Giá trị tự nhiên, không gian, cảnh quan, môi trường

Một phần của tài liệu Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Tại Quần Thể Di Tích Đền Trần Xã Đức Tiến, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình (Trang 48 - 50)

8. Cấu trúc khóa luận

2.4.4.Giá trị tự nhiên, không gian, cảnh quan, môi trường

Đền Trần tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà đã được nhà nước công nhận là khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990, năm 2014 là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đặc biệt và năm 2015 là di sản văn hóa phi vật thể. Di tích lịch sử này tọa lạc tại vị trí thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà một vùng đất cổ xưa của tỉnh Thái Bình, được hình thành trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn.

Hưng Hà là một vùng quê được bồi đắp bởi 3 con sông lớn: sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý. Vì vậy đã tạo nên cho nơi đây những cánh đồng đất đai phì nhiêu màu mỡ, các hệ thống giao thông nông thôn khá hoàn thiện.

Bên cạnh đó, Hưng Hà cũng là huyện có bề dày truyền thống giá trị văn hóa lịch sử, văn hiến, yêu nước và cách mạng

Trong truyền thống đó, không chỉ có bề dày văn hóa vật thể mà văn hóa phi vật thể khá đậm đà: Chèo Hà Xá- một trong ba chiếu chèo nổi tiếng của Thái Bình đang được phát huy; Hội Long Vân trước kia chỉ có ở xã Độc Lập nay đã phát triển ra nhiều xã; hội thi cỗ cá đã được phục hổi tại dịp lễ hội hang năm tại đền Trần xã tiến Đức; pháo đất tại xã Chi Lăng, Hòa Bình; múa tứ linh, đi cầu kiều, chọi gà, cờ tướng, vật và hang chục trò chơi khác đã và dang được phục hồi và phát triển lưu truyền.

Tồn tại và là một trong những trung tâm của không gian văn hóa đó, tại xã Tiến Đức thấm nhuần những giá trị văn hóa của một vùng đất địa linh nhân

kiệt, nơi đã được vị tổ đời thứ hai của triều Trần là Trần Hấp chọn thế đất để táng mộ của dòng họ mình, và sau đó chính là nơi phát tích lên một vương triều làm rạng danh cho lịch sử Việt Nam. Ở trung tâm của nơi đó, tọa lạc một quần thể kiến trúc quy mô không gian lớn nhưng tinh tế, hài hòa với thiên nhiên của một vùng quê mang đậm dấu ấn làng quê Duyên Hải Bắc Bộ.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Hưng Hà cũng ngày một vươn xa với các cụm công nghiệp và song song với nó là quá trình đô thị hóa, các khu nhà cao tầng mọc lên ven những con đường liên xã, liên huyện,… nhưng, thu mình trong một không gian yên tĩnh, quần thể di tích đền Trần dường như cách biệt hẳn với không gian ồn ào bên ngoài.

Nằm bên cạnh dòng sông Hồng và sông Thái Sư chiến tích về huyền thoại một dòng họ, một vương triều hùng mạnh, quần thể di tích đền Trần đang mời gọi du khách tới đây chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp kiến trúc nghệ thuật tại nơi đó. Phía trước mặt là cánh đồng thẳng cánh cò bay, cứ mỗi dịp lúa vào thì cả không gian xanh mướt một màu, hương lúa thấm đượm từng viên gạch, hang ngói. Năm tháng qua đi, vật đổi sao rời. Song, ba ngôi mộ các vị vua đầu tiên Triều Trần vẫn sừng sững đứng giữa không gian đó, như một giá trị không thể phai mờ.

Với những mái ngói đỏ đã nhuốm rêu phong cùng những đầu đao cong vút, quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà vẫn chứa đựng những tinh hoa của nghệ thuật điêu khắc từ những bàn tay tài hoa của chính những con người vùng đất này. Những đường nét đục đẽo, chạm khắc của các nghệ nhân dân gian này đã thể hiện được ước mơ cũng như lòng kính trọng đối với nhà Trần oai hùng.

Theo nghiên cứu của PGS.TS Dương Văn Sáu trong cuốn Giáo trình Di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh Việt Nam đã nhận xét: “Nơi có di tích và danh thắng là những nơi có môi trường tự nhiên và xã hội tốt do được lựa chọn cẩn thận vị trí trước khi xây dựng để đạt được yêu cầu địa

linh- nhận kiệt. Đây thường là những nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hòa, chưa hoặc ít chịu sự xâm lược, tác động của con người”. ( Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh Việt Nam, TS Dương Văn Sáu, Nxb ĐHQG) [7 tr.65]

Quần thể di tích đền Trần xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà là một trong những địa điểm tiêu biểu tạo nên các nghệ thuật trên. Những công trình kiến trúc này đã “hòa vào với thiên nhiên, tô điểm cho thiên nhiên, trở thành thiên nhiên thứ hai” và “thực sự có ý nghĩa, cả về hiện thực lẫn ý nghĩa biểu tượng”.

Một phần của tài liệu Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Tại Quần Thể Di Tích Đền Trần Xã Đức Tiến, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình (Trang 48 - 50)