5. Kết cấu báo cáo thực tập
2.1.3. Hình thức giao kết hợp đồng lao động
Hình thức hợp động lao động là cách thức chứa đựng các điều khoản đã thỏa thuận. Theo quy định Bộ luật Lao Động 2019 đã bổ sung thêm hình thức hợp đồng lao động điện tử bên cạnh hình thức văn bản và bằng lời nói. Cụ thể, điều 14 Bộ luật Lao Động này ghi nhận như sau: “Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản”.
Hợp đồng lao động bằng văn bản được thành lập thành 02 bản, mỗi bên giữa 01 bản. Theo quy định của Bộ luật Lao Động 2019, hợp đồng lao động bằng văn bản được áp dụng với các loại hợp đồng như hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn không quá 36 tháng.
Tại đây ghi nhận phương thức mới giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. Quy định này phù hợp với Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể ký kết hợp đồng lao động linh hoạt hơn trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0. Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và dịch chuyển lao động toàn cầu thì hình thức hợp đồng lao động bằng “văn bản” không chỉ hiểu ở dạng “giấy tờ” mà còn tồn tại dưới các hình thức thư điện tử email, các giao dịch điện tử và đi kèm với nó có thể là chữ ký số. Điều này giúp cho các bên tiết kiệm được chi phí, thời gian giao kết và phù hợp với thực tiễn công nghệ hóa hiện nay.
Như vậy, năm 2021 tới đây, người sử dụng lao động và người lao động sẽ có thêm lựa chọn về hình thức hợp đồng lao động giúp cho việc kí kết hợp đồng chở nên linh hoạt hơn, bảo đảm với tình hình thực tế và pháp luật về giao dịch điện tử.
Trước đây, Bộ luật Lao Động 2012 quy định: “Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói”. Tuy nhiên, tại khoản 2 điều 14 Bộ luật Lao Động 2019 hiện hành quy định: “Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định sau:
- Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
- Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.
- Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.”
Như vậy người sử dụng lao động và người lao động chỉ được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới một tháng. Việc hạn chế trường hợp kí kết hợp đồng lao động bằng lời nói để buộc các bên giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản. Với hình thức hợp đồng bằng văn bản sẽ tăng tính ràng buộc để các bên thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết, tránh tình trạng “lời nói gió bay”. Quy định mới này là phù hợp, xuất phát từ yêu cầu điều chỉnh loại quan hệ lao động này trên thực tế.
Sự quy định này của pháp luật về hình thức giao kết hợp đồng lao động là tương đối rõ ràng và cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng hình thức hợp đồng lao động cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp và thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động cho thấy cũng có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.