Nhân tố thuộc về người lao động

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty tnhh ts việt nam, thành phố hà nội (Trang 27 - 29)

8. Bố cục đề tài

1.4.1. Nhân tố thuộc về người lao động

- Ý thức thái độ cá nhân: NLĐ có thái độ làm việc tích cực, yêu thích hay

thỏa mãn với vị trí công việc hiện tại sẽ tạo động lực thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc hoàn thành. Tuy nhiên, nếu thái độ của NLĐ tiêu cực, thờ ơ sẽ dẫn đến những hành vi chống đối, không hưởng ứng hay không đồng thuận dẫn đến hiệu quả thực hiện các biện pháp tạo động lực không cao, không tạo động lực làm việc cho NLĐ.

- Năng lực cá nhân: Năng lực là cơ sở để tạo ra khả năng của NLĐ, khi

19

của bản thân sẽ tạo động lực cho NLĐ hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất. Ngược lại, nếu NLĐ làm việc không đúng với năng lực, khả năng của mình đòi hỏi họ không ngừng cố gắng mà vẫn không hoàn thành công việc sẽ tạo tâm lý bất mãn với tổ chức. Từ đó việc tổ chức thực hiện các biện pháp tạo động lực làm việc cho NLĐ không nhận được sự đồng thuận sẽ dẫn đến hiệu quả không cao, không đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức, doanh nghiệp.

- Sở trường: Là những điểm mạnh hay khả năng nổi trội vốn có của NLĐ.

Nếu NLĐ được làm việc đúng sở trường của mình sẽ tạo hứng thú cao độ, phát huy hết tiềm năng bản thân, từ đó tạo động lực làm việc cho NLĐ, kích thích họ say mê với công việc. Ngược lại khi NLĐ làm việc không đúng sở trường, hiệu quả cũng như chất lượng công việc hoàn thành không cao, người quản lý cần phải sắp xếp, bố trí lao động một cách hợp lý tạo động lực cho NLĐ làm việc tích cực, đạt hiệu quả cao.

- Đặc điểm tính cách: Hành vi cá nhân chịu tác động một phần bởi tính

cánh con người từ đó ảnh hưởng đến thái độ và cách thức thực hiện công việc của NLĐ. Tính cách con người chịu sự tác động qua lại giữa tính di truyền và môi trường xã hội, được hình thành từ thói quen và phát triển theo thời gian. Nắm bắt được tính cách NLĐ giúp người quản lý có thể xác định được nhu cầu và mong muốn của NLĐ trong tổ chức. Việc lựa chọn NLĐ có tính cách phù hợp với công việc sẽ tạo ra sự thỏa mãn và sự gắn bó với công việc điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc.

- Đặc điểm về độ tuổi, giới tính: Sự đa dạng về độ tuổi, giới tính trong

một tổ chức giúp cho việc bố trí sắp xếp công việc một cách thuận lợi. Đối với lao động nam họ thường thể hiện sự quyết đoán, có thể lực, sức khỏe tốt hơn nhưng sẽ thiếu kiên trì trong công việc. Đối với lao động nữ tính chịu đựng và kiên trì cao tuy nhiên lại mang tâm lý an phận, không thích ganh đua trong công việc. Đối với người trẻ tuổi thường năng động sáng tạo, ham học hỏi và thích mạo hiểm, có xu hướng thay đổi để tìm điều phù hợp với mình. NLĐ khi tuổi cao sẽ hay bảo thủ, bị hạn chế sự sáng tạo nhưng lại rất giàu kinh nghiệm và thận trọng trong công việc. Vì vậy, khi bố trí và sử dụng lao động, người quản lý

20

cần chú ý đến các đặc điểm về giới tính, độ tuổi nhằm tạo ra những nhóm làm việc có hiệu quả.

- Tình trạng kinh tế của NLĐ: Đối với người mức thu nhập thấp thì nhu

cầu của NLĐ tập trung vào duy trì cuộc sống và vấn đề tiền lương là mối quan tâm hàng đầu của họ khi tham gia lao động. Đối với người mức thu nhập trung bình thì NLĐ bên cạnh coi trọng yếu tố lương cao họ vẫn mong muốn được làm việc đúng với năng lực và khả năng của bản thân. Đối với người có thu nhập cao thì công việc thú vị, môi trường làm việc thuận lợi, an toàn, thăng tiến sẽ tăng động lực cho họ làm việc.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty tnhh ts việt nam, thành phố hà nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)