Phần 2 Tóm tắt nội dung lý thuyết 7.1 Các đặc trưng cơ bản của thị trườ ng các y ế u t ố s ả n xu ấ t
7.2.1. Cầu về lao động
Khái niệm: Cầu về lao động phản ánh số lượng lao động mà doanh nghiệp muốn thuê và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (giả định tất cả các yếu tố khác không đổi).
Cầu đối với lao động là cầu thứ phát, nó phụ thuộc vào cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường hàng hóa hoặc dịch vụ.
Để có thể hiểu được cầu về lao động hình thành như thế nào, chúng ta phải làm quen với một chỉ tiêu mới là sản phẩm doanh thu cận biên của lao động (MRPL).
Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động (MRPL)là phần doanh thu tăng thêm do sử dụng thêm một đơn vịđầu vào lao động.
Giá trị của MRPL đối với hãng độc quyền là MRPL = ΔTR/ΔL = TR’(L) = MR.MPL, trong đó: doanh thu cận biên (MR) là mức doanh thu tăng thêm do bán được thêm một đơn vị sản phẩm. Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) là mức sản phẩm tăng thêm khi thuê thêm một đơn vịđầu vào lao động.
Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo: MRPL = MVPL = MPL.P0 (trong đó: P0 là giá thị trường, MVPL còn được gọi là sản phẩm giá trị
cận biên của lao động).
Điều kiện thuê lao động tối ưu của một hãng là Sản phẩm doanh thu cận biên bằng mức tiền công phải trả cho người lao động (MRPL = w).
Hình 7.1 miêu tả lượng lao động tối ưu L* là mức mà hãng sẽ thuê
để tối đa hóa lợi nhuận. Hãng sẽ không thuê lượng lao động thấp hơn L* (ví dụ như L1) hoặc cao hơn (ví dụ như L2) vì ở các mức lao động đó đều không mang lại lợi nhuận tối đa cho hãng.
Hình 7.1: Điều kiện thuê lao động tối ưu
Đường MRPL chính là đường cầu về lao động. Thật vậy, vì hãng luôn lựa chọn thỏa mãn MRPL = w và khi w tăng thì L được thuê giảm.
Hình 7.2 minh họa mối quan hệ giữa giá thuê lao động với lượng cầu về lao động. Ứng với mức tiền công là w1, hãng sẽ thuê lượng lao động thỏa mãn điều kiện w1 = MRPL, tại điểm A. Khi mức tiền công giảm xuống từ w1đến w2, hãng cũng sẽ thuê lượng lao động L2 thỏa mãn điều kiện MRPL = w2, tại điểm B. Cả hai điểm A và B đều nằm trên đường cầu DL, do đó, đường cầu của lao động DL trùng với đường sản phẩm doanh thu cận biên của lao động MRPL.
- Các yếu tố tác động đến số lượng lao động được thuê tối ưu
Tiền công của người lao động: Khi mức tiền công thay đổi thì lượng lao động được thuê sẽ thay đổi ngược chiều với nó, đường cầu lao động không thay đổi vị trí, chỉ xảy ra hiện tượng (di chuyển) trượt dọc các
điểm trên đường cầu lao động.
Ảnh hưởng của sự thay đổi về năng suất: Hình 7.3 minh họa trường hợp năng suất tăng lên thì đường MRPL sẽ dịch chuyển sang phải, số
lượng lao động được thuê cũng sẽ tăng lên và ngược lại (từ L2đến L3).
Hình 7.3: Ảnh hưởng của sự thay đổi về năng suất lao động
Cầu của sản phẩm đầu ra tăng lên: Khi cầu về sản phẩm đầu ra tăng lên thì cầu về lao động của hãng cũng tăng lên, đường cầu lao động sẽ
dịch chuyển sang phải, lượng lao động được thuê sẽ tăng lên.
- Đường cầu lao động của hãng trong dài hạn: Cầu lao động của hãng trong dài hạn co dãn hơn cầu lao động ngắn hạn vì hãng có thể thay thế vốn cho lao động trong quá trình sản xuất. Hình 7.4 miêu tả đường cầu lao động trong dài hạn của hãng là đường cầu D, được xác định từ
Hình 7.4: Đường cầu lao động của hãng trong dài hạn
- Cầu lao động của ngành:
Khi có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành, việc xác định cầu về lao động sẽ khó khăn, không đơn giản chỉ là việc cộng theo chiều ngang đường cầu của tất cả các hãng do khả năng tương tác giữa các hãng trong cùng một ngành. Cầu về lao động trong ngành không phải là tổng cầu lao động của các hãng trong ngành đó khi giá không thay đổi mà là một đường dốc hơn (ít co dãn hơn).
Hình 7.5: Xác định đường cầu lao động của ngành
Giả sử mức tiền công ban đầu là w1, số lượng lao động được thuê là L1, xác định được điểm A. Nếu mức tiền công trong ngành giảm xuống w2, số lượng lao động sẽ là L2, nếu chúng ta cộng theo chiều ngang lượng cầu lao động của các hãng. Lý do là khi mức tiền công giảm, tất cả các
hãng trong ngành đều tăng số lượng lao động lên từ L1 đến L2, nên làm cho cung về hàng hóa dịch vụ đầu ra tăng lên. Khi cung tăng các yếu tố
khác không thay đổi sẽ dẫn đến giá cân bằng trên thị trường đầu ra giảm xuống. Điều này sẽ làm cho cầu về lao động đối với mỗi hãng không phải là đường MRPL1 mà bị dịch chuyển sang trái đến MRPL2. Khi đó với mức tiền công w2, lượng cầu về lao động trên thị trường không phải được xác định tại điểm B mà là điểm C. Nối hai điểm A và C ta được đường cầu lao động của ngành.