Tài nguyên du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Tại Quần Thể Di Tích Đền Trần Xã Đức Tiến, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc khóa luận

2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

2.1.2.1.Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể

Hiện nay tại Thái Bình có một số di tích nổi tiếng như:

Di tích cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng: Một trong những di tích lịch sử tiêu biểu thời kỳ lịch sử này là đền Tiên La tại huyện Hưng Hà thờ Bát Nạn Đại tướng quân Vũ Thị Thục.

Di tích về vua Lý Nam Đế và nhà nước Vạn Xuân: Đình Tử Các - miếu Đồn tại huyện Thái Thụy, miếu Hai Thôn tại huyệnVũ Thư…

Di tích nhà Đinh: Các di tích phản ánh về thời kỳ này tiêu biểu là đình Lạc Đạo tại thành phố Thái Bình, từ đường Bùi Quang Dũng tại huyện Vũ Thư…

Di tích nhà Lý: chùa làng Riệc tại huyện Hưng Hà, chùa Keo tại huyện Vũ Thư, chùa Phúc Thắng tại huyện Vũ Thư… là những địa danh tiêu biểu còn lại từ thời Lý.

Di tích thời nhà Trần: Các di tích lịch sử phản ánh về thời đại nhà Trần chiếm tỉ lệ lớn nhất ở Thái Bình, chủ yếu tập trung tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà. Tiêu biểu khu di tích là: khu lăng tẩm - đền thờ các vua Trần, lăng mộ, đền thờ Thái sư Trần Thủ Độ và Linh từ Trần Thị Dung…

Di tích lịch sử của các danh nhân: Theo như thống kê của tỉnh Thái Bình có 111 vị đỗ Tiến sĩ và các di tích còn lại đến nay thờ tự 66 vị Tiến sĩ đại khoa tại từ đường, đền và miếu tại Thái Bình.

Di tích khảo cổ Thái Bình

Thái Bình hiện nay còn khá nhiều di tích khảo cổ học chưa được nghiên cứu và khai quật. Tập trung phân bố nhiều ở vùng ven sông Luộc, sông Hồng, sông Hóa.

Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể Lễ hội dân gian

Lễ hội truyền thống ở quê hương Thái Bình được xem là tiêu biểu về số lượng, đa dạng về loại hình, nghệ thuật.

Hội làng Thái Bình có nội dung khá phong phú, lễ hội đặc sắc có đủ mọi loại hình (lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử, lễ hội làng nghề…) và ở loại hình nào cũng có thể tìm được những lễ hội hấp dẫn và lễ hội ở Thái Bình có bốn nội dung: tái hiện cuộc sống nông nghiệp, tôn vinh các anh hùng dân tộc, tái hiện phong tục, tập quán, tín ngưỡng, hội thi tài.

Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Thái Bình

Nghệ thuật chèo: Thái Bình nổi tiếng với ba vùng chèo là chèo Hà Xá tại huyện Hưng Hà, chèo Khuốc tại huyện Đông Hưng và chèo Sáo Đền t ại huyện Vũ Thư. Đây là những dòng chèo đặc trưng của địa phương.

Múa rối nước: Thái Bình Có 7 phường hội cổ truyền ở các làng Nguyễn, Tăng, Tuộc, Đống, Kỳ Hội, Bắc Lạng, Tây Trong, Tây Ngoài của huyện Đông Hưng; mà nay nổi tiếng hơn cả là làng Nguyên Xá.

Văn học dân gian

Văn học dân gian lưu truyền ở Thái Bình là một sản phẩm tinh thần của nhân dân trong quá trình lao động và sản xuất, sinh hoạt cộng đồng và đấu tranh với thiên nhiên cả thù trong giặc ngoài chống xâm lược. Nó là trí tuệ được kết tinh vừa mang tính địa phương vừa mang tính phổ quát của một vùng đồng bằng đông dân cư châu thổ sông Hồng, rất đa dạng và phong phú bao gồm cả ca dao, tục ngữ, truyền thuyết.

Một phần của tài liệu Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Tại Quần Thể Di Tích Đền Trần Xã Đức Tiến, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)