Khả năng sinh lợi của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn

Một phần của tài liệu Bài tập và hướng dẫn giải bài tập kinh tế học vi mô (p2) (Trang 55 - 57)

Phần 2 Tóm tắt nội dung lý thuyết 5.1 Các đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

5.2.3. Khả năng sinh lợi của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn

ngắn hạn

Đối với hãng CTHH, khi giá thị trường về sản phẩm của hãng thay đổi thì sản lượng tối ưu của hãng cũng thay đổi, và lợi nhuận kinh tế của hãng cũng thay đổi. Chúng ta có thể phân loại giá thị trường thành 4 trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Khi giá thị trường lớn hơn ATCmin, hãng sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu Q* thỏa mãn điều kiện P0 = MC, hãng sẽ thu được lợi nhuận kinh tế dương là diện tích hình AP0EB (xem hình 5.3).

Hình 5.3: Lựa chọn sản lượng của hãng cạnh tranh hoàn hảo khi P > ATCmin

- Trường hợp 2: Khi giá thị trường bằng với ATCmin, hãng sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu Q* thỏa mãn điều kiện P0 = MC, hãng sẽ hòa vốn. Điểm E được gọi là điểm hòa vốn. Vì điểm hòa vốn xảy ra tại điểm cực tiểu của ATC, nên chúng ta có 2 cách để xác định mức sản lượng hòa vốn là giải phương trình MC = ATC hoặc ATC’(Q) = 0 (xem hình 5.4).

Hình 5.4: Lựa chọn sản lượng của hãng cạnh tranh hoàn hảo khi P = ATCmin

Sau khi xác định được sản lượng hòa vốn, chúng ta thay vào hàm ATC hoặc hàm MC sẽ tìm được giá hòa vốn.

- Trường hợp 3: Khi giá thị trường nằm giữa ATCmin và AVCmin, hãng sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu Q* thỏa mãn điều kiện P0 = MC, hãng sẽ bị lỗ vốn (xem hình 5.5).

Hình 5.5: Lựa chọn sản lượng của hãng CTHH khi AVCmin < P < ATCmin

Nếu giá giảm xuống dưới tổng chi phí bình quân P < ATCmin, nhà quản lý không tránh được thua lỗ trong ngắn hạn, cho dù lựa chọn mức sản lượng nào. Thua lỗ trong trường hợp này được tối thiểu hoá - lợi nhuận âm được tối thiểu hoá - bằng việc sản xuất mức sản lượng ở đó giá thị trường bằng chi phí cận biên P = MC chừng nào mà giá không giảm xuống dưới chi phí biến đổi bình quân (tức là, chừng nào mà P ≥ AVCmin).

- Trường hợp 4: Khi giá thị trường P = AVCmin, nếu hãng sản xuất, hãng sẽ sản xuất tại mức sản lượng Q* và sẽ bị thua lỗ là toàn bộ chi phí cố định TFC bằng diện tích hình chữ nhật P0ABE. Nếu hãng đóng cửa sản xuất, hãng cũng sẽ bị mất toàn bộ chi phí cố định là diện tích đó (xem hình 5.6).

Hình 5.6: Lựa chọn sản lượng của hãng cạnh tranh hoàn hảo khi P = AVCmin

Nhà sản xuất sẽ bị bàng quan giữa sản xuất và không sản xuất, chúng ta sẽ giả định những nhà quản lý lựa chọn sản xuất thay vì đóng cửa khi P đúng bằng AVCmin.

Nếu giá thấp hơn AVCmin tại mức sản lượng ở đó P = MC, thì nhà quản lý nên đóng cửa hãng và không sản xuất. Khi hãng đóng cửa, hãng mất chi phí cố định của hãng (π =−TFC), nhưng đây là khoản lỗ tối thiểu có thể khi giá thấp hơn chi phí biến đổi bình quân. Do hãng đóng cửa khi giá giảm xuống dưới AVCmin nên điểm tối thiểu trên đường AVC là giá đóng cửa của hãng.

Một phần của tài liệu Bài tập và hướng dẫn giải bài tập kinh tế học vi mô (p2) (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)