Khả năng sinh lợi của hãng độc quyền trong ngắn hạn và dài hạn

Một phần của tài liệu Bài tập và hướng dẫn giải bài tập kinh tế học vi mô (p2) (Trang 91 - 94)

Phần 2 Tóm tắt nội dung lý thuyết 6.1 Thị trường độc quyền bán

6.1.3. Khả năng sinh lợi của hãng độc quyền trong ngắn hạn và dài hạn

dài hn

Khả năng sinh lợi của hãng độc quyền trong ngắn hạn

Một hãng độc quyền, cũng giống như một hãng cạnh tranh hoàn hảo, đạt được tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất và bán sản phẩm tại mức sản lượng mà chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là lớn nhất; hoặc tối thiểu hóa lỗ bằng cách sản xuất sản lượng mà chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là nhỏ nhất. Khi giá vượt quá chi phí biến đổi bình quân, điều này xảy ra khi doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên.

Một hãng độc quyền sẽ không bao giờ chọn việc sản xuất và bán sản phẩm trên phần cầu kém co dãn của đường cầu. Khi đường cầu là kém co dãn, doanh thu cận biên là âm. Bởi vì, chi phí cận biên luôn dương và hãng chọn chi phí cận biên bằng với doanh thu cận biên nên doanh thu cận biên cũng sẽ dương. Do đó, hãng độc quyền sẽ luôn chọn sản xuất tại phần co dãn của đường cầu.

Hãng tối đa hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa lỗ bằng cách sản xuất mức sản lượng Q* mà tại đó MR = SMC. Giá bán của đầu ra tại mức sản lượng đó được quy định bởi đường cầu.

Trường hợp 1: Hình 6.2 minh họa giá bán lớn hơn chi phí bình quân P* > ATC, hãng sẽ sản xuất tại mức sản lượng Q* thỏa mãn điều kiện MR = MC, bán với giá P* và hãng sẽ thu được lợi nhuận kinh tế là diện tích SABMP*.

Trường hợp 2: Hình 6.3 minh họa giá bán bằng chí phí bình quân P* = ATC và hãng lựa chọn tại mức sản lượng thỏa mãn MR = MC. Hãng sẽ hòa vốn, vì tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Đường ATC tiếp xúc với đường cầu tại mức giá P*.

Hình 6.3: La chn sn lượng ca hãng độc quyn khi P = ATC

Trường hợp 3: Hình 6.4 minh họa trường hợp giá bán của hãng nằm trong khoảng AVC < P* < ATC. Hãng sẽ lựa chọn sản lượng tối ưu là Q*, tại đó, khi hãng sản xuất, hãng sẽ bị thua lỗ là phần diện tích SP C AB* 0 . Nếu hãng đóng cửa sản xuất, hãng sẽ bị lỗ toàn bộ chi phí cố định, nếu hãng tiếp tục sản xuất hãng chỉ bị thua lỗ một phần chi phí cố định là diện tích. Như vậy, trong trường hợp này, hãng bị lỗ vốn nhưng vẫn tiếp tục sản xuất để tối thiểu hóa lỗ vốn.

Hình 6.4: La chn sn lượng ca hãng độc quyn khi AVC < P* < ATC

Trường hợp 4: Nếu cầu giảm đến mức nó nằm dưới AVC tại mỗi mức sản lượng và hãng độc quyền không thể trang trải toàn bộ chi phí biến đổi tại tất cả mỗi mức giá, hãng nên đóng cửa sản xuất thì chỉ lỗ chi phí cố định. Điều này cũng giống hệt như hãng cạnh tranh hoàn hảo. Như vậy, khi P < AVC hãng nên đóng cửa sản xuất, được minh họa trên hình 6.5.

Hình 6.5: La chn sn lượng ca hãng độc quyn khi AVC > P

Khả năng sinh lợi của hãng độc quyền trong dài hạn

Một nhà độc quyền tồn tại nếu có duy nhất một hãng trên thị trường, việc gia nhập thị trường là không thể. Do đó, nếu một hãng độc quyền thu được lợi nhuận kinh tế trong ngắn hạn, không một nhà sản xuất mới nào có thể gia nhập thị trường với hy vọng chia sẻ lợi nhuận. Do vậy, lợi nhuận kinh tế không hề bị loại trừ trong dài hạn. Tuy nhiên, hãng độc quyền sẽđiều chỉnh quy mô sản xuất theo các điều kiện của cầu nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn.

Trong dài hạn, một hãng độc quyền sẽ chọn quy mô sản xuất để sản xuất mức sản lượng tại đó chi phí cận biên dài hạn bằng doanh thu cận biên. Lợi nhuận sẽ bằng sản lượng nhân với sự chênh lệch giữa giá cả và chi phí bình quân trong dài hạn:

) (P LAC Q Q LAC Q P× − × = − = π

Trong dài hạn, hãng độc quyền sẽ điều chỉnh quy mô sản xuất tới mức mà giúp tối thiểu hóa chi phí của việc sản xuất mức sản lượng tối ưu. Quy mô nhà máy tối ưu là quy mô thỏa mãn đường chi phí bình quân trong ngắn hạn tiếp xúc với đường chi phí bình quân trong dài hạn tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận (xem hình 6.6).

Hình 6.6: Kh năng sinh li ca hãng độc quyn trong dài hn khi P LACmin

Trong dài hạn, hãng chỉ sản xuất khi mức giá P ≥ LACmin vì khi đó hãng sẽ thu được lợi nhuận kinh tế lớn hơn hoặc bằng 0. Ngược lại, nếu hãng không thểđiều chỉnh quy mô sản xuất sao cho chi phí bình quân dài hạn nhỏ hơn giá cả, hãng độc quyền sẽ không hoạt động trong dài hạn và sẽ rời khỏi ngành.

Một phần của tài liệu Bài tập và hướng dẫn giải bài tập kinh tế học vi mô (p2) (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)