Các nguyên nhân dẫn đến độc quyền

Một phần của tài liệu Bài tập và hướng dẫn giải bài tập kinh tế học vi mô (p2) (Trang 89 - 91)

Phần 2 Tóm tắt nội dung lý thuyết 6.1 Thị trường độc quyền bán

6.1.2. Các nguyên nhân dẫn đến độc quyền

- Đạt được tính kinh tế nhờ quy mô: Chi phí bình quân dài hạn (LAC) sẽ giảm xuống, dễ mở rộng sản lượng, dễ loại bỏ đối thủ,… Một hãng mới muốn gia nhập kiểu thị trường này phải có quy mô sản xuất lớn để giữ cho chi phí của hãng thấp như chi phí của hãng có quy mô lớn hay các hãng hiện đang hoạt động trên thị trường.

- Bằng phát minh sáng chế (bản quyền): Những đạo luật, quy định về các bằng phát minh, sáng chế khiến cho một người có thể nộp đơn và có được toàn quyền sản xuất một hàng hoá nhất định, hoặc sản xuất một loại hàng hóa theo một quy trình đặc biệt mà chính quy trình này sẽ tạo ra lợi thế về chi phí tuyệt đối.

- Kiểm soát các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất: Một lý do quan trọng mà các hãng có sức mạnh thị trường là nó kiểm soát được việc cung ứng các nguyên liệu thô. Nếu một hãng (hoặc một vài hãng) kiểm soát tất cả các nguồn cung đã được biết đến của một nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá nhất định, thì hãng (hay các hãng) có thể từ chối bán các nguyên liệu đó cho các hãng khác với một mức giá đủ thấp để các hãng đó có thể cạnh tranh. Khi không một hãng nào có thể sản xuất sản phẩm, độc quyền là kết quả tất yếu.

- Do quy định của chính phủ: Việc cấp phép và quyền được phép kinh doanh là những cách mà độc quyền được tạo ra bởi các quy định của chính phủ. Ví dụ: những giấy phép chính phủ cấp cho các trạm phát thanh, truyền hình và chỉ những trạm có giấy phép mới được phép hoạt động.

- Sự gia nhập hay sự gia nhập tiềm năng của các hãng mới vào thị

trường có thể làm suy yếu sức mạnh thị trường của các hãng đang hoạt động khi nó làm tăng số lượng hàng hoá thay thế. Rào cản lớn ngăn cản gia nhập thị trường sẽ cản trở việc giới thiệu các sản phẩm mới, thay thế và bảo vệ lợi ích của các hãng đang hoạt động trên thị trường để các hãng đang tồn tại duy trì thế lực độc quyền.

- Sự trung thành với thương hiệu: Xét về khía cạnh cầu, các hãng đang hoạt động có thể xây dựng được, cùng với thời gian, lòng trung thành của khách hàng của họ. Các hãng mới gia nhập sẽ phải rất khó khăn khi muốn vượt qua sự trung thành đó.

- Trói buộc người tiêu dùng: Đối với nhiều hàng hoá và dịch vụ, người tiêu dùng có thể thấy việc chuyển sang sử dụng các nhãn hiệu khác là rất tốn kém - cả chi phí cho nhãn hiệu đang sử dụng và nhãn hiệu mới. Một trong số những loại chi phí chuyển đổi người tiêu dùng phải gánh chịu bao gồm những chi phí như phí cài đặt hay phí sử dụng lần đầu, chi phí cho việc tìm kiếm để biết về sự sẵn có và giá cả của các sản phẩm thay thế, chi phí để học cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Khi chi phí chuyển đổi cao khiến cho việc thay đổi các quyết định tiêu dùng trước kia trở nên tốn kém, các đối thủ không tin rằng họ có thể thuyết phục nhiều người tiêu dùng, thay đổi quyết định tiêu dùng của họ. Tình huống như vậy được gọi là sự trói buộc người tiêu dùng. Sự trói buộc người tiêu dùng, dĩ nhiên, ngăn cản một hãng mới gia nhập một thị trường đầy lợi nhuận và do vậy bảo vệ hãng đang hoạt động khỏi sự cạnh tranh.

- Hiệu ứng mạng lưới: Hiệu ứng mạng lưới có thể tạo ra khó khăn cho hãng mới gia nhập thị trường khi mà những hãng đang hoạt động thiết lập được một mạng lưới những khách hàng đông đảo. Hiệu ứng mạng lưới xảy ra khi giá trị của một sản phẩm đối với người tiêu dùng càng tăng khi số lượng người mua và sử dụng sản phẩm đó càng nhiều. Khi càng nhiều người mua một loại hàng hóa, thậm chí khi mà có càng nhiều người thấy hàng hóa đó đáng để mua và một ảnh hưởng tăng trưởng nhanh có thể đưa sản phẩm tới vị thếđộc quyền, khiến cho những hãng muốn gia nhập thị trường là cực kỳ khó khăn, nếu không muốn nói là không thể.

Một phần của tài liệu Bài tập và hướng dẫn giải bài tập kinh tế học vi mô (p2) (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)