8. Cấu trúc khóa luận
2.5.4. Tổ chức quản lý khai thác
Vấn đề quản lý khai thác và bảo tồn các di tích phục vụ cho các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng từ lâu nay đã được các ngành các cấp ở trung ương và địa phương quan tâm. Hiện nay, đang bàn tới mô hình quản lý di tích và hoạt động lễ hội tại nơi đó. Thông thường, nếu không phải là các di tích mang
tính quốc gia như đền Hùng thường có hai mô hình chính
Cộng đồng dân cư thôn hay xã đứng ra quản lý di tích và hoạt động nghi lễ ví dụ như đền Bà Chúa Kho ở tỉnh Bắc Ninh
Tư nhân đứng ra quản lý điều hành dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương luôn có trách nhiệm đóng góp cho công quỹ địa phương và các công việc phúc lợi khác ví dụ như Phủ Dầy ở Nam Định hay một số nơi khác. Mỗi mô hình đều có mặt mạnh và mặt yếu, phụ thuộc vào thực tế của mỗi địa phương. Chủ trương của Đảng và nhà nước hiện nay là xã hội hóa công tác bảo tồn, đa dạng hóa các hình thức, mô hình quản lý, tổ chức lễ hội dân gian và miễn sao thông qua các cơ quan chức năng của các tỉnh, các huyện, xã. Tiếp theo nhà nước sẽ định hướng, giám sát để các di tích và các hoạt động lễ hội đi đúng hướng, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc.
Đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2014 và năm 2015 là Di sản văn hóa phi vật thể. Hiện nay, khu di tích này thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Thái Bình mà cơ quan trực tiếp là Sở VHTT & DL tỉnh Thái Bình. Bên cạnh đó, tại đền Trần cũng có một Ban quản lý riêng.
Hiện nay tại di tích đền Trần, để tránh tình trạng thất thoát tiền công đức do dân đóng góp phục vụ cho nhu cầu hương hoa, quả, đèn nhang, bảo dưỡng tu bổ, đã được ghi chép lại đầy đủ trong một quyển sổ riêng đồng thời mỗi cá nhân khi công đức tiền, vật chất cho đền đều được ký nhận vào sổ công đức của nhà đền và được gửi tặng một tờ giấy biên nhận công đức. Tiếp theo đối với hòm công đức đặt tại đền Trần, mỗi lần mở hòm đều có sự chứng kiến của đại diện huyện Hưng Hà, đại diện của xã Tiến Đức và đại diên Ban quản lý di tích.
Hiện tại, khu vực kinh doanh và bãi gửi xe được đặt tạm phía trước đền nằm dưới sự quản lý của an ninh xã, vì thế đến thời điểm này, việc quản lý
khai thác tại khu di tích đền Tần xã Tiến Đức đang diễn ra đứng theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, không có hiện tượng đấu thầu các dịch vụ nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận.