Phần 2 Tóm tắt nội dung lý thuyết 7.1 Các đặc trưng cơ bản của thị trườ ng các y ế u t ố s ả n xu ấ t
7.2.2. Cung về lao động
Khái niệm cung lao động: Cung lao động là khả năng cung ứng sức lao động của người lao động, là số lượng người đang tìm kiếm việc làm thuộc lực lượng lao động của xã hội.
Các yếu tốảnh hưởng đến cung lao động:
- Sự thỏa mãn nhu cầu của con người; - Các áp lực về tâm lý xã hội;
- Các áp lực về kinh tế; - Sự giới hạn về thời gian.
Do sự giới hạn về thời gian lao động (thời gian mỗi ngày của mỗi người chỉ có 24h) cho nên giữa thời gian lao động và thời gian nghỉ ngơi có sự đánh đổi và điều này đã tạo nên hình dạng của đường cung lao
động cá nhân.
Khi thu nhập còn thấp, người lao động muốn dành nhiều thời gian kiếm tiền hơn là dành thời gian nghỉ ngơi cho nên khi mức tiền công tăng lên, người lao động sẽ tăng thời gian làm việc (đường cung lao động có
độ dốc dương). Còn khi thu nhập của họ đã cao, người lao động muốn dành thời gian cho nghỉ ngơi nhiều hơn là làm việc, cho nên lúc này khi mức tiền công tăng lên người lao động lại có xu hướng giảm số giờ lao
động xuống (đường cung lao động có độ dốc âm).
Đường cung lao động cá nhân SS là đường cong vòng ra phía sau.
Đường cung lao động của ngành (SL) vẫn là đường dốc lên về phía phải (xem hình 7.6).
Hình 7.6: Đường cung lao động của cá nhân và của ngành 7.2.3. Trạng thái cân bằng thị trường lao động
Giả sử trên thị trường lao động của 1 ngành có đường cầu lao động của ngành là DL, đường cung lao động của ngành là SL, hai đường này cắt nhau tại E0, xác định trạng thái cân bằng trên thị trường lao động của ngành này (xem hình 7.7). Tại điểm cân bằng E0, xác định mức tiền công cân bằng là w0 và lượng lao động cân bằng là L0.
Hình 7.7: Trạng thái cân bằng của thị trường lao động
Hình 7.7 mô tả trường hợp cung lao động của một ngành tăng lên,
đường cung dịch chuyển từ SL đến S’L, trạng thái cân bằng mới của thị
trường lao động bây giờ là E1, mức tiền công mới giảm xuống từ w0 đến w1, lượng lao động cân bằng tăng lên từ L0đến L1.