8. Cấu trúc khóa luận
2.6.1. Hoạt động du lịch tại di tích đền Trần Côn Sơ n Kiếp Bạ c( Hả
Hải Dương)
Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận tại hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp của xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Di tích đền Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên tại làng Kiếp và Dược Sơn tại làng Bạc của tỉnh Hải Dương. Đền Kiếp Bạc là nơi Trần Quốc Tuấn lập căn cứ địa, tích trữ lương thực, huấn luyện binh sĩ trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII.
Một số người theo thiên về phong thủy cho rằng đây chính là nơi tụ khí để gây dựng cơ nghiệp ở đền Kiếp Bạc. Tại khu vực đền Kiếp Bạc là một thung lũng trù phú được bao bọc bởi dãy núi Rồng, một phía là Lục Đầu Giang. Dãy núi tạo thành thế rồng chầu, hổ phục và sông tạo thành minh đường rộng rãi. Trên trán cổng mặt ngoài có 4 chữ “Hưng thiên vô cực”. Qua cổng lớn, bên trái có giếng Ngọc mắt rồng linh thiêng.
Đạo Vương. Tòa cuối cùng thờ phu nhân của Trần Hưng Đạo và hai con gái. Tại nơi đây có đặt 7 pho tượng của 7 vị: Trần Hưng Đạo, Phu nhân và hai con gái, con rể Phạm Ngũ Lão cùng Nam Tào, Bắc Đẩu. Bên cạnh đó là 4 bài vị thờ con trai ông và hai vị tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng.
Lễ hội truyền thống diễn ra vào mùa xuân
Lễ hội mùa xuân diễn ra tại Côn Sơn Kiếp Bạc từ lâu đã trở thành một tập quán đẹp. Mở đầu là lễ khai hội tổ chức vào 16 tháng Giêng hàng năm. Trong không khí linh thiêng của lễ hội, chiếc lư lớn của chùa Côn Sơn được tỏa mùi hương trầm thơm ngát cả khu đền. Lễ hội vẫn duy trì các nghi lễ truyền thống. Dâng hương khai hội, tế khai xuân, rước nước, khai hội mùa xuân, tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ giỗ Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả, lễ đàn mông sơn thí thực.
Lễ hội có những nghi lễ truyền thống như lễ dâng hương và tế cáo yết; lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc, lễ giỗ Đức Thánh Trần. Lễ tưởng niệm ngày mất của các anh hùng dân tộc, các vị danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, lễ cầu an, hội hoa đăng… Phần hội là các trò chơi dân gian truyền thống như múa rối nước, đua thuyền…