của doanh nghiệp đã được quy định trong các văn bản riêng như Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 Về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc cho công dân; Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức; Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 Vềđăng ký doanh nghiệp quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp; Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 Về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp quy định về trách nhiệm tư vấn pháp luật, cung cấp thông tin pháp lý của các cơ quan nhà nước cho các doanh nghiệp.

Từng văn bản quy phạm pháp luật quy định về các dịch vụ cụ thể cũng đã bảo đảm được tính toàn diện, đồng bộ khi quy định tương đối đầy đủ các nội dung liên quan như: các nguyên tắc thực hiện hoặc cung cấp dịch vụ; cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; thẩm quyền, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể, thủ tục thực hiện, các loại văn bản, giấy tờ cần thiết trong dịch vụ; quản lý nhà nước với dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. Ngoài ra, những nội dung cần được quy định chi tiết gắn với một dịch vụ như thủ tục thực hiện, phí, lệ phí, mẫu giấy tờ, văn bản, có thểđược quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật riêng. Ví dụ, phí công chứng được quy định tại Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp Hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng (được thay thế bằng Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT- BTC-BTP ngày 19/2/2012); Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Thông tư số 14/2010/TT- BKH&ĐT ngày 4/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP Vềđăng ký doanh nghiệp.

Tính toàn diện, đồng bộ của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính đã tạo tiền đề pháp lý thuận lợi cho việc triển khai thực hiện đồng bộ các dịch vụ trên thực tế, đồng thời giúp các bên dễ dàng nắm bắt thông tin cần thiết để chủ động yêu cầu hoặc cung cấp dịch vụ theo yêu cầu.

2.2.1.2. Pháp lut v dch v công trong lĩnh vc hành chính v cơ bn đã

đáp ng được yêu cu v tính phù hp

Sự đáp ứng yêu cầu về tính phù hợp của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính thể hiện tương đối toàn diện;

Pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ trọng tâm của Chiến lược "là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân". Định hướng này phù hợp với tính chất phục vụ của các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nên pháp luật về dịch vụ thời gian qua đã thể chế kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng về kinh tế, đất đai, thương mại, bảo vệ quyền con người, phát huy dân chủ, tiến bộ xã hội hay các chiến lược về cải cách hành chính, xây dựng, hoàn thiện pháp luật thành các quy định phù hợp. Điều này có thể nhận thấy trong các quy định pháp luật về công chứng, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký doanh nghiệp hay quy định về thí điểm hoạt động thừa phát, thí điểm về thủ tục hải quan một cửa quốc gia...

Pháp luật đã cơ bản phản ánh được nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính

Do hướng đến phục vụ nhu cầu và bảo vệ lợi ích của nhân dân nên pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo dân chúng. Pháp luật đã thể hiện những thay đổi mạnh mẽ trong quy định về thủ tục thực hiện với những yêu cầu rõ ràng về hồ sơ, thời hạn, trách nhiệm của cơ quan nhà nước có liên quan, cũng như quy định về các hình

thức trợ giúp cá nhân, tổ chức tham gia vào dịch vụ nhằm bảo đảm cao nhất quyền, lợi ích của nhân dân, hạn chế những sai sót, thiệt hại xảy ra. Trong khoảng vài năm trở lại đây, pháp luật về một số dịch vụ công cụ thể đã có những nội dung tiến bộ đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước thống nhất, thông suốt và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Cùng trên cơ sở Luật doanh nghiệp, Luật quản lý thuế nhưng quy định về đăng ký doanh nghiệp đã thống nhất giữa đăng ký kinh doanh với đăng ký thuế theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP tỏ rõ ưu thế so với những hạn chế vềđăng ký kinh doanh theo Nghịđịnh số 88/2006/NĐ-CP [1, tr.3,4]; quy định kết hợp quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thành một thủ tục duy nhất và hợp nhất các nội dung liên quan thành một loại giấy chứng nhận theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP; quy định về thủ tục hải quan điện tử, tiến tới một cửa quốc gia theo Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia; hoặc các quy định về cấp giấy phép trong hoạt động quảng cáo theo Pháp lệnh quảng cáo 2001, Nghịđịnh số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo có nhiều quy định không phù hợp với tính chất của dịch vụ công nhưng liên Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng đã phối hợp ban hành Thông tư liên tịch 06/2007/TTLT-BVHTT-BYT- BNN-BXD ngày 28/2/2007 Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông lại đáp ứng được nhu cầu cúa các doanh nghiệp trong hoạt động quảng cáo. Có thể nói, các quy định phù hợp của pháp luật là một trong những lý do chính tạo ra chất lượng phục vụ tốt của các cơ quan nhà nước trong thời gian vừa qua.

Pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính đã phản ánh được yêu cầu khách quan và xu hướng phát triển của dịch vụ

Những nội dung thể hiện rõ nét nhất sự "bắt kịp" của pháp luật với những thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội cũng như yêu cầu khách quan của việc cung cấp dịch vụ là ghi nhận sự tham gia của cá nhân, tổ chức phi nhà nước vào cung cấp dịch vụ thông qua quá trình xã hội hóa. Luật công chứng quy định sự tồn tại song song các tổ chức hành nghề công chứng của nhà nước (các phòng công chứng) và các tổ chức hành nghề công chứng tư (văn phòng công chứng); sự ra đời của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về thực hiện thí điểm thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh hay quy định về các tổ chức tư vấn pháp luật của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật theo Nghị định số

63/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 (được thay thế bằng Nghịđịnh số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008).

Để tách giữa cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính với quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính, các quy định của pháp luật đã xác định lại vị trí, tính chất của tổ chức trực tiếp thực hiện các dịch vụ như Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo Luật đất đai và Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai (được thay thế bằng Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất). Chuyển dần việc cung cấp dịch vụ trực tiếp tại các cơ quan hành chính sang cho các tổ chức dịch vụ công của nhà nước không gắn với quyền lực nhà nước đã làm cho các dịch vụđược cung cấp đúng với tính chất vốn có.

Đặc biệt các quy định về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cung cấp dịch vụ, quy định về dịch vụ công trực tuyến, về xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia đã phản ánh được nhu cầu xây dựng Chính phủ điện tử với mục đích tạo thuận lợi và bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 vềứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước (được thay thế bằng Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước) là cơ sở để tất cả các văn bản về dịch vụ công cụ thể quy định về nội dung này, cũng như là căn cứ pháp lý để các cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện khi cung cấp dịch vụ công thuộc thẩm quyền.

Pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính đã phục vụ yêu cầu của quản lý nhà nước

Một trong hai mục đích quan trọng của dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội và dân chúng nên pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính phải đảm bảo hướng các dịch vụ phục vụ mục đích này. Các quy định pháp luật thuận lợi đã khuyến khích cá nhân, tổ chức chủ động, tự giác tham gia, yêu cầu dịch vụ khi thiết lập các quan hệ, giao dịch. Thông qua các quy định về dịch vụ công, nhà nước đã kiểm soát được các hoạt động đầu tư, các giao dịch kinh tế, thương mại; các quy định về hộ tịch giúp nhà nước quản lý được dân cư, điều tiết việc hưởng thụ các quyền về lao động, học tập, chăm sóc y tế...

Các quy định của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện trực tiếp nhiệm vụ quản lý. Pháp luật đã xác định rất rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, quy định thủ tục, thời hạn, các loại văn bản, giấy tờ cần thiết trong một dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính do vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước không chỉ hoàn thành nhanh, có chất lượng dịch vụ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức mà còn giúp cho nhiệm vụ quản lý của các cơ quan đó được thuận lợi. Các thông tin thu được từ cung cấp dịch vụđược lưu trữ, xử lý bằng công nghệ thông tin giúp cho việc ban hành các quyết định quản lý được đúng đắn. Với các thông tin có được các cơ quan hành chính nhà nước không cần phải can thiệp trực tiếp vào hoạt động của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vẫn có thể biết rõ vềđối tượng quản lý để thực hiện nhiệm vụ quản lý hiệu quả.

2.2.1.3. Pháp lut v dch v công trong lĩnh vc hành chính nhìn chung đã bo đảm được tính thng nht

Các nội dung của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính đã được quy định thống nhất. Các nội dung của pháp luật về một dịch vụ cụ thểđã được quy định trong một chỉnh thể (một văn bản quy phạm pháp luật hoặc một số văn bản quy phạm pháp luật) tương đối thống nhất, không có những quy định mâu thuẫn, trái ngược nhau. Ví dụ, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, ban hành kèm theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 quy định nguyên tắc "Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân". Pháp luật về từng dịch vụ cụ thể cũng quy định về nguyên tắc, các nội dung công khai phù hợp với việc cung cấp dịch vụ đó như Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký quy định "Tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền chứng thực phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian chứng thực và lệ phí chứng thực".

Tính thống nhất cũng được bảo đảm giữa pháp luật về các dịch vụ khác nhau như thống nhất giữa pháp luật về công chứng với pháp luật về chứng thực; thống nhất giữa đăng ký doanh nghiệp với dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Thống nhất giữa các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý với Nghị định số 77/2008/NĐ-CP Về tư vấn pháp luật và Nghị định số 66/2008/NĐ-CP Về hỗ trợ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về DỊCH vụ CÔNG TRONG LĨNH vực HÀNH CHÍNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 89 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)