Nhà Trần tại mảnh đất Long Hưng tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Tại Quần Thể Di Tích Đền Trần Xã Đức Tiến, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình (Trang 28 - 32)

8. Cấu trúc khóa luận

2.2.2.Nhà Trần tại mảnh đất Long Hưng tỉnh Thái Bình

Quê hương, nơi phát tích- khởi nghiệp của nhà Trần đã được sử sách ghi chép nhưng có phần không rõ ràng, do đó vậy có nhiều ý kiến dị biệt khác nhau về sự tranh luận. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, ít nhất các vấn đề này đã được nhà sử học, chuyên gia lĩnh vực nghiên cứu đề cập đến nhiều trong 4 cuộc hội nghị khoa học. Hội nghị về “Nhà Trần” tổ chức tại Hà

Nam Ninh vào năm đầu của thập kỷ 80, hội nghị “Thái Bình với sự nghiệp nhà Trần” tổ chức ở Thái Bình năm 1986, hội nghị về” Thời Trần với Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà” năm 1995 và hội nghị “ Anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn và quê hương Nam Định” năm 2000, đều được tổ chức tại Nam Định.

Theo nhà sử học Lê Văn Lan trong bài Bàn về đất phát tích nhà Trần: “ theo một cách hiểu thông thường: đất phát tích của dòng họ là nơi mà tổ tiên trực tiếp của dòng họ ấy sinh sống. Thực tiễn đời sống cổ truyền của dân tộc cùng văn minh đất nước, từ lâu đã hình thành một tiêu chí dựa trên quy luật của mối liên quan giữa nơi sống và nơi chết của người xưa: “Sống ngâm da, chết ngâm xương,” để các đời sau con cháu có thể nhận ra nơi sống của đời trước ở chính chỗ chỉ còn lại dấu vết ký gửi thân xác của họ. Đó là những bãi tha ma, nghĩa địa trở thành chỗ để xác định nơi đã sống của một cộng đồng dân cư, còn mộ tổ thì chính là một điểm chuẩn để có thể tìm kiếm đất phát tích của một dòng họ, một gia đình, là vì như vậy.” ( Nhà Trần và con người thời Trần, Viện sử học, hội khoa học lịch sử Việt Nam, Sở VHTT&DL tỉnh Thái Bình tái bản, 2010) [14 tr.27]

Nhắc đến tài liệu chính sử cổ nhất nói về cội nguồn nhà Trần là Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê. Trong quyển V, mở đầu Kỷ nhà Trần, viết”...Có người tên Kinh đến hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường sinh ra Hấp, Hấp sinh Lý, Lý sinh ra Thừa đời đời làm nghề đánh cá. Vua là con thứ của Thừa, mẹ họ Lê, sinh ngày 16/6 năm Mậu Dần, Kiến Gia thứ 8 triều Lý” ( Đại Việt sử ký toàn thư, NXB KHXH, H.1998,T2,tr.7). Theo đoạn trích này, Trần Kinh là ông tổ đời thứ 5 tính từ Trần Cảnh( Trần Kinh – Trần Hấp- Trần Lý – Trần Thừa – Trần Cảnh) đã đến ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường tức là vùng Mỹ Lộc, Nam Định ngày nay và bốn đời làm nghề đánh cá.

trong buổi loạn lạc Quách Bốc, đã được các văn bản sử học ghi chép như một tài liệu đương đại của Đại Việt sử ký toàn thư: “ Hoàng thái tử Sảm( tức Lý Huệ Tông sau này) đến thôn Lưu Gia ở Hải Ấp nghe tiếng con gái của Trần Lý có nhan sắc, bèn lấy làm vợ. Nhà Trần Lý nhờ có nghề đánh bắt cá nên giàu, người quanh vùng theo về, cùng nổi lên làm giặc. Thái tử đã lấy con gái của Lý, trao cho Lý tước minh tự, phong cho cậu người con gái ấy là Tô Trung Từ làm điện tiền chỉ huy sứ”. [ Đại Việt sử ký toàn thư,T1, 9 t.334]

Như vậy, muộn nhất là từ đời Trần Lý đã sinh sống ở thôn Lưu Gia, Hải Ấp và vẫn tiếp tục nghề đánh cá. Mặt khác, sách Đại Nam nhất thống chí có chép: “ Mộ tổ nhà Trần ở xã Tiến Đức,Thái Đường, Hưng Nhân”, tức thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay, cùng với một truyền thuyết nói rằng Trần Hấp đã được một thầy địa lý tìm cho gò hỏa tinh để táng mộ cha mình là Trần Kinh. Theo thầy địa lý ở nơi đó , ngôi mộ được táng ở một thế đất mà sau này trong họ sẽ có người do nhan sắc mà lấy được thiên hạ. Quả nhiên sau này, Trần Thị Dung đã được làm hoàng hậu, nhờ đó thế lực nhà Trần bắt đầu lớn mạnh cho tới khi Trần Cảnh được Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi, chính thức là vị vua đầu tiên của nhà Trần.

Cũng ở Đại Việt sử ký toàn thư quyển VI phần viết năm 1299: “ Thượng hoàng ( Trần Nhân Tông) từng ngự cung Trùng Quang, vua ( Trần Anh Tông) đến chầu, có Quốc công, Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói: “ Nhà ta vốn người hạ lưu, đời đời ưa chuộng hùng dũng, thường xăm hình rồng vào đùi, nếu nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Đây là một đoạn sử, chép lời vị nhân vương lớn, lại có sự chứng kiến của Quốc công Quốc Tuấn và đương kim hoàng đế nên hàm chứa nhiều thông tin hiển minh.

Vì thế có thể khẳng định rằng nhà Trần gốc vùng biển, nói đúng hơn là gốc dân chài vùng ven biển. Vì nghề gốc là chài lưới, chỗ ở không ổn định, nay đây mai đó, đâu cũng là nhà nên chưa kể đến việc phát tán các chi họ- chỉ

tính dòng trực hệ cũng có sự lưu động, phiêu bạt của tổ tiên nhà Trần. Hoàn toàn có thể tin tưởng là tổ thứ nhất họ Trần( Trần Kinh) đầu tiên cư ngụ ở Tức Mặc( Hà Nam Ninh) như Đại Việt sử ký toàn thư và nhiều gia phả, thần phả chép. Tuy nhiên, cũng hoàn toàn đúng là đến đời tổ thứ hai( Trần Hấp) thì do lối sống của nghề chài, thêm với sức hút của thuật phong thủy, họ Trần đã dời sang Thái Đường và phụ cận (Thái Bình) để rồi ở đó và từ đó các đời tổ thứ ba, thứ tư( Trần Lý, Trần Thừa) cùng anh em con cháu họ hàng là Trần Thị dung, Trần Tự Khánh, Tô Trung Từ,... và các thế lực trực thuộc, bước vào chính trường, thành công. Và cũng có ít nhất một trong các vị vua khai sáng nhà Trần( Trần Cảnh - Trần Thái Tông) sinh ra ở đây. Vì vậy, có thể nói rằng Long Hưng là đất phát tích của nhà Trần.

Giáo sư Lê Văn Lan cũng đưa ra một công thức có dạng về toán học để lý giải cho hiện tượng văn hóa này:

Đất lăng mộ = Đất phát tích

Theo GS: Các vua nhà Lý chết ở Thăng Long đều đưa về chôn ở châu Cổ Pháp ( phủ Thiên Đức), cùng Bắc Ninh ngày nay. Các vua nhà Lê cũng chết ở Thăng Long và đều được đem về an táng ở Lam Sơn ( Lam Kinh) thuộc huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa bây giờ. Cổ Pháp là đất phát tích nhà Lý, Lam Sơn là đất phát tích nhà Lê, đó là điều không cần tranh cãi. Văn hóa học- lịch sử học đúc kết: các triều Lý, Lê đưa các nhà vua của mình về đất phát tích an táng là để biểu thị ý thức nhớ nguồn và hành động về nguồn, ý thức và hành động truyền thống của Việt Nam. Nhà Trần, tồn tại giữa nhà Lý và nhà Lê, không và không có biểu hiện gì ngoại lệ. Vì vậy ý nghĩa hoàn toàn có thể rút ra được ở đây là: Chọn phủ Long Hưng làm nơi xây cất lăng mộ của các vị vua đầu của mình, triều Trần đã tự bộ lộ và khẳng định rằng đất phát tích của mình là ở đây. ( Giáo sư Lê Văn Lan, Bàn về đất phát tích nhà Trần, Nhà Trần và con người thời Trần, 2010,tr32)

Vạn Thọ, thành Thăng Long. Thái Tông được đưa đi chôn ở Chiêu Lăng. Năm 1288, tháng 4 sách Đại Việt sử ký toàn thư nói đến Chiêu LĂng như sau: “ Hai vua ( Thánh Tông và Nhân Tông từ Bạch Đằng) trở về phủ Long Hưng. Ngày 17, đem các tướng của giặc bị bắt la Tích Lệ Cơ Ngọc và Ô Mã Chi làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng.

Từ đó có thể thấy rằng, sau khi nắm giữ vương quyền, toạ lạc, các vị vua Trần chọn Thăng Long làm kinh thành, chọn Tức Mặc là nơi xây dựng hành cung, nhưng đã chọn Long Hưng là nơi xây miếu của các vị vua đầu tiên triều Trần, cùng một số hoàng hậu và các công chúa. Bởi Long Hưng là nơi đặt mộ tổ, là đất phát tích- sáng nghiệp- dựng nghiệp của nhà Trần.

Một phần của tài liệu Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Tại Quần Thể Di Tích Đền Trần Xã Đức Tiến, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình (Trang 28 - 32)